Trước những tác động của các nhà máy đến môi trường được trình bày ở chương 4 thì có thể thấy trong ngành chế biến thủy hải sản, tác động từ nước thải là vấn đề được quan tâm hơn cả. Để hạn chế ảnh hưởng của nước thải sản xuất đến môi trường cũng như đến sức khỏe con người, cần thực hiện trước tiên là cải tạo hệ thống xử lý hiện hữu để nước thải ra môi trường đạt QCVN 11:2008 là điều kiện bắt buộc trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Việc xử lý nước thải đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn cũng như chi phí vận hành thường xuyên. Như đánh giá ở chương 4, qua khảo sát, các nhà máy đã xây dựng và đang vận hành hệ thống xử lý nước thải thì nhìn chung hệ thống chưa đạt hiệu quả, phần lớn do bể sinh học làm việc không ổn định và thiếu cụm xử lý hóa lý trước xử lý sinh học nhằm loại bỏ một phần các hợp chất chứa phospho, dầu mỡ, các chất hữu cơ khác (COD, BOD5). Từ thực tế đó, có thể đề xuất sơ đồ công nghệ xử lý nước thải hoàn chỉnh hơn cho các nhà máy chế biến thủy hải sản như sau:
SCR 16 mm
SCR 5 mm SCR 1 mm
Sục khí Nước tách bùn
Nước hòa Cặn khí cao áp váng nổi Sục khí
Bùn tuần hoàn Bùn dư
Clo Bùn đặc
Nguồn tiếp nhận
Bùn khô dạng bánh Hình 5.1: Sơ đồ quy trình công nghệ x ử lý nước thải chế biến thủy sản đề xuất Vai trò của các công trình đơn vị:
Song chắn rác và lưới chắn rác: Song chắn rác với kích thước lớn, khe hở giữa hai song liền nhau là 16 mm có tác dụng giữ lại các chất rắn thô kích thước lớn hơn 16 mm như vỏ tôm, vây cá, đuôi cá… có trong nước thải nhằm tránh nghẹt đường ống, mương dẫn hay hư hỏng bơm. Rác được tập trung lại, đưa đến bãi rác hoặc làm thức ăn gia súc. Lưới chắn rác 5mm và 1mm tiếp tục giữ lại các chất có kích thước lớn hơn 1
Nước thải
Bể điều hòa Bểgom
Bể tuyển nổi
BểAerotank Bể
nén bùn
Máy lọc ép băng
tải Máng trộn
Bểlắng
mm không bị giữ lại bởi song chắn rác như đầu, râu mực, những mảnh thịt vụn, vảy cá… Những chất này có hàm lượng hữu cơ khá cao, chứa một lượng đạm không nhỏ do đó có thể thu gom lại để làm thức ăn gia súc.
Bể gom: Bể gom đặt chìm dưới mặt đất, có tác dụng tập trung, thu gom nước thải từ các nguồn trong nhà máy để tiếp chuyển lên bể điều hòa nhờ bơm.
Bể điều hòa: Do tính chất nước thải thay đổi theo từng giờ sản xuất, từng mùa, phục thuộc vào loại nước thải theo từng công đoạn, từng loại sản phẩm nên bể điều hòa có nhiệm vụ là điều hòa, ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải, duy trì dòng vào gần như không đổi cho các công trình đơn vị phía sau. Nhờ đó mà giảm kích thước thiết bị và khắc phục được những vấn đề vận hành do sự dao động lưu lượng hay quá tải, nâng cao hiệu suất của các quá trình sau.
Bể tuyển nổi: Có chức năng loại bỏ các chất lơ lững nặng lắng xuống đáy bể đồng thời loại bỏ phần lớn các hạt dầu mỡ nhỏ tan trong nước và các chất lơ lững nhẹ khác nhờ dòng khí cao áp kéo lên bề mặt.
Bế Aerotank: Nước thải sau khi qua bể tuyển nổi đã giảm một phần hàm lượng các chất hữu cơ nên được dẫn đến bể Aerotank. Trong bể Aerotank các vi sinh vật hiếu khí tiêu thụ các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải để tăng trưởng. Hỗn hợp nước và bùn hoạt tính được dẫn sang bể lắng đợt 2.
Bế lắng đợt 2: Nhiệm vụ của bể lắng đợt 2 là lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải, phần nước trong đưa qua máng trộn. Lượng bùn lắng một phần tuần hoàn trở lại bể Aerotank, phần còn lại đưa vào bể nén bùn.
Máng trộn: Với nhiệm vụ xáo trộn, khuếch tán đều hóa chất khử trùng vào nước thải, máng trộn được xây dựng theo kiểu vách ngăn, khuấy trộn bằng thủy lực. Đây là công trình dùng để nước thải và clorua vôi có đủ thời gian tiếp xúc 30 phút nhằm tiêu diệt các loại vi trùng gây bệnh trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Bể nén bùn: Độ ẩm của các loại bùn sinh ra rất cao (≈ 95% ). Do đó bể nén bùn có chức năng làm tăng nồng độ bùn, loại bỏ một phần nước ra khỏi hỗn hợp nhờ hệ thanh dọc khuấy nhẹ khối bùn, nước trào lên trên làm cho cặn đặc hơn. Từ đó mà khối lượng bùn phải vận chuyển hay công suất yêu cầu của máy lọc ép băng tải sau đó được giảm đi.
Máy lọc ép băng tải: Máy lọc ép băng tải làm việc theo nguyên tắc lọc trọng lực một lần nữa làm giảm độ ẩm của bùn, để nồng độ bùn đạt 15 – 25%. Bùn ra khỏi máy lọc ép băng tải có dạng bánh, dễ dàng vận chuyển đi nơi khác, phù hợp cho san lấp, bón phân, không gây ô nhiễm môi trường.
Bể tuyển nổi trong quy trình là một điểm đáng lưu ý. Nước thải thủy sản vốn dĩ chứa nhiều cặn vụn dễ lắng và các chất béo (mỡ cá, dầu chiên rán…) là 2 trở ngại chính trong quá trình vận hành UASB, bể tuyển nổi khí hòa tan kết hợp với lắng giải quyết
được đồng thời 2 trở ngại này trong khi bể lắng thông thường không giải quyết được trọn vẹn. Bể tuyển nổi có những ưu điểm nổi bật như vốn đầu tư và chi phí vận hành không lớn, thiết bị đơn giản, có độ lựa chọn các tạp chất, tốc độ quá trình tuyển nổi cao hơn quá trình lắng và có khả năng cho bùn cặn có độ ẩm thấp hơn.