Khảo sát khả năng đối kháng sản phẩm trao đổi chất của chủng Lactobacillus

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng kháng nấm nhiễm thực phẩm aspergillus niger và mucor sp của vi khuẩn lactobacillus sp l5 (Trang 72 - 77)

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN

3.2. Khảo sát khả năng kháng nấm của chủng vi khuẩn lactic

3.2.4. Khảo sát khả năng đối kháng sản phẩm trao đổi chất của chủng Lactobacillus

Sau khi khảo sát chủng Lactobacillus sp. L5 có khả năng đối kháng trực tiếp với nấm Mucor, người thực hiện đề tài tiếp tục khảo sát khả năng đối kháng sản phẩm trao đổi chất của chủng Lactobacillus sp. L5 để tìm xem tác nhân kháng nấm là gì. Để thử nghiệm tác nhân kháng nấm trong chủng Lactobacillus sp. L5 có ảnh hưởng của axit hay ảnh hưởng của protein, người thực hiện đề tài tiến hành thử nghiệm đối kháng khi không trung hoà và trung hoà cũng như đối kháng khi không xử lý nhiệt và xử lý nhiệt.

64

3.2.4.1. Không trung hoà

Hình 3.17.Khả năng ức chế nấm Mucor của dịch trong sau ly tâm chủng Lactobacillus sp.L5 khi không trung hoà ở ngày 1 (pH = 4,0).

a)Mẫu đối chứng: Nấm Mucor mọc đầy đĩa petri. b) Mẫu thí nghiệm: Nấm Mucor bị ức chế bởi chủng Lactobacillus sp. L5 khi không xử lý nhiệt c) Mẫu thí nghiệm:

Nấm Mucor bị ức chế bởi chủng Lactobacillus sp. L5 khi xử lý nhiệt.

65

Bảng 3.7.Tỉ lệ ức chế nấm Mucor của canh trường nuôi cấy với dịch trong sau ly tâm không trung hoà của chủng Lactobacillus sp.L5 khi không xử lý nhiệt và khi xử

lý nhiệt ở ngày 1.

Mật độ tế bào (cfu/ml) Tỉ lệ ức chế ở ngày 1 (%)

Canh trường nuôi cấy 39,13 x 107 62,07

Dịch ly tâm (28,14 ± 0,97) x 107 47,14 ± 3,78 Dịch ly tâm xử lý nhiệt (28,14 ± 0,97) x 107 39,52 ± 3,60

Hình 3.18.Tỉ lệ ức chế nấm Mucor giữa canh trường nuôi cấy và dịch trong sau ly tâm không trung hoà của chủng Lactobacillus sp. L5 ở ngày 1.

Kết quả sau khi xử lý số liệu trên Statgraphics và Excel từ bảng 3.7 và hình 3.18 của thí nghiệm khả năng kháng nấm Mucor của dịch trong sau ly tâm không trung hoà của chủng Lactobacillus sp. L5 khi không xử lý nhiệt với xử lý nhiệt cho thấy ngày thứ 1 cho tỉ lệ ức chế tốt nhất. Tỉ lệ ức chế nấm của dịch ly tâm khi không có ảnh hưởng của nhiệt độ đạt được 47,14% và khi có xử lý nhiệt tỉ lệ ức chế giảm

0 10 20 30 40 50 60 70

Canh trường nuôi cấy

Dịch ly tâm Dịch ly tâm, xử lý nhiệt

Tỉ lệc chế (%)

66

còn 39,52%. So với canh trường nuôi cấy đạt cao nhất là 62,07% thì tỉ lệ ức chế của 2 nghiệm thức này giảm nhưng vẫn có khả năng kháng nấm.

3.2.4.2. Trung hoà pH = 6

Hình 3.19.Khả năng ức chế nấm Mucor của dịch trong sau ly tâm chủng Lactobacillus sp. L5 khi trung hoà pH = 6 ở ngày 1.

a)Mẫu đối chứng: Nấm Mucor mọc đầy đĩa petri. b) Mẫu thí nghiệm: Nấm Mucor bị ức chế bởi chủng Lactobacillus sp. L5 khi không xử lý nhiệt c) Mẫu thí nghiệm:

Nấm Mucor bị ức chế bởi chủng Lactobacillus sp. L5 khi xử lý nhiệt.

67

Bảng 3.8.Tỉ lệ ức chế nấm Mucor của canh trường nuôi cấy với dịch trong sau ly tâm trung hoà của chủng Lactobacillus sp. L5 khi không xử lý nhiệt và khi xử lý

nhiệt ở ngày 1.

Mật độ tế bào (cfu/ml) Tỉ lệ ức chế ở ngày 1 (%)

Canh trường nuôi cấy 39,13 x 107 62,07

Dịch ly tâm pH 6 (28,14 ± 0,97) x 107 49,05 ± 1,65 Dịch ly tâm xử lý nhiệt pH 6 (28,14 ± 0,97) x 107 42,86 ± 12,37

Hình 3.20. So sánh tỉ lệ ức chế nấm Mucor giữa canh trường nuôi cấy và dịch trong sau ly tâm của chủng Lactobacillus sp.L5 ở ngày 1.

Kết quả sau khi xử lý số liệu trên Statgraphics và Excel từ bảng 3.8 và hình 3.20 của thí nghiệm khả năng kháng nấm Mucor của dịch trong sau ly tâm được trung hoà pH = 6 của chủng Lactobacillus sp. L5 khi không xử lý nhiệt với xử lý nhiệt cho thấy ở ngày thứ 1 cho tỉ lệ ức chế nấm tốt nhất và tỉ lệ ức chế nấm của dịch ly tâm được trung hoà pH 6 khi không qua xử lý nhiệt đạt được 49,05%, giảm 13,02% so với canh trường nuôi cấy là 62,07%. Khả năng kháng nấm tiếp tục giảm

0 10 20 30 40 50 60 70

Canh trường

nuôi cấy Dịch ly tâm Dịch ly tâm,

xử lý nhiệt Dịch ly tâm pH 6

Dịch ly tâm,xử lý nhiệt pH 6

Tỉ lệ ức chế (%)

68

khi chịu ảnh hưởng của nhiệt độ còn lại 42,86%. Tác nhân đối kháng trong dịch ly tâm không phụ thuộc vào pH.

Nhìn chung, dịch trong sau ly tâm của chủng Lactobacillus sp. L5 có khả năng kháng được nấm Mucor. Tương tự với thử nghiệm đối kháng nấm Aspergillus, để tìm xem có sự khác biệt nào về giá trị pH không thì kết quả cho thấy tỉ lệ ức chế nấm dù không trung hoà hay trung hoà cũng không có sự khác biệt về mặt thống kê, vậy nên yếu tố pH không ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm mốc. Đối với tác nhân enzyme, tỉ lệ ức chế nấm khi không xử lý nhiệt hay xử lý nhiệt đều không có sự khác biệt về mặt thống kê. Vì vậy, còn các tác nhân kháng nấm khác và tác nhân kháng nấm đó có thể nằm trong các hợp chất thứ cấp, người thực hiện đề tài kiến nghị có thể khảo sát kháng nấm theo hướng đó.

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng kháng nấm nhiễm thực phẩm aspergillus niger và mucor sp của vi khuẩn lactobacillus sp l5 (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)