Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch làng nghề
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước
2.2.1.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch làng nghề ở Thái Lan
Đến Chiang Mai, du khách tour Thái Lan sẽ có dịp tham quan làng nghề truyền thống nổi tiếng Bosang – nơi những chiếc ô giấy như phim cổ trang đã được làm ra.
Để làm nên một chiếc ô, người ta cần đến giấy saa chính là phần che phủ trên thân ô. Và để làm nên những tấm giấy đặc biệt này, người ta cũng phải trải qua cả một quá trình. Giấy Saa (hay còn gọi là giấy kozo, giấy dâu tằm, rice paper…) được làm từ vỏ cây Sa (tên gọi Thái Lan , hay ở Việt Nam gọi là cây
dâu tằm, 1 loại cây được trồng rất nhiều tại các nước Đông Nam Á). Cây dâu tằm được chọn làm giấy bởi sợi cây dài hơn các loại bột giấy khác nên giúp cho giấy có độ bền cao hơn trong khi vẫn rất nhẹ.
Bo Sang trong tiếng Thái có nghĩa là chiếc ô. Tính đến nay, nghề làm ô thủ công nơi đây cũng đã qua hơn 5 thế kỷ. Ban đầu, ngôi làng có qui mô nhỏ, qui tụ những gia đình làm ô qua nhiều thế hệ. Dần dần, ngôi làng được mở rộng cùng với danh tiếng vang xa của những chiếc ô tinh xảo nơi đây. Ngày nay, tất cả người dân trong làng đều sinh sống bằng nghề làm ô thủ công. Ô của làng Bo Sang sản xuất chủ yếu làm từ tre, lụa tơ tằm và một loại giấy làm từ cây sa. Qúa trình làm khung tre, trang trí cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận như làm giấy sa. Các ống tre sau khi đã cắt, được ngâm trong một hỗn hợp dung dịch để loại bỏ sâu mọt rồi mới chẻ nhỏ ra để sử dụng. Những thanh tre sau khi được định hình tạo khung, lại được chần qua dung dịch hỗn hợp một lần nữa. Bước cuối cùng là việc trang trí cho những chiếc ô thật đẹp và sinh động.
Từ ngoài cổng của một cơ sở làm dù tiêu biểu trong làng, du khách tour Thái Lan giá rẻ sẽ thấy hàng loạt chiếc ô sơn màu với mọi kích cỡ lớn nhỏ, được đính trên các cây cột thẳng hàng. Bên trong chia làm 3 khu vực: nơi cho các nghệ nhân ngồi làm, nơi bày bán sản phẩm, và khoảng sân cỏ ở chính giữa làm chỗ phơi khô ô.
Không có giới hạn nào cho kích cỡ của những chiếc ô ở Bo Sang. Ngoài những chiếc ô bình thường, làng Bo Sang còn có thể làm được những chiếc ô rất lớn như những chiếc ô được sử dụng tại SEA GAMES tổ chức ở Chiangmai năm 1996 có đường kính hơn 2 m. Đến nay, ngôi làng vẫn giữ kỷ lục làm ra chiếc ô lớn nhất thế giới trong sách kỷ lục Guiness.
Những chiếc ô Bo Sang là những món quà lưu niệm được du khách rất ưa thích, săn lùng ở Thái Lan và nó cũng được đánh giá là “Món quà Lưu Niệm ưa thích nhất” dành cho du khách quốc tế.
Không chỉ là địa điểm tham quan hấp dẫn về một nghề truyền thống tại Thái Lan mà nếu có may mắn, du khách còn đến đây đúng dịp diễn ra lễ hội ô Bosang vô cùng hấp dẫn. Bo Sang Umbrella Fair là một hội chợ và cũng có thể coi là một lễ hội đầy màu sắc diễn ra ở Thái Lan vào tháng 1 hàng năm. Đó là lễ hội của những chiếc ô giấy với đủ loại màu sắc sặc sỡ cùng với hàng trăm thứ đồ thủ công mỹ nghệ khác được trưng bày tai khu chợ Bo Sang.
Đến với Bo Sang mùa lễ hội, du khách du lịch Thái Lan giá rẻ sẽ không khỏi choáng ngợp trước muôn vàn màu sắc của những chiếc ô thủ công làm từ giấy và lụa tơ tằm. Cả ngôi làng như được khoác lên mình bộ cánh lộng lẫy với sự pha trộn của rất nhiều gam màu rực rỡ của vô vàn những chiếc ô trang trí có ở khắp nơi từ cánh cổng làng đến đoàn xe diễu hành…
Bo Sang Umbrella Fair còn được gọi đầy đủ là The umbrellas and handicrafts of Bo Sang thực ra là một ngày hội được xuất phát từ nghề làm ô giấy với những hình vẽ ngộ nghĩnh, vui vẻ của những người dân ở làng Bo Sang. Hội chợ này được tổ chức ở các tuyến phố chính để kỷ niệm ngày truyền thống của làng nghề. Đây là một hội chợ rất nổi tiếng tại Thái Lan, thu hút được rất nhiều du khách từ khắp nơi tìm đến và hòa mình vào bầu không khí đầy màu sắc và sôi động này.
Trong quá trình diễn ra hội chợ Bo Sang Umbrella có rất nhiều hoạt động, các cuộc thi được tổ chức gây được sự chú ý lớn như cuộc thi tài năng, triển lãm, bày bán các loại ô và những hàng hóa thủ công mỹ nghệ trong các gian hàng nhỏ xinh và đặc biệt là cuộc thi tìm ra Người Đẹp Bo Sang. Cùng với những chiếc ô xinh đẹp của làng Bo Sang, một ngôi làng nghề khác tên là San Kamphaeng nổi tiếng với lụa và đồ thủ công mỹ nghệ cũng ở Chiang Mai đã cùng góp sức tạo nên hội chợ Ô giấy và đồ thủ công mỹ nghệ nổi tiếng tại trung tâm thủ công mỹ nghệ Bo Sang nên hội chợ còn được gọi là Bo Sang Umbrella & San Kamphaeng Handicrafts Fair.
Việc tổ chức lại các làng nghề ở Thái Lan đã tạo ra giá trị nhiều mặt: bảo tồn và nâng cao kỹ năng tay nghề nghệ nhân, gìn giữ văn hóa truyền thống, tạo công ăn việc làm ở nông thôn ngăn chặn làn sóng di cư vào đô thị, tạo ra sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm du lịch (Nguyễn Thu Hà, 2014).
2.2.1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch làng nghề ở Nhật Bản
Oi-ta nằm ở phía tây - nam Nhật Bản, cách Thủ đô Tô-ki-ô khoảng 500 km.
Cuối những năm 70 thế kỷ trước, khi Nhật Bản đã cơ bản hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa đất nước, các ngành công nghiệp hình thành và phát triển thu hút mạnh mẽ lao động từ các vùng nông thôn. Thế hệ trẻ sau khi tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng dạy nghề đua nhau tìm đến các thành phố và khu công nghiệp, khiến cho vùng nông thôn trong đó có tỉnh Oi-ta trở nên vắng vẻ, dân số giảm mạnh, hầu như chỉ còn người già và trẻ em. Trước tình hình đó, tỉnh Oi-ta
phát động phong trào "mỗi làng một sản phẩm" với ba nguyên tắc: Hành động địa phương, suy nghĩ toàn cầu; tự tin sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực. Mỗi địa phương tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để phát triển.
Ðến khu mua sắm Tô-ki-oa, một trong các chuỗi siêu thị lớn của Nhật Bản, chúng tôi thấy vô số các sản phẩm làng nghề thiết thực cho cuộc sống hằng ngày, từ nhành hoa, bó rau, cây nấm..., đến các sản phẩm chế biến như các loại rượu, nước ép trái cây, bánh cổ truyền, cá phi-lê... Các sản phẩm này tồn tại được ở siêu thị nhờ chất lượng cao, lại mang tính độc đáo của từng địa phương, cùng nghệ thuật đóng gói, bao bì đẹp và bắt mắt. Trung tâm nghiên cứu và đào tạo hàng tre thủ công ở tỉnh Oi-ta có nhiệm vụ nghiên cứu công nghệ sản xuất và bảo quản nhằm tạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, như vải tre, khăn mặt tre, than tre... Trung tâm cũng đồng thời tiến hành đào tạo đội ngũ nghệ nhân và thợ thủ công áp dụng các công nghệ đã được nghiên cứu vào thực tế sản xuất.
Tìm hiểu chúng tôi mới biết, trung tâm không tiến hành đào tạo nghề cho mọi loại mặt hàng tre, mà chỉ đào tạo kỹ thuật sản xuất các mặt hàng tre thật sự là sản phẩm truyền thống gắn liền với lịch sử và văn hóa của địa phương. Có thể thấy ở đây những giỏ hoa, khay đựng chè, giá để khăn đã có từ thời kỳ Mu-rô-ma-chi trong lịch sử của Nhật Bản. Các học viên, nghệ nhân được đào tạo kỹ lưỡng để hoàn thành từng loại sản phẩm từ công đoạn đầu tiên như lựa chọn nguyên liệu, xử lý pha chế nguyên liệu, đến các kỹ thuật nhuộm, đan, sơn mài... Mỗi khóa học thường được tổ chức trong một năm với kinh phí do chính quyền tỉnh hỗ trợ. Các chuyên gia đào tạo cho biết, nguồn tài nguyên của bất kỳ quốc gia nào, địa phương nào cũng có hạn, vì vậy phải sử dụng nguồn tài nguyên một cách hiệu quả, bản sắc văn hóa phải được kết tinh trong từng sản phẩm. Vì thế, Nhật Bản rất đề cao vai trò của nghệ nhân (Phạm Thị Huyền, 2013).
2.2.1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch làng nghề Đông Hồ, Bắc Ninh
Làng tranh Đông Hồ Bắc Ninh từ lâu đã nổi tiếng với những sản phẩm tranh đông hồ có giá trị và đặc sắc. Đây cũng là nơi thu hút hàng ngàn du khách ghé thăm mỗi năm. Làng tranh Đông Hồ Bắc Ninh là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian, nằm tại xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cách Hà Nội chừng trên 35 km. Làng Đông Hồ (đôi khi dân địa phương chỉ gọi là làng Hồ) nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ.
Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới.
Sở Du lịch Bắc Ninh liên tục phát động hoạt động của các làng nghề gắn với hoạt động du lịch tại đây và lựa chọn làng tranh Đông hồ để định hướng đầu tư các dịch vụ du lịch, hình thành nên các phòng trưng bày (hay bảo tàng làng nghề) các trạm thông tin và hướng dẫn du lịch. Lễ hội ở các làng nghề truyền thống cũng được khôi phục và duy trì với nhiều nghi thức trang nghiêm với các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian phong phú, hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa.
Ngoài ra, cái làm nên nét đặc sắc độc đáo của tranh Đông Hồ chính là chất liệu làm tranh, được chế biến thủ công từ các nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên: Giấy làm từ cây dó, màu đỏ từ gạch non, màu vàng từ hoa điệp vàng, màu đen từ lá tre đốt, màu trắng được nghiền từ vỏ sò, ốc…
Tranh Đông Hồ có được sức sống lâu bền và có sức cuốn hút đặc biệt với nhiều thế hệ con người Việt Nam cũng như du khách nước ngoài cũng bởi những đề tài trên tranh phản ánh đậm chất cuộc sống mộc mạc, giản dị, gần gũi gắn liền với văn hoá người Việt.
Bởi vậy, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch làng nghề như tổ chức tham gia các hội chợ triển lãm, hội chợ du lịch trong nước và quốc tế. Mỗi năm, chợ tranh chỉ nhộn nhịp và tấp nập nhất vào tháng Chạp, họp 5 phiên vào các ngày 6, 11, 16, 21 và 26. Du khách thập phương đổ về mua tranh đông vui, tấp nập. Hàng nghìn, hàng triệu bức tranh các loại được mang ra xếp gọn lại bán cho những lái buôn, hoặc bán lẻ cho các gia đình mua về làm tranh treo tết để mang phú quý, vinh hoa cho nhà mình. Sau phiên chợ tranh cuối cùng (26/12 âm lịch) những gia đình nào còn lại tranh đều bọc kín đem cất đi chờ đến mùa tranh năm sau lại mang ra chợ tranh bán. Đến chợ tranh làng Hồ không chỉ có khách buôn và mua tranh, mà có cả những người hâm mộ nghệ thuật tranh dân gian thích thăm thú, xem tranh và đi trảy hội mùa xuân.
Giới thiệu thông tin chi tiết về các sản phẩm làng nghề trên các tạp chí, các phương tiện thông tin đại chúng, các sách báo, ấn phẩm mà khách du lịch thường quan tâm theo dõi. Ðẩy mạnh việc trưng bày, Giới thiệu sản phẩm ở các
thành phố, đô thị lớn là nơi tập trung nhiều du khách. Các cửa hàng trưng bày này có thể kết hợp giới thiệu về những truyền tích, giai thoại về các vị tổ sư, những người thợ cùng với kinh nghiệm kết tinh trí tuệ nét đẹp văn hóa của những làng nghề.
Liên kết xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các công ty du lịch của tỉnh và các địa phương khác để xây dựng sản phẩm, thường xuyên cập nhật thông tin và có nguồn khách ổn định. Các đơn vị kinh doanh lữ hành cần phối hợp cơ quan quản lý Nhà nước tổ chức tốt các tua du lịch làng nghề để thông qua du khách có thể quảng bá sản phẩm bằng hình thức truyền miệng từ người này sang người khác (Tú Nhi, 2009).
2.2.1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch làng hương Xuân Thủy - Huế
Làng hương Thủy Xuân nằm ở cửa ngõ của những điểm du lịch, mỗi lần ngang qua du khách đều dừng chân ghé xem người dân làm hương và rất thích thú, dần dần nó thành điểm du lịch cho nhiều du khách đến với vùng đất cố đô Huế. Theo chị Nguyễn Thị Loan - Chủ hộ kinh doanh hương tại phường Thủy Xuân, thành phố Huế, khi du lịch phát triển người dân đã đem hương ra trưng bày, bán cho du khách. Mỗi ngày có khoảng 10-15 đoàn ghé thăm làng làm hương trên trục đường này. Nắm bắt cơ hội đó, người dân Thủy Xuân phát triển làng nghề truyền thống thành sản phẩm du lịch. Trước đây, hương chỉ có hai màu nâu và đỏ. Nhưng để bắt mắt du khách, những người thợ cần mẫn đã tìm cách phối thành nhiều màu để nhuộm. Từng bó hương với đủ loại màu sắc cứ thế níu chân không biết bao đoàn du khách.
Làng nghề liên tục sáng tạo các hoạt động du lịch và xây dựng tuyến du lịch làng nghề thu hút du khách, tạo sự hấp dẫn, mới lạ. Rất nhiều du khách đã về tận các làng nón để được tận mắt chứng kiến và tham gia vào các công đoạn của nghề làm hương. Du khách đã thật sự bất ngờ, thích thú khi được người thợ làm hương trình diễn từng bước làm tỉ mỉ và tự tay làm vật kỷ niệm cho riêng mình
Bà Elaine - một du khách đến từ nước Anh, sau khi được chủ kinh doanh hướng dẫn cũng muốn tự mình làm thử một cây hương. Bà hào hứng nói: “Thật thú vị và hấp dẫn khi tôi được tự mình làm một cây hương. Những cây hương với đầy đủ màu sắc đỏ, tím, vàng, xanh... trông thật lạ mắt và hấp dẫn”. Còn đối với bà Lane Radford, việc được trải nghiệm làm hương là một kỷ niệm khó quên trong chuyến du lịch đến Huế lần này. Bà Lane Radford - du khách Anh chia sẻ:
“Tôi đã nghe chị hướng dẫn viên giới thiệu về hương nhưng những điều tôi thấy quả thật là rất tuyệt. Người dân ở đây thật sáng tạo khi đã tạo ra những loại hương này, vừa thơm lại vừa đẹp. Thật tuyệt”.
Từ lâu, các chủ kinh doanh ở phố làm hương Thủy Xuân, Thành phố Huế đã quen với việc hướng dẫn du khách tự làm hương. Công việc này không những giúp họ bán được hương, mà còn tạo được niềm vui cho du khách mỗi khi đến tham quan tại đây.
Với định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, những năm gần đây, tỉnh quan tâm đến tour du lịch làng nghề Xuân Thủy, xem đây là loại hình du lịch văn hóa tổng hợp đưa du khách tham quan, thẩm nhận các giá trị văn hóa và mua sắm những hàng hóa đặc trưng của các làng nghề truyền thống.
Vào những năm lẻ, festival nghề truyền thống của tỉnh là dịp làng nghề Xuân Thủy tham gia phô diễn, quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Đây cũng là điểm nhấn để hình thành tour du lịch làng nghề.
Trong khi nhiều làng nghề truyền thống đang gặp khó khăn cho đầu ra của sản phẩm thì với cách làm này, người dân làng hương Thủy Xuân đã tạo cho sản phẩm của mình một đầu ra ổn định (Quang Tiến, 2013).