Tình hình đầu tư, xây dựng và hoạt động của các cơ sở vật chất phục vụ du lịch của làng nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch làng nghề tại quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 72 - 91)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển du lịch làng nghề tại hà đông, hà nội

4.1.3. Tình hình đầu tư, xây dựng và hoạt động của các cơ sở vật chất phục vụ du lịch của làng nghề

Trong những năm qua, ngành Du lịch Hà Nội và Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Hà Đông đã nhận thức tiềm năng, lợi thế về du lịch của địa phương để lãnh đạo, chỉ đạo tập trung đầu tư bằng nguồn lực của địa phương, vận động, tuyên truyền, thu hút mạnh mẽ sự tham gia của người dân, của các tổ

chức, doanh nghiệp tập trung các nguồn lực để phát triển du lịch quận Hà Đông trở thành ngành kinh tế có đóng góp quan trọng của quận.

Như vậy, trước mắt chủ trương của các cấp chính quyền tập trung vào tu bổ các di tích đền chùa và các chợ thương mại. Ở tất cả các làng nghề có di lịch, chợ thương mại là một yếu tố quyết định, vì vậy, đầu tư xây dựng chợ nhằm quảng bá sản phẩm của làng nghề là việc làm cần thiết.

4.1.3.1. Cơ sở hạ tầng xã hội a. Về giao thông

Quận Hà Đông cách trung tâm Hà Nội 10km về phía Tây Nam, nằm trong khu vực vành đai 4 của thủ đô Hà Nội. Đây là nơi đầu mối của nhiều tuyến đường lớn của giao thông thủ đô như đường Vành đai 3, quốc lộ 6, tuyến đường vành đai 3,5 và vành đai 4, nối Hà Nội với Hưng Yên và Lào Cai.. Ngoài ra, sắp tới, trong năm 2018, tuyến đường sắt trên cao Hà đông - Cát Linh sẽ chính thức vận hành chạy qua địa bàn quận. Đây là những ưu thế về vị trí địa lý và giao thông quan trọng để phát triển du lịch nói chung và du lịch làng nghề nói riêng.

Nhìn chung, các làng nghề của Hà Đông đều nằm ở 2 bên trục đường quốc lộ 6, con đường nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh vùng Tây Bắc của Việt Nam. Các đoạn đường đi nối từ đường quốc lộ vào trong các làng nghề đều là đường trải nhựa, được làm rộng rãi, phân làn, các loại phương tiện như ô tô, xe khách, xe gắn máy, ... có thể vận hành tốt. Bên cạnh đó, đường làng ngõ xóm trong các làng nghề cũng được bê tông hóa sach đẹp. Tuy vậy, đường trong làng chỉ có một số trục đường chính đủ rộng, còn lại đường ngõ nhỏ rộng khoảng một sải tay, chỉ phù hợp cho các loại phương tiện nhỏ như xe máy, xe đạp. Một số, làng nghề còn giữ cổng làng cũ, lối cổng mái vòm xưa nhỏ và hẹp không thể cho các phương tiện như ô tô hoặc xe khách cỡ lớn di chuyển qua. Điển hình như làng Vạn Phúc. Hầu hết các phương tiện đều để xe bên ngoài cổng chào. Điều này gây bất tiện cho các đoàn khách du lịch khi muốn tham quan các cơ sở sản xuất bên trong làng nghề.

Đầu tư vào đường giao thông là một việc làm cần thiết, tuy nhiên nguồn vốn cũng rất lớn đòi hỏi có sự nỗ lực của các cấp chính quyền.

b. Các công trình văn hóa

Hiện tại, ở Hà Đông, các làng nghề đang phấn đấu xây dựng các công trình xã hội để phát triển du lịch. Trong đó, làng Vạn Phúc nằm trong quy hoạch phát triển khu du lịch đạt chuẩn của Sở du lịch Hà Nội.

Bên cạnh đó, công tác đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích đã gắn với các tour du lịch dành cho khách tham quan trong và ngoài nước như Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Vạn Phúc, Nhà lưu niệm Bác Hồ tại Văn Phú… cũng được quận đẩy mạnh. Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TU, một số di tích xuống cấp đã được đầu tư tu bổ như: đình, chùa Vạn Phúc được tu bổ năm 2012-2014 với tổng vốn là 31,29 tỷ đồng từ ngân sách; đình Mậu Lương tu bổ tôn tạo năm 2015 với kinh phí 250 triệu đồng với kinh phí bằng nguồn xã hội hóa.

c. Các công trình công cộng

Theo UBND phường Vạn Phúc đang thực hiện dừng tất cả các dự án đơn lẻ trong khu vực để nghiên cứu tổng thể và phối hợp với quận để thống nhất các phương án thực hiện. Sau khi chọn nhà thầu, đơn vị thiết kế thì Vạn Phúc sẽ có bãi xe, khu ẩm thực, giao thông, khu vui chơi giải trí, khu vực bày bán giới thiệu sản phẩm, nhà truyền thống làng nghề.

Tất cả những sự đầu tư trên của Thành phố và Quận xây dựng nên những công trình cần phiết để phát triển du lịch Hà Đông song chưa đủ để hoàn thiện tuyến điểm du lịch làng nghề đạt chuẩn. Các làng nghề khác nói chung và Vạn phúc nói riêng cũng thiếu thốn rất nhiều công trình như Nhà truyền thống, nhà cổ; khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng. Khách du lịch ngày càng yêu cầu cao hơn về chất lượng điểm du lịch. Hiện tại, các làng nghề đều không có bãi đỗ xe. Các loại xe khách, xe gắn máy đến tham quan thường đậu dồn bên lề đường. Riêng Vạn Phúc, khu vực nhà vệ sinh công cộng, bãi đỗ xe tạm bợ. Lúc đông du khách, các xe để chắn lối vào cửa cùa Vạn Phúc, gây bất tiện cho hoạt động tham quan du lịch này.

Hiện nay, để cải thiện tình hình cơ sở vật chất làng nghề, Quận đã có chủ trương dự kiến xây dựng và tôn tạo di tích trong giai đoạn 5 năm tới.

Bảng 4.8. Đánh giá các cơ sở hạ tầng du lịch làng nghề tại quận Hà Đông

Đánh giá

Cơ sở hạ tầng Đường

giao thông

Đình /chùa

Chợ thương

mại

Cơ sở lưu trú

Cơ sở ẩm thực

Công trình công cộng

1. Các CSSX làng nghề 4 3,5 2,0 3,2 2,7 1,5

2. Du khách 3.2 3,8 2,1 3,7 2,7 0,7

3. Các DN du lịch 3,5 2,5 2,7 3,0 3,2 1,0

Điểm bình quân 3,2 3,3 2,3 2,9 2,9 1,1 Nguồn: Tổng hợp từ thông tin điều tra (2016) Từ bảng dễ nhận thấy, điểm tham quan đình, chùa được điểm cao nhất. Tuy mỗi đối tượng khảo sát có những quan điểm rất khác nhau và cách đánh giá cũng khác nhau, tuy vậy điểm dành cho các Công trình công cộng đồng loạt đều thấp nhất trong bảng. Việc sử dụng các công trình công cộng như bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, bốt chỉ dẫn đưỡng, ... là nhu cầu cần thiết. Do vậy các làng nghề cần quy hoạch và xây dựng để nâng cao chất lượng của điểm du lịch.

Hầu hết các điểm đến du lịch tại các làng nghề tại Hà Đông đều có điểm hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, tiêu chí của du lịch. Trong hình thức du lịch làng nghề, ngoài chương trình tham quan các cơ sở sản xuất, đa phần du khách có nhu cầu tìm hiểu và thưởng thức không gian văn hóa làng nghề. Thông thường, các làng nghề giữ lại cảnh quan và những nét văn hóa truyền thống tại các công trình như nhà bảo tàng, nhà truyền thống làng nghề, đình chùa miếu mạo. Tuy vậy, tại các làng nghê Hà Đông chưa có làng nào xây dựn được các công trình nhà truyền thống, bảo tàng. Tuy đã có những ý kiến về việc tieen hành xây nhà bảo tàng và trưng bày hiện vật làng nghề tuy vậy chưa có đủ kinh phí để xây dựng.

Bên cạnh đó, các công trình di tích đình chùa đã có từ những thế kỷ trước tuy được tôn tạo hằng năm nhưng cũng chưa bố trí người hướng dẫn du lịch, đặt bảng hiệu, biển dẫn chỉ đường, các công trình công cộng như nhà vệ sinh, khu để xe... Hầu hết các công ty đưa du khách đến và thăm quan một cách tự phát, hướng dẫn viên sẽ là người chỉ đường và hướng dẫn du khach tham quan, chưa có cơ quan nào quản lý du lịch cho các di tích này. Những khách không đi thành đoàn thì hầu như phải tự tham quan, tìm hiểu vì ở các làng nghề không có hướng dẫn viên để hướng dẫn khách.

Vì những bất cập trên du khách lưu lại làng nghề trong thời gian rất ngắn, thường chỉ trong phạm vi một ngày. Kèm theo điều đo, chi tiêu của khách du lịch khi tham quan rất ít dẫn đến doanh thu từ du lịch không cao, đặc biệt, du khách có thể sẽ không quay lại làng nghề.

Nói tóm lại, hầu hết các làng nghề chưa khai thác được lợi thế không gian truyền thống, các giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời để phát triển du lịch. Cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch ở làng nghề còn yếu và thiếu.

4.1.3.2. Các cơ sở thương mại - dịch vụ

Do nhu cầu của từng du khách, họ có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ lưu trú hoặc không. Tuy nhiên, hầu hết du khách đều có nhu cầu thăm quan mua sắm tại các cơ sở thương mại dịch vụ. Do vây, các điểm bán hàng trở thành một yếu tố quan trọng của du lịch làng nghề.

Từ năm 2012, tại hội nghị "Phát triển du lịch tại làng nghề truyền thống lụa Vạn Phúc" do Sở VHTTDL Hà Nội tổ chức, Sở VHTTDL Hà Nội định hướng lựa chọn một số cửa hàng tại Vạn Phúc để thẩm định, sau đó công nhận điểm bán hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Những đơn vị này sẽ được cấp biển hiệu đạt chuẩn bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh, từ đó giúp du khách dễ dàng lựa chọn khi tham quan, mua sắm.

Hiện tại, trong tổng số hơn 100 cửa hiệu đang bày bán tại Vạn Phúc, đây là một số ít các cửa hàng được xếp hạng “Dịch vụ mua sắm đạt chuẩn” phục vụ khách du lịch; bồi dưỡng nghiệp vụ đón tiếp khách du lịch tại các cơ sở sản xuất và các cửa hàng phục vụ khách du lịch tại làng; tuyên truyền, quảng bá về du lịch - dịch vụ của làng.

Đến đầu năm 2015, Vạn phúc đã xây dựng được 01 trung tâm thương mại.

Thực hiện Đề án 02-ĐA/QU ngày 28/12/2010 của Quận uỷ về “Đẩy mạnh phát triển thương mại dịch vụ quận Hà Đông giai đoạn 2010- 2015”, năm 2014, phường Vạn Phúc phối hợp với Hội Người cao tuổi tiến hành đầu tư xây dựng Trung tâm kinh doanh sản phẩm lụa truyền thống. Và đến tháng 3/2015, tại phường Vạn Phúc (quận Hà Đông, Hà Nội), khu Trung tâm giới thiệu sản phẩm lụa truyền thống làng nghề Vạn Phúc đã được khai trương nhằm mục đích là không gian giới thiệu, quảng bá và kinh doanh sản phẩm lụa truyền thống Vạn Phúc chất lượng cao tới du khách trong và ngoài nước.

Bảng 4.9. Danh sách các cơ sở mua sắm đạt chuẩn du lịch

TT Tên Doanh nghiệp Địa chỉ Địa bàn Số điện thoại 1 Cửa hàng SXKD Lụa

Hà Đông

Khu nhà cổ Đền Phường

Cửi, P.Vạn Phúc Q.Hà Đông 01296973663 2 Công ty TNHH Lụa

Vạn Xuân

Đền Phường Cửi, P.Vạn

Phúc Q.Hà Đông 04.33526078

3 Cơ sở Lụa Tơ tằm Điểm TTCN LN Vạn Q.Hà Đông 04.33822805

Triệu Văn Mão Phúc, phường Vạn Phúc 4 Cơ sở Phương Linh Silk Khối Bạch Đằng,

phường Vạn Phúc Q.Hà Đông 04.33527633 5 Cơ sở Triệu Duy

Khánh (Khánh Silk)

Khu nhà cổ Đền Phường

Cửi, phường Vạn Phúc Q.Hà Đông 0915359511 6 Cơ sở Kim Thư

(Phong Thư Silk)

Khu Chiến Thắng,

phường Vạn Phúc Q.Hà Đông 04.33827859 Nguồn: Tổng hợp từ thông tin điều tra (2016) 4.1.3.3. Hệ thống cơ sở lưu trú và ăn uống

Các cơ sở lưu trú và cơ sở ăn uống ở Hà Đông nằm tập trung phía trung tâm quận, khu vực phường Vạn Phúc, Văn Quán, Yên Phúc, Nguyễn Trãi. Đây cũng là khu vực gần với 3 làng nghề. Vì vậy, du khách nếu có nhu cầu đễ dàng tìm được các địa điểm phù hợp.

Khu vực trung tâm quận Hà Đông được nhiều công ty du lịch khách sạn khai thác như: Sông Nhuệ, Vietnamtourist, Saigontourist, Viettravel từ sớm.

Bảng trên phản ánh số lượng khách sạn tăng và các cơ sở ăn uống đều tăng qua các năm.

Tuy vậy, số lượng nhà hàng và các quán ăn tăng nhiều hơn. Nhìn chung, khi du lịch làng nghề, đa phần các du khách ít nhu cầu nghỉ qua đêm vì thời gian du lịch tại làng nghề thường ngắn và kết thúc trong ngày. Do vậy, phát triển thêm các hoạt động giải trí gắn với du lịch làng nghề cũng nhằm giữ chân du khách và tạo thêm nguồn thu cho du lịch của quận. Trong quá trình triển khai xây dựng Vạn phúc sắp tới, làng nghề sẽ phát triển loại hình du lịch cộng đồng (homestay) để du khách giao lưu, tìm hiểu cuộc sống người dân địa phương; khôi phục phát triển lễ hội, hoạt động sinh hoạt văn hóa truyền thống ở các làng nghề.

Bảng 4.10. Thống kê số lượng cơ sở lưu trú và ăn uống tại quận Hà Đông Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Cơ sở lưu trú

Khách sạn 4 sao 2 3 3

Khách sạn 3 sao 2 1 1

Khách sạn 2 sao 0 0 3

Khách sạn 1 sao 9 10 12

Nhà nghỉ 11 12 15

Cơ sở ăn uống

Nhà hàng 15 19 32

Quán ăn bình dân 35 41 45

Nguồn: Phòng Văn hóa – Thông tin quận Hà Đông (2016) Trong khi đó, quận Hà Đông ngày càng có nhiều khu đô thị mới được đưa vào sử dụng như khu đô thị Xa La, Park City, Văn Phú, khiến cho nhu cầu về ăn uống giải trí tăng lên. Các cửa hàng ăn uống mở ra nhiều hơn. Điều này cũng là lợi thế để phát triển du lịch cho làng nghề. Điểm bất cập là những nhà hàng và quán ăn này còn nằm rải rác, không tập trung nên đã ảnh hưởng không ít đến cảnh quan của khu vực. Thành phố Hà Nội đang xây dựng quy hoạch làng nghề Vạn Phúc. Khu vực ẩm thực cũ cũng được quy hoạch trở thành khu phố ẩm thực mới.

4.1.3.5. Các cơ sở sản xuất

Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất hiện nay vẫn được duy trì tại các làng nghề Hà Đông. Lý do là các mặt hàng sản xuất đều tiêu thụ tốt thúc đẩy người dân đầu tư vào sản xuất và nâng cấp cơ sở vật chất sản xuất.

Bảng thống kê dưới đây thể hiện sự gia tăng của các cơ sở sản xuất. Quy mô hộ gia đình chiếm nhiều nhất về số lượng. Trong khi đó, 3 làng nghề chỉ có Vạn Phúc còn duy trì hình thức Hợp tác xã, Hợp tác xã dệt the lụa La Khê và Hợp tác xã nghề rèn làng Đa Sỹ đã ngừng hoạt động giữa năm 2011. Điều này nói lên Hộ gia đình vẫn đang là hình thức sản xuất hiệu quả và tiếp tục được đầu tư sản xuất để phát triển nghề từng bước trong những năm qua.

Bảng 4.11. Số lượng các CSSX làm nghề tại 3 làng nghề Hà Đông

STT Chỉ tiêu Năm Tốc độ phát

triển 15/14(%)

Tốc độ phát triển 16/15(%) 2014 2015 2016

1 Hộ gia đình 1562 1617 1685 103,52 104,21

2 Doanh nghiệp 15 17 20 113,33 117,65

3 Hợp tác xã 1 1 1 100 100

Tổng 1578 1635 1706 103,61 104,34 Nguồn: Phòng Kinh tế quận Hà Đông (2016)

Theo thống kê của Ủy ban nhân dân phường Vạn Phúc năm 2016, số hộ kinh doanh sản xuất của phường 785 hộ, trong đó có 100 hộ sản xuất liên tục, 500 hộ tham gia làm nghề (sản xuất theo thời vụ). Mỗi nhà dệt lụa ở đây có khoảng từ 2 đến 16 máy dệt.

Mỗi năm, trung bình 2 làng nghề Vạn Phúc và La Khê, Hà Đông sản xuất từ 2,5 đến 3 triệu mét lụa. Và 60-70% sản lượng tiêu thụ tại chỗ bán cho các du khách đi du lịch. Ước tính giá trị sản xuất lên đến khoảng 70,8 tỷ đồng.

Với mức sản xuất và tiêu thụ như vậy, nghề dệt the lụa đang phát triển đều đặn qua các năm.

Sản xuất làm nghề của làng rèn Đa Sỹ cũng đang hoạt động tốt. Mỗi năm, theo thống kê của phòng Kinh tế, UBND quận Hà Đông, làng cung cấp hơn 10 triệu sản phẩm mỗi năm ra thị trường. Người dân trong làng luôn năng động tìm nguồn tiêu thụ và đều ra nhập Hiệp hội nghề rèn Đa Sỹ để cùng hợp tác sản xuất.

Đến nay, làng nghề đã xuất các sản phẩm đi nhiều nơi, không chỉ các tỉnh miền Trung, miền Nam mà còn ra các nước như Lào, Campuchia, Mỹ. Sản phẩm của làng nghề xưa chủ yếu là dao kéo và nông cụ. Ngày nay, người làm nghề sản xuất thêm các mặt hàng khác như sắt mỹ nghệ, cầu thang, cửa xếp nhưng không nhiều.

Nhằm phát triển làng nghề sản xuất bền vững, Thành phố và Quận quy hoạch điểm tiểu thủ công nghiệp làng nghề dệt lụa Vạn Phúc (phường Vạn Phúc, quận Hà Đông). Năm 2012, UBND phường Vạn Phúc tổ chức chia đất tại thực địa cho 261 nhóm hộ, tương đương với 261 lô đất tại Điểm TTCN làng nghề dệt lụa Vạn Phúc với tổng diện tích trên 10ha. Tuy nhiên, quá trình triển khai xây dựng đã nảy sinh nhiều bất cập, gây khó khăn trong công tác quản lý trật tự xây dựng đến nay chưa được giải quyết. UBND xã Kiến Hưng cũng đang quy hoạch một khu vực rộng 15ha để chuyển "công xưởng" của các hộ gia đình ra một địa điểm làm tập trung.

Nhận xét chung

Với tiềm năng du lịch phong phú, nằm gần trung tâm thành phố Hà Nội, có làng nghề thu hút khách du lịch tới tham quan, Hà Đông có thể phát triển du lịch trở thành một trong những hướng phát triển chính.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch làng nghề tại quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 72 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)