Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận và phụ cận: Tập trung ở khu vực quận Hà Đông và các phụ cận. Cp thể bao gồm một loạt cách tiếp cận và phương pháp khuyến khích lôi cuốn tập thể cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của hộ về các vấn đề nghiên cứu. Trong phạm vi luận văn, các vấn đề đó xoay quanh phát triển du lịch làng nghề Hà Đông.
Phương pháp này được xây dựng dựa trên kiến thức và năng lực vốn có của tập thể về xác định vấn đề, ra quyết định, đánh giá sự hài lòng, yêu tích, niềm tin, định hướng giải quyết khó khăn trong phát triển du lịch làng nghề.
Các bước thực hiện phương pháp:
- Xác định vấn đề cần nghiên cứu hay cần giả quyết, phương pháp luận nghiên cứu.
- Lựa chọn địa điểm và phạm vi tiến hành điều tra nghiên cứu.
- Soạn thảo nội dung nghiên cứu điều tra và xác định đối tượng cần điều tra.
- Tiến hành điều tra, tổng hợp phân tích số liệu sau điều tra.
3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu cần đáp ứng là làng nghề tiêu biểu của Hà Nội, đã và đang và có tiềm năng phát triển theo hướng kết hợp du lịch tích cực hiện nay.
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND quy định về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội.
Chính sách này được Hà Nội áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật trong khôi phục, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề truyền thống có khả năng bị mai một, làng nghề kết hợp với du lịch theo quy hoạch được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
Các chính sách bao gồm:
- Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề, tập huấn nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp.
- Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu làng nghề.
- Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng làng nghề.
Làng nghề trên phạm vi cả nước rất đa dạng và có giá trị hấp dẫn, đã và đang thu hút khách du lịch. Những năm qua, Nhà nước đã quan tâm, có nhiều chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển kinh tế-xã hội, hạ tầng, văn hóa, môi trường... ở các vùng nông thôn và các làng nghề, trong đó có du lịch làng nghề. Tuy nhiên, nhiều chính sách vẫn chưa tìm đúng nút thắt để giải quyết và
thúc đẩy du lịch làng nghề phát triển. Qua phân tích yêu cầu phát triển sản phẩm du lịch làng nghề và xúc tiến du lịch làng nghề, đặt ra những vấn đề cần giải quyết. Một số gợi ý về chính sách hỗ trợ của nhà nước nhắm vào giải quyết 5 nhóm vấn đề (Nghề truyền thống; Làng có nghề truyền thống; Người dân; Thông tin và Dịch vụ đón tiếp và phục vụ du lịch làng nghề) được đề xuất với kỳ vọng từng bước nâng cao sức hấp dẫn của du lịch làng nghề, tạo những điểm nhấn về du lịch làng nghề, góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho du lịch Việt Nam.
Trên cơ sở đó, chúng tôi lựa chọn điểm nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề và tour du lịch liên kết các làng nghề Hà Đông gồm có làng nghề Vạn Phúc, Hà Đông là một trong số những làng nghề kết hợp du lịch được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội công nhận trên địa bàn tỉnh Hà Nội; các làng nghề La Khê và Đa Sỹ là làng có tiềm năng phát triển du lịch, được nghiên cứu để phát triển tour du lịch liên kết làng nghề.
3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin 3.2.3.1. Nguồn số liệu thứ cấp
Tham khảo, thu thập số liệu thứ cấp qua các tài liệu:
- Các công trình nghiên cứu, sách báo, tạp chí, tài liệu xuất bản về làng nghề, du lịch làng nghề và thực trạng phát triển du lịch làng nghề trên cả nước nói chung và tại Hà Nội nói riêng.
- Các báo cáo về tình hình phát triển làng nghề truyền thống.
- Các luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu về du lịch làng nghề.
Thu thập số liệu qua những cách sau:
- Tìm đọc tài liệu đã công bố như sách báo, tập chí, các công trình nghiên cứu có sẵn.
- Tìm kiếm thông tin trên mạng Internet.
- Liên hệ với chính quyền địa phương xin cung cấp thông tin thứ cấp qua các báo cáo, tổng kết, kế hoạch phát triển về làng nghề, du lịch làng nghề.
3.2.3.2. Nguồn số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp sẽ được thu thập trực tiếp tại các làng nghề quận Hà Đông.
Hệ thống hóa số liệu sơ cấp thu thập theo bảng:
Bảng 3.2. Hệ thống hóa số liệu sơ cấp cần thu thập
TT
Đối tượng thu thập
Cỡ mẫu
Nội dung thông tin cần thu thập
Địa
điểm Mục đích
1
Hộ gia đình/Doa nh nghiệp tư nhân
100
- Thông tin chung về chủ hộ gia đình/ doanh nghiệp SXKD
- Thông tin về tình hình sản xuất - kinh doanh của hộ:
Vốn, nhân lực, cơ sở vật chất, phát triển sản phẩm
Tại nhà của các hộ gia
đình
Tình hình sản xuất - kinh doanh của hộ gia đình/doanh nghiệp
2
Đại diện doanh nghiệp du lịch
3
- Tình hình liên kết với chính quyền địa phương và người dân qua các thỏa thuận hợp tác
- Thông tin về thực trạng các tour du lịch làng nghề và đội ngũ thợ
Tại trụ sở Doanh nghiệp được chọn
- Đánh giá hiệu quả hợp tác giữa các bên
- Đánh giá nguồn nhân lực
3 Khách du
lịch 100
- Đánh giá ưu/nhược điểm về các loại dịch vụ hàng hóa/
đã sử dụng trong quá trình du lịch tại làng nghề
Tại 2 làng nghề
Ghi nhận cảm nhận và góp ý của du khách về du lịch tại làng nghề
4
Cán bộ quản lý cấp xã
3
- Tình hình quản lý chung về SXKD và du lịch của làng nghề.
- Chính sách, chiến lược phát triển du lịch làng nghề
- Thực trạng quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, du lịch
- Sự thay đổi trong quá trình phát triển những năm qua về môi trường cảnh quan làng nghề, văn hóa làng nghề
Trụ sở UBND xã được
chọn
- Ghi nhận tổng quan tình hình sản xuất và du lịch của làng nghề.
3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các thông tin được xử lý bằng các phương pháp phân tích định lượng với công cụ phần mềm excel và phân tích định tính với các phương pháp tổng hợp so sánh để rút ra nhận xét và kết luận cho vấn đề nghiên cứu
3.2.5. Phương pháp phân tích số liệu 3.2.5.1. Phương pháp thống kê mô tả
Vận dụng các chỉ tiêu như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để tính toán, mô tả thực trạng phát triển sản xuất, kinh doanh của các tác nhân trong chuỗi giá trị miến dong cùng với những thuận lợi và khó khăn một cách khoa học. Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể trình bày một cách đầy đủ và khách quan về tình hình du lịch làng nghề giai đoạn trong những năm qua.
3.2.5.2. Phương pháp so sánh
Sử dụng thông qua các số tương đối và tuyệt đối và các yếu tố định tính cũng như định lượng để so sánh, đánh giá sự vật hiện tượng theo từng không gian và thời gian cụ thể (trong khoảng thời gian nghiên cứu đề tài). Qua đó làm nổi rõ quy luật của sự vật hiện tượng, thực trạng và xu thế vận động.
Các yếu tố định lượng được so sánh với nhau qua những chỉ tiêu tuyệt đối hoặc tương đối. Các yếu tố định tính không xác định được mức bằng con số cụ thể, chúng được so sánh với nhau và dựa vào giác quan của người phân tích. Qua đó làm rõ sự khác nhau về mức độ yêu thích của du khách đối với các dịch vụ du lịch làng nghề. So sánh nhân lực phục vụ du lịch, doanh thu qua các năm.
3.2.5.3. Phương pháp cho điểm
Phương pháp cho điểm thể hiện sự đánh giá về chất lượng của nhiều đối tượng tham gia khảo sát về các yếu tố phục vụ du lịch làng nghề một cách đơn giản. Theo phương pháp này, trong bảng sẽ liệt kê những thang điểm đối với các yếu tố có ý nghĩa quan trọng tới du lịch làng nghề như: Cơ sở vật chất, hệ thống giao thông, nhân lực …
Đối với các chỉ số yêu cầu tính điểm ở trên, nội dung đánh giá tương ứng với mức độ đạt được dưới đây để chấm điểm cuối cùng:
* Mức 4 điểm: Rất hài lòng;
* Mức 3 điểm: Hài lòng;
* Mức 2 điểm: Không hài lòng,
* Mức 1 điểm: Rất không hài lòng.
Mỗi yếu tố sẽ được đánh giá bởi từng đối tượng khảo sát, sau đó tổng hợp lại và có kết quả chung. Mặc dù phương pháp này là đánh giá tuyệt đối song các mức độ khi đánh giá lại mang tính áng chừng, bởi các mức độ hay tiêu chí đôi khi không được lượng hóa.
3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ (Sản phẩm) - Số làng nghề quy hoạch phát triển du lịch làng nghề
- Mức doanh thu từ hàng hóa phục vụ du lịch tại làng nghề (đồng) - Mức độ hài lòng của Khách du lịch
- Số lượng các cơ sở sản xuất – kinh doanh phục vụ vụ du lịch - Số lao động làng nghề qua các năm(người)
- Số lượt khách du lịch quốc tê/nội địa (lượt) - Mức chi tiêu của du khách(đồng)