Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch SH1 đến sinh trưởng các giống rau mùng tơi khác nhau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của sắt trong dung dịch trồng rau cải, mùng tơi gây nên hiện tượng mất màu xanh và biện pháp khắc phục bằng bổ sung fe edta (Trang 42 - 45)

4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch sh1 đến sinh trưởng các giống rau cải, mùng tơi khác nhau

4.1.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch SH1 đến sinh trưởng các giống rau mùng tơi khác nhau

Trong cùng điều kiện trồng nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng,... các giống đều có biểu hiện hiện tượng mất màu xanh lá như nhau, sự biểu hiện mất màu xanh ở lá xuất hiện rõ ràng ngay từ tuần đầu tiên sau khi trồng, thịt lá gần như chuyển sang màu trắng và gân lá chuyển sang màu vàng nhạt sau 30 ngày trồng.

Cây sinh trưởng và phát triển rất chậm, số lá trên cây ít, cây lùn và năng suất cây rất thấp không có giá trị sử dụng.

Bảng 4.1. Động thái tăng trưởng số lá/cây của các giống rau mùng tơi trồng thủy canh (trong 30 ngày)

Đơn vị: lá/cây Thời gian Ban đầu 7 ngày 14 ngày 21 ngày 30 ngày Giống mùng tơi

PD 313 2,00 ± 0,00 3,11 ± 0,33 3,56 ± 0,53 4,00 ± 0,00 4,78 ± 0,53 Giống mùng tơi

C.H 101 2,00 ± 0,00 3,33 ± 0,54 3,67 ± 0,50 4,11 ± 0,33 4,67 ± 0,33 Giống mùng tơi

Nhật NP-11 2,00 ± 0,00 3,22 ± 0,44 3,78 ± 0,44 3,89 ± 0,33 4,56 ± 0,53

Đồ thị 4.1. Động thái tăng trưởng số lá/cây của các giống rau mùng tơi trồng thủy canh (trong 30 ngày)

0 1 2 3 4 5 6

Ban đầu 7 ngày 14 ngày 21 ngày 30 ngày

Số lá

Thời gian

Giống mùng tơi PD 313 Giống mùng tơi C.H 101 Giống mùng tơi Nhật NP-11

Kết quả thu được từ bảng 4.1, chúng ta thấy rằng: sau 30 ngày trồng trong dung dịch thủy canh thì số lá/cây tăng không nhiều, dao động từ 2,00 ± 0,00 đến 4,78 ± 0,53 lá tùy từng giống. Sự tăng trưởng số lá giữa các giống nhìn chung không có sự khác biệt rõ ràng.

Bảng 4.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống rau mùng tơi trồng thủy canh (trong 30 ngày).

Đơn vị: cm Thời gian Ban đầu 7 ngày 14 ngày 21 ngày 30 ngày Giống mùng tơi

PD 313 4,12 ± 0,14 5,03 ± 0,17 5,21 ± 21 7,47 ± 0,42 9,44 ± 0,21 Giống mùng tơi

C.H 101 4,29 ± 0,17 5,07 ± 0,23 5,32 ± 0,26 7,63 ± 52 9,72 ± 0,28 Giống mùng tơi

Nhật NP-11 4,27 ± 0,19 5,04 ± 0,16 5,36 ± 0,17 7,56 ± 0,63 9,41 ± 0,25

Đồ thị 4.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống rau mùng tơi trồng thủy canh (trong 30 ngày)

Kết quả từ bảng 4.2, chúng ta thấy rằng chiều cao cây mồng tơi phát triển tương đối chậm. Đối với giống PD 313 cây lúc đầu cao trung bình 4,12 ± 0,14 cm sau 30 ngày trồng tăng lên 9,44 ± 0,21cm, cây chỉ tăng thêm được khoảng 5,32 cm. Đối với giống C.H 101, cây chỉ tăng thêm được khoảng 5,43 cm. Đối với giống NP-11, cây chỉ tăng thêm được khoảng 5,14 cm. Chiều cao cây giữa các giống sau 30 ngày trồng có sự sai khác không đáng kể, điều đó chứng tỏ với phương pháp trồng thủy canh các giống được chọn có sự tăng trưởng tương đối đồng đều, không có sự khác biệt rõ ràng.

0 2 4 6 8 10 12

Ban đầu 7 ngày 14 ngày 21 ngày 30 ngày

Chiều cao

Thời gian

Giống mùng tơi PD 313 Giống mùng tơi C.H 101 Giống mùng tơi Nhật NP-11

Bảng 4.3. Động thái chỉ số SPAD của lá các giống rau mùng tơi trồng thủy canh (trong 30 ngày)

Thời gian Ban đầu 7 ngày 14 ngày 21 ngày 30 ngày Giống mùng tơi

PD 313 35,6 ± 2,75 15,9 ± 2,1 8,6 ± 0,52 6,8 ± 0,83 5,9 ± 0,43 Giống mùng tơi

C.H 101 36,5 ± 2,07 16,5 ± 1,66 8,4 ± 0,38 6,6 ± 0,48 5,6 ± 0,36 Giống mùng tơi

Nhật NP-11 36,8 ± 2,02 16,4 ± 1,7 8,4 ± 0,34 6,6 ± 0,65 5,8 ± 0,36 Màu sắc quan

sát được Xanh Vàng nhạt Trắng Trắng Trắng

Từ bảng 4.3, ta thấy rằng: Sự biểu hiện mất màu xanh trên lá các giống mùng tơi rất rõ ràng, ngay từ tuần đầu tiên sau khi trồng, lá cây đã xuất hiện hiện tượng này. Màu xanh của thịt lá chuyển sang màu vàng nhạt, chỉ số SPAD của giống NP- 11 từ 36,8 ± 2,02 giảm mạnh xuống hơn một nửa ngay ở tuần đầu tiên, chỉ còn 16,4 ± 1,7, các giống mùng tơi khác cũng giảm tương tự như vậy. Ở các tuần tiếp theo, chỉ số SPAD cũng giảm nhưng tốc độ giảm chậm hơn so với tuần đầu tiên.

Sau 30 ngày trồng bằng phương pháp thủy canh thì chỉ số SPAD của giống NP-11 từ 36,8 ± 2,02 giảm xuống còn 5,8 ± 0,36, tức giảm khoảng 6 lần so với ban đầu và màu xanh của lá hoàn toàn biến mất, lá chuyển sang màu trắng. Chỉ số SPAD của từng giống giảm rất nhanh song giữa các giống không có sự sai khác rõ ràng.

Đồ thị 4.3. Động thái chỉ số SPAD của lá các giống rau mùng tơi trồng thủy canh (trong 30 ngày)

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Ban đầu 7 ngày 14 ngày 21 ngày 30 ngày

Chỉ số SPAD

Thời gian

Giống mùng tơi PD 313 Giống mùng tơi C.H 101 Giống mùng tơi Nhật NP-11

Bảng 4.4. Kết quả sinh trưởng của các giống rau mùng tơi trồng thủy canh sau 30 ngày sau khi trồng.

Giống mùng tơi Số lá trung bình/cây

(lá/cây)

Chỉ số SPAD

Chiều cao cây trung

bình (cm)

Khối lượng cây trung

bình (g/cây)

NSLT (g/m2)

NSTT (g/m2)

Giống mùng tơi

PD 313 4,78a 5,9 9,44b 3,12ab 168 156c

Giống mùng tơi

C.H 101 4,67a 5,6 9,72a 3,31a 179 172a

Giống mùng tơi

Nhật NP-11 4,56a 5,8 9,41b 3,09b 167 164b

CV% 2,12 - 1,70 6,29 - 1,64

LSD0,05 0,48 - 0,16 0,20 - 6,14

Những trị số trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái là không có sự sai khác ở mức sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 5% theo phần mềm Sas.

Kết quả thí nghiệm cho thấy các giống mùng tơi thí nghiệm khi trồng thủy canh đều có biểu hiện mất màu xanh ở lá. Quá trình biểu hiện hiện tượng này là như nhau. Các chỉ số sinh trưởng về chiều cao, số lá gần như nhau giữa các giống, cây sinh trưởng và phát triển chậm. Năng suất trung bình/cây thu được rất thấp chỉ được 3-4g/cây trong khoảng thời gian trồng là 30 ngày.

Hình 4.1. Các giống mùng tơi trồng thủy canh sau 30 ngày

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của sắt trong dung dịch trồng rau cải, mùng tơi gây nên hiện tượng mất màu xanh và biện pháp khắc phục bằng bổ sung fe edta (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)