4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA DUNG DỊCH SH1 ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA GIỐNG RAU CẢI XANH XANH MỠ VÀ GIỐNG RAU MÙNG TƠI C.H 101 Ở CÁC THỜI VỤ KHÁC
4.2.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch SH1 đến sinh trưởng của giống rau giống rau mùng tơi C.H 101 ở các thời vụ khác nhau
Trong điều kiện thí nghiệm trồng ở các mùa khác nhau, giống mùng tơi C.H 101 trồng đều có biểu hiện mất màu xanh ở lá nhưng sự biểu hiện và sinh trưởng của cây là khác nhau ở từng thời vụ. Vụ đông cây có tốc độ phát triển chậm nhất, biểu hiện của hiện tượng mất màu xanh ở lá mạnh nhất trong 3 vụ thí nghiệm. Vụ hè cây phát triển tốt nhất và biểu hiện hiện tượng mất màu ở lá nhẹ nhất. Các kết quả thí nghiệm được thể hiện trong các bảng dưới.
Bảng 4.8: Động thái tăng trưởng số lá/cây của giống rau mùng tơi C.H 101 trồng thủy canh ở các thời vụ khác nhau (trong 30 ngày)
Đơn vị: lá/cây Thời gian Ban đầu 7 ngày 14 ngày 21 ngày 30 ngày Vụ đông 2,00 ± 0,00 3,33 ± 0,50 3,78 ± 0,44 4,11 ± 0,50 4,33 ± 0,53 Vụ xuân 2,00 ± 0,00 4,56 ± 0,53 5,22 ± 0,44 6,11 ± 0,53 6,44 ± 0,53 Vụ hè 2,00 ± 0,00 5,11 ± 0,33 6,11 ± 0,53 7,86 ± 0,50 9,33 ± 0,50
Từ kết quả ở bảng 4,8 cho thấy, sau 30 ngày trồng giống mùng tơi C.H 101 có sự tăng trưởng số lá/cây khác nhau ở các vụ khác nhau, vụ đông có sự tăng trưởng kém nhất, tiếp đến là vụ xuân, và vụ hè cây có biểu hiện tốt nhất. Cụ thể, vụ đông số lá trên cây tăng từ 2,00 ± 0,00 lên 4,33 ± 0,53 tăng thêm 2,33 lá/cây. Vụ xuân số lá/cây tăng từ 2,00 ± 0,00 lên 6,44 ± 0,53 tăng thêm 4,44 gần gấp 2 lần vụ đông. Vụ hè số lá trên cây tăng từ 2,00 ± 0,00 lên 9,33 ± 0,50 tăng thêm 7,33 lá/cây gấp 3,1 lần vụ đông.
Đồ thị 4.6. Động thái tăng trưởng số lá/cây của giống rau mùng tơi C.H 101 trồng thủy canh ở các thời vụ khác nhau (trong 30 ngày)
Bảng 4.9. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống rau mùng tơi C.H 101 trồng thủy canh ở các thời vụ khác nhau (trong 30 ngày)
Đơn vị: cm Thời gian Ban đầu 7 ngày 14 ngày 21 ngày 30 ngày Vụ đông 4,08 ± 0,28 5,42 ± 0,33 6,86 ± 0,98 8,13 ± 1,31 9,32 ± 1,41 Vụ xuân 4,11 ± 0,23 5,98 ± 0,32 7,11 ± 0,75 8,89 ± 1,31 10,74 ± 1,37 Vụ hè 4,12 ± 0,22 6,82 ± 0,31 8,64 ± 0,89 10,35 ± 1,24 13,79 ± 2,42
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Ban đầu 7 ngày 14 ngày 21 ngày 30 ngày
Số lá
Thời gian
Vụ đông Vụ xuân Vụ hè
Đồ thị 4.7. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống rau mùng tơi C.H 101 trồng thủy canh ở các thời vụ khác nhau (trong 30 ngày)
Từ kết quả ở bảng 4.9 cho thấy, sau 30 ngày giống mùng tơi C.H 101 có sự tăng trưởng chiều cao cây khác nhau ở các vụ thí nghiệm khác nhau, vụ đông có sự tăng trưởng kém nhất, tiếp đến là vụ xuân, và vụ hè chiều cao cây phát triển cao nhất. Cụ thể, vụ đông chiều cao cây tăng từ 4,08 ± 0,28 lên 9,32 ± 1,41 cm, tăng thêm 5,24 cm. Vụ xuân chiều cao cây tăng từ 4,11 ± 0,23 lên 10,74 ± 2,37 cm, tăng thêm 6,63 gần gấp 1,2 lần vụ đông. Vụ hè chiều cao cây trên cây tăng từ 4,12 ± 0,22 lên 13,79 ± 2,43 cm tăng thêm 9,67 cm gấp 1,8 lần vụ đông.
Bảng 4.10: Động thái chỉ số SPAD của lá giống rau mùng tơi C.H 101 trồng thủy canh ở các thời vụ khác nhau (trong 30 ngày)
Đơn vị: cm Thời gian Ban đầu 7 ngày 14 ngày 21 ngày 30 ngày Vụ đông 36,61 ± 2,45 16,10 ± 1,67 8,83 ± 0,92 6,52 ± 0,53 5,63 ± 0,49 Vụ xuân 36,59 ± 2,01 18,25 ± 1,83 13,41 ± 1,17 11,56 ± 0,79 9,53 ± 0,72 Vụ hè 36,42 ± 2,12 21,58 ± 1,43 19,43 ± 1,72 16,69 ± 1,12 14,06 ± 1,01
Từ kết quả bảng 4.10 cho thấy, sau 30 ngày trồng giống mùng tơi C.H 101 trồng ở vụ đông có sự giảm chỉ số SPAD ở lá cao nhất trong 3 vụ thí nghiệm. Cụ thể ở vụ đông chỉ số SPAD ở lá từ 36,61 ± 2,45 giảm xuống còn 5,63 ± 0,49 lá cây chỉ còn màu trắng. Vụ xuân chỉ số SPAD ở lá giảm từ 36,59 ± 2,01 xuống 9,53 ± 0,72 cao hơn vụ đông. Vụ hè chỉ số SPAD ở lá giảm từ 36,42 ± 2,12 xuống còn 14,06 ± 1,01.
0 2 4 6 8 10 12 14 16
Ban đầu 7 ngày 14 ngày 21 ngày 30 ngày
Chiều cao cây
Thời gian
Vụ đông Vụ xuân Vụ hè
Đồ thị 4.8. Động thái chỉ số SPAD của lá giống rau mùng tơi C.H 101 trồng thủy canh ở các thời vụ khác nhau (trong 30 ngày)
Bảng 4.11. Kết quả sinh trưởng của giống rau mùng tơi C.H 101 trồng thủy canh ở các thời vụ khác nhau sau 30 ngày sau khi trồng Giống mùng
tơi
Số lá trung bình/cây
(lá/cây)
Chỉ số SPAD
Chiều cao cây trung
bình (cm)
Khối lượng cây trung
bình (g/cây)
NSLT (g/m2)
NSTT (g/m2)
Vụ đông 4,33c 5,63 9,32c 3,34c 180 144a
Vụ xuân 6,44b 9,53 10,74b 6,82b 368 294b
Vụ hè 9,33a 14,06 13,79a 9,56a 516 463c
CV% 7,99 - 1,53 3,77 - 5,46
LSD0,05 0,53 - 0,17 0,25 - 37,15
Những trị số trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái là không có sự sai khác ở mức sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 5% theo phần mềm Sas.
Kết quả thí nghiệm ở bảng 4.11 cho thấy, ở các mùa vụ khác nhau sự phát triển và biểu hiện của hiện tượng mất màu xanh ở giống mùng tơi C.H 101 có sự khác nhau. Ở vụ đông biểu hiện của hiện tượng mất màu xanh ở lá mạnh nhất trong 3 vụ thí nghiệm. Quá trình sinh trưởng của cây chậm và năng suất thấp nhất trong 3 vụ thí nghiệm. Kết quả sau 30 ngày trồng năng suất cây ở vụ đông đạt 3,34g/cây, năng suất cây. Vụ xuân năng suất cây đạt 6,82g/cây, gấp 2,04 lần vụ đông. Vụ hè năng suất cây đạt 9,56g/cây, gấp 2,8 lần vụ đông.
Như vậy, ở các mùa vụ khác nhau cây mùng tơi C.H 101 có sự biểu hiện
0 5 10 15 20 25 30 35 40
Ban đầu 7 ngày 14 ngày 21 ngày 30 ngày
Chỉ số SPAD
Thời gian
Vụ đông Vụ xuân Vụ hè
hiện tượng mất màu xanh khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể do nhiệt độ đã ảnh hưởng tới sự hút sắt của cây mùng tơi.