Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của bổ sung Fe-EDTA vào dung dịch trồng đến sinh trưởng, năng xuất và khả năng khắc phục hiện tượng mất màu xanh trên lá rau mùng tơi C.H 101

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của sắt trong dung dịch trồng rau cải, mùng tơi gây nên hiện tượng mất màu xanh và biện pháp khắc phục bằng bổ sung fe edta (Trang 59 - 65)

4.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của bổ sung fe-edta vào dung dịch trồng đến sinh trưởng, năng xuất và khả năng khắc phục hiện tượng mất màu

4.5.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của bổ sung Fe-EDTA vào dung dịch trồng đến sinh trưởng, năng xuất và khả năng khắc phục hiện tượng mất màu xanh trên lá rau mùng tơi C.H 101

Chỉ số SPAD

Màu sắc quan sát được

Hàm lượng Fe (mg/kg

tươi)

Hàm lượng Mg (mg/kg

tươi)

Hàm lượng N (% tươi) Rau cải trên

trồng đất 36,3 Xanh 48,6 47,4 0,42

Rau cải trồng

trên dung dịch 16,8 Trắng xanh 16,5 34,4 0,19

Hàm lượng sắt, magiê, nitơ trong rau trồng trong đất trồng là 48,6 (mg/kg tươi), 47,4 (mg/kg tươi), 0,42 (% tươi) cao hơn so trồng trong dung dịch là 16,5 (mg/kg tươi), 34,4 (mg/kg tươi), 0,19 (% tươi). Do thiếu sắt nên khả cây giảm khả năng tổng hợp diệp lục. Do đó, cây chậm phát triển nên khả năng hút magiê và nitơ của cây cũng giảm.

4.5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG FE-EDTA VÀO DUNG DỊCH TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG XUẤT VÀ KHẢ NĂNG KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG MẤT MÀU XANH TRÊN LÁ MÙNG TƠI C.H 101 VÀ RAU CẢI XANH XANH MỠ

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của bổ sung Fe-EDTA vào dung dịch trồng đến hiện tượng mất màu xanh trên lá và sinh trưởng, năng xuất cây mùng tơi C.H 101 và rau cải xanh xanh mỡ chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các chỉ tiêu cơ bản sau: Số lá/cây, chiều cao, chỉ số SPAD trên lá, khối lượng cây.

4.5.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của bổ sung Fe-EDTA vào dung dịch trồng đến sinh trưởng, năng xuất và khả năng khắc phục hiện tượng mất màu xanh trên lá rau mùng tơi C.H 101

Trong cùng điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng,... giống mùng tơi C.H 101 trồng tại các công thức bổ sung Fe-EDTA khác nhau có những động thái sinh trưởng khác nhau về chỉ tiêu số lá/cây (bảng 4.26 và hình 4.11), chiều cao cây (bảng 4.27. và hình 4.12), chỉ số SPAD trên lá (bảng 4.28 và đồ thị 4.13), năng suất cây (bảng 4.29). Số lá/cây, chiều cao và năng suất có những thay đổi tích cực khi dung dịch bổ sung thêm Fe-EDTA đặc biệt là hiện tượng mất màu xanh đã được khắc phục hoàn toàn ở công thức 200% Fe-EDTA (80mg/l).

Bảng 4.26. Động thái tăng trưởng số lá/cây của giống rau mùng tơi C.H 101 trồng thủy canh khi bổ sung Fe – EDTA với các mức khác nhau

(trong 30 ngày)

Đơn vị: lá/cây Công thức Ban đầu 7 ngày 14 ngày 21 ngày 30 ngày CT1 (ĐC 40mg/l) 2,00 ± 0,00 3,67 ± 0,33 4,44 ± 0,44 4,89 ± 0,44 5,44 ± 0,33 CT2 (50mg/l) 2,00 ± 0,00 4,45 ± 0,33 6,56 ± 0,50 7,89 ± 0,71 8,55 ± 0,50 CT3 (60 mg/l) 2,00 ± 0,00 4,56 ± 0,44 7,11 ± 0,53 8,89 ± 0,53 10,11 ± 0,53 CT4 (70mg/l) 2,00 ± 0,00 4,67 ± 0,44 7,22 ± 0,50 9,11 ± 0,56 11,11 ± 0,56 CT5 (80mg/l) 2,00 ± 0,00 4,89 ± 33 7,34 ± 0,53 9,56 ± 0,63 12,89 ± 0,71

Đồ thị 4.11. Động thái tăng trưởng số lá/cây của giống rau mùng tơi C.H 101 trồng thủy canh khi bổ sung Fe – EDTA với các mức khác nhau

(trong 30 ngày)

Kết quả ở bảng 4.26 và đồ thị 4.11 cho thấy, ngay từ tuần đầu tiên sau khi trồng cây thí nghiệm đã thể hiện sự ảnh hưởng tích cực về số lá ở các công thức bổ sung thêm Fe-EDTA. Số lá/cây ở các công thức bổ sung nhiều hơn so với công thức không bổ sung thêm. Ở công thức đối chứng, số lá trên cây đạt 3,67 lá/cây, ở các công thức bổ sung thêm Fe-EDTA, chỉ tiêu này dao động từ 4,45 – 4,89 lá trên cây. Ở các tuần theo dõi tiếp theo, cũng cho kết quả tương tự. Số lá ở các công thức bổ sung lớn hơn so với công thức không bổ sung, lượng bổ sung tăng thì sự tăng trưởng của lá cũng tăng. Đến ngày thứ 30 sau khi trồng, số lá trên cây ở công thức đối chứng đạt 5,44 lá/cây thấp nhất so với công thức 2, 3và 4 đạt 8,55, 10,11 và 11,11. Số lá/cây lớn nhất ở công thức 5 bổ sung thêm 100% (80

0 2 4 6 8 10 12 14

Ban đầu 7 ngày 14 ngày 21 ngày 30 ngày

Số lá

Thời gian

CT1 CT2 CT3 CT4 CT5

mgFe/l) đạt 12,89 lá/cây và cũng cao hơn so với trồng trong đất. Về tốc độ tăng trưởng, ở công thức đối chứng từ lúc trồng đến 30 ngày trồng cây chỉ tăng được 3-4 lá/cây, công thức 2 tăng thêm 6-7 lá/cây, công thức 3 tăng thêm 7-8 lá/cây, công thức 4 tăng thêm 8-9 lá/cây, công thức 5 tốc độ tăng cao nhất là 11-12 lá/cây.

Như vậy, qua kết quả theo dõi động thái sinh trưởng số lá trên cây thấy khi bổ sung thêm sắt vào dung dịch đã cải thiện được sự sinh trưởng số lá của cây mùng tơi.

Bảng 4.27. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống rau mùng tơi C.H 101 trồng thủy canh khi bổ sung Fe – EDTA với các mức khác nhau

(trong 30 ngày)

Đơn vị: cm Công thức Ban đầu 7 ngày 14 ngày 21 ngày 30 ngày CT1 (ĐC 40mg/l) 4,01 ± 0,15 5,16 ± 0,28 6,36 ± 0,38 7,56 ± 0,46 8,61 ± 0,52 CT2 (50mg/l) 3,96 ± 0,16 5,24 ± 0,35 6,90 ± 0,36 9,46 ± 0,68 14,52 ± 0,85 CT3 (60 mg/l) 4,02 ± 0,17 5,36 ± 0,32 6,80 ± 0,33 10,20 ±0,53 17,24 ± 0,86 CT4 (70mg/l) 4,07 ± 0,17 5,31 ± 0,29 6,96 ± 0,39 13,60 ± 0,93 20,63 ± 1,12 CT5 (80mg/l) 3,87 ± 0,14 5,39 ± 0,33 7,56 ± 0,43 14,30 ± 84 22,89 ± 1,20

Đồ thị 4.12. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống rau mùng tơi C.H 101 ở các công thức bổ sung Fe-EDTA khác nhau (trong 30 ngày)

0 5 10 15 20 25

Ban đầu 7 ngày 14 ngày 21 ngày 30 ngày

Chiều cao cây

Thời gian

CT1 CT2 CT3 CT4 CT5

Động thái tăng trưởng của chiều cao cây của giống rau mùng tơi C.H 101 ở các công thức bổ sung Fe-EDTA cũng có tỉ lệ thuận với hàm lượng Fe-EDTA bổ sung. Khi lượng Fe-EDTA tăng thì tốc độ tăng trưởng chiều cao cũng tăng.

Kết quả ở bảng 4.27 và đồ thị 4.12 cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của công thức 1 (không bổ sung thêm Fe-EDTA) thấp nhất so với các công thức bổ sung và cao nhất ở công thức bổ sung thêm 100% (80 mgFe/l). Sau 30 ngày trồng, công thức 1 chiều cao cây đạt 8,61 cm, tăng thêm 4,6 cm so với lúc trồng. Công thức 2, chiều cao cây đạt 14,52 cm, tăng thêm 10,56 cm so với lúc trồng, tốc độ tăng thêm gấp 2,3 lần so với công thức 1. Công thức 3, chiều cao cây đạt 17,24cm, tăng thêm 13,22 so với lúc trồng, tốc độ tăng thêm gấp 2,8 lần so với công thức 1. Công thức 4, chiều cao cây đạt 20,63cm, tăng thêm 16,56cm, tốc độ tăng thêm gấp 3,6 lần so với công thức 1. Công thức 5, chiều cao cây đạt 22,89cm, tăng thêm 18,82cm, tốc độ tăng thêm gấp 4,1 lần so với công thức 1 và cao hơn so với trồng trong đất.

Như vậy, qua kết quả theo dõi động thái sinh trưởng chiều cao cây thấy khi bổ sung thêm sắt vào dung dịch đã cải thiện được sự tăng trưởng chiều cao của cây mùng tơi.

Bảng 4.28. Động thái chỉ số SPAD lá cây của giống rau mùng tơi C.H 101 trồng thủy canh khi bổ sung Fe – EDTA với các mức khác nhau

(trong 30 ngày)

Đơn vị: cm Công

thức

Ban đầu

7 ngày 14 ngày 21 ngày 30 ngày Màu sắc lá CT1 (ĐC

40mg/l) 36,36 ± 2,12 18,52 ± 2,75 11,56 ± 2,12 8,82 ± 0,86 5,67 ± 0,18 Trắng CT2

(50mg/l) 36,24 ± 2,22 31,24 ± 2,52 26,21 ± 2,98 24,23 ± 2,16 17,54 ± 1,28 Vàng xanh CT3 (60

mg/l) 36,02 ± 2,02 34,81 ± 2,23 32,01 ± 2,86 30,15 ± 2,23 25,26 ± 2,57 Xanh nhạt CT4

(70mg/l) 36,53 ± 2,56 35,21 ± 2,10 33,42 ± 2,49 32,51 ± 2,43 27,43 ± 2,15 Xanh nhạt CT5

(80mg/l) 36,52 ± 2,68 36,68 ± 2,30 36,93 ± 2,95 37,25 ± 2,68 38,80 ± 3,86 Xanh

Đồ thị 4.13. Động thái chỉ số SPAD lá cây trung bình của giống rau mùng tơi C.H 101 trồng thủy canh khi bổ sung Fe – EDTA với các mức

khác nhau (trong 30 ngày)

Sự thay đổi chỉ số SPAD ở các tuần theo dõi cho thấy ở các công thức bổ sung thêm Fe-EDTA có sự thay đổi tích cực so với công thức đối chứng không bổ sung. Cụ thể số liệu ở bảng 4.28 và đồ thị 4.13 cho thấy chỉ số SPAD tỉ lệ thuận với hàm lượng Fe-EDTA bổ sung trong dung dịch ở các cùng thời gian theo dõi, chỉ số SPAD ở các công thức có hàm lượng Fe-EDTA bổ sung cao hơn thì chỉ số cũng cao hơn, sự khác biệt này khá rõ ngay từ tuần đâu tiên theo dõi và càng rõ trong những thời gian tiếp theo. Sau thời gian trồng 30 ngày lá cây ở công thức 1 (ĐC) chỉ số SPAD còn 5,67 ± 0,18, lá lúc này có màu trắng hoàn toàn. Ở công thức 2 chỉ số SPAD là 17,54 ± 1,28 cao hơn so với công thức 1, lá lúc này có màu vàng nhạt. Ở công thức 3,4 chỉ số SPAD là 25,26 ± 2,57 và 27,43 ± 2,15 cao hơn hẳn so với công thức 1, màu sắc lá đã được cải thiện lên khá nhiều. Ở công thức 5 chỉ số SPAD là 38,80 ± 3,86 cao hơn rất nhiều so với các công thức còn lại.

Màu xanh của lá đã trở lại bình thường. Tuy nhiên, chỉ số SPAD vẫn thấp hơn so với cây trồng trong đất.

Như vậy, qua kết quả theo dõi chỉ số SPAD của lá cho thấy khi bổ sung thêm sắt vào dung dịch đã cải thiện được hiện tượng mất màu xanh của cây lá mùng tơi.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Ban đầu 7 ngày 14 ngày 21 ngày 30 ngày

Chỉ số SPAD

Thời gian

CT1 CT2 CT3 CT4 CT5

Bảng 4.29. Kết quả theo dõi chỉ số SPAD và hàm lượng sắt, nitơ, magiê trong rau mùng tơi C.H 101 trồng thủy canh khi bổ sung Fe – EDTA

với các mức khác nhau (sau 30 ngày trồng)

Phương pháp trồng

Chỉ số SPAD

Màu sắc quan sát được

Hàm lượng Fe (mg/kg

tươi)

Hàm lượng Mg (mg/kg

tươi)

Hàm lượng N (% tươi)

CT1 (ĐC 40mg/l) Trắng 5,67 5,7 20,1 0,11

CT2 (50mg/l) Vàng xanh 17,54 5,9 28,1 0,19

CT3 (60 mg/l) Xanh nhạt 25,26 6,4 37,0 0,35

CT4 (70mg/l) Xanh nhạt 29,43 7,7 42,7 0,57

CT5 (80mg/l) Xanh 38,80 8,8 47,4 0,78

Từ kết quả phân tích ở bảng 4.29 cho thấy cây mùng tơi C.H 101 trồng trong các dung dịch bổ sung tăng nồng độ Fe-EDTA, màu xanh của cây cũng dần trở lại bình thường do đó sự hấp thu các nguyên tố liên quan đến màu xanh lá Fe, N, Mg cũng tăng.

Bảng 4.30. Kết quả sinh trưởng của giống giống rau mùng tơi C.H 101 trồng thủy canh khi bổ sung Fe – EDTA với các mức khác nhau sau 30 ngày.

Giống mùng tơi

Số lá trung bình/cây

(lá/cây)

Chỉ số SPAD

Chiều cao cây trung bình (cm)

Khối lượng cây trung bình (g/cây)

NSLT (g/m2)

NSTT (g/m2)

CT1 (ĐC 40mg/l) 5,44e 5,67 8,61e 4,62e 249 201e

CT2 (50mg/l) 8,55d 17,54 14,52d 7,23d 390 315d

CT3 (60 mg/l) 10,11c 25,26 17,24c 12,98c 701 639c

CT4 (70mg/l) 11,11b 29,43 20,63b 18,76b 1013 925b

CT5 (80mg/l) 13,00a 38,80 22,89a 22,74a 1228 1092a

CV% 5,16 - 4,60 7,60 - 3,94

LSD0,05 0,48 - 0,74 0,97 - 47,07

Những trị số trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái là không có sự sai khác ở mức sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 5% theo phần mềm Sas.

Từ kết quả ở bảng 4.30 cho thấy sự khác biệt khá rõ ràng về các chỉ số sinh trưởng và năng suất của cây mùng tơi khi trồng ở các dung dịch nồng độ Fe- EDTA khac nhau:

- Ở công thức CT1 cây gần như ngừng sinh trưởng nên cho năng suất rất thấp chỉ đạt 4,62 g/cây.

- Ở công thức CT2 và CT 3 màu xanh của lá rau mùng tơi đã được cải

thiện hơn nhưng cây vẫn sinh trưởng kém nên năng suất tăng không đáng kể chỉ đạt 7,23 g/cây và 12,98 g/cây.

- Ở công thức CT4 màu xanh của được cải thiện khá tốt, năng suất mùng tơi đạt 18,76 g/cây.

- Ở công thức CT5 tuy số lá trung bình/cây, chiều cao cây và hàm lượng sắt phân tích được có trong cây còn thấp hơn so với mùng tơi trồng đất nhưng cây sinh trưởng tốt; thân mập, mọng nước và đạt năng suất 22,74g/cây cao hơn so với trồng đất 18,55 g/cây. Năng suất cây tăng 492% so với công thức không bổ sung.

Như vậy, khi bổ sung Fe-EDTA vào dung dịch dinh dưỡng SH1 thì khả năng sinh trưởng của cây mùng tơi C.H 101 tốt hơn, năng suất cao hơn so với khi trồng ở dung dịch không bổ sung thêm. Ở công thức 5 các chỉ số sinh trưởng và năng suất còn cao hơn so với trong đất, tuy nhiên chỉ số SPAD vẫn thấp hơn so với trong đất và màu xanh của lá cũng không đậm bằng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của sắt trong dung dịch trồng rau cải, mùng tơi gây nên hiện tượng mất màu xanh và biện pháp khắc phục bằng bổ sung fe edta (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)