2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
Cỡ mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo yêu cầu trong Thông tư 03/2012/TT-BYT ngày 03/12/2012.
Cỡ mẫu nghiên cứu được chọn là 240 đối tượng được phân bổ ngẫu nhiên vào 4 nhóm với tỷ lệ ngang nhau, trong đó có 3 nhóm tiêm vắc xin nghiên cứu với liều lượng kháng nguyên khác nhau, 1 nhóm tiêm vắc xin đối chứng. Cỡ mẫu này đảm bảo yêu cầu nêu trong thông tư 03/2012/TT-BYT của Bộ Y tế về cỡ mẫu của nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 và đã được Hội đồng đạo đức Bộ y tế chấp thuận.
Để có được 240 trẻ từ 2 tháng tuổi đủ tiêu chuẩn và được cha/mẹ/người đại diện hợp pháp chấp thuận cho trẻ tham gia vào nghiên cứu, tổ chức nhận thử đã cung cấp thông tin và tư vấn về nghiên cứu cho 350 cha/mẹ/người đại diện hợp pháp của trẻ và mời cha/mẹ/người đại diện hợp pháp của trẻ cho trẻ tham gia nghiên cứu.Sau cung cấp thông tin và tư vấn, có 292 trẻ được cha/mẹ/người đại diện hợp pháp chấp thuận cho tham gia nghiên cứu bằng văn bản (số còn lại bố/mẹ/người đại diện hợp pháp từ chối cho trẻ tham gia nghiên cứu vì các lý do
292 trẻ từ 2 tháng tuổi Khám, loại trừ
Vào NC: 240 trẻ
Nhóm D: 60 trẻ Tiêm 3 liều, mỗi liều theo công thức 1,5:5:5 đơn
vị KN D
Nhóm B: 60 trẻ Tiêm 3 liều, mỗi
liều theo công thức 3:10:10 đơn
vị KN D
Nhóm C: 60 trẻ Tiêm 3 liều, mỗi liều theo công thức 6:20:20 đơn
vị KN D
Nhóm E:60 trẻ Tiêm 3 liều vắc
xin bại liệt IMOVAX, Pháp Tư vấn: 350 trẻ tiềm năng
Lấy ICF 58 trẻ bố/mẹ không chấp thuận cho tham gia NC
52 trẻ không đủ tiêu chuẩn hoặc không được tuyển do đã tuyển đủ
đối tượng
Hình 2.1. Sơ đồ tuyển chọn và phân nhóm đối tượng (nhóm B,C,D,E)
khác nhau, nhiều nhất là họ cho rằng vắc xin này còn đang thử nghiệm nên có thể không an toàn cho con họ). Tất cả 292 trẻ được cha/mẹ/người đại diện hợp pháp chấp thuận cho tham gia nghiên cứu đã được khám sàng lọc để lựa chọn ra 240 trẻ đầu tiên đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu và được tiêm vắc xin nghiên cứu/vắc xin đối chứng liều 1 với mong muốn số lượng trẻ hoàn thành nghiên cứu là 200 trẻ (với khoảng dao động ±5%) và mỗi nhóm phải đảm bảo không dưới 30 đối tượng để đảm bảo độ tin cậy thống kê của số liệu cần phân tích.
Với thiết kế nghiên cứu yêu cầu rất nghiêm ngặt, đối tượng tham gia nghiên cứu là trẻ nhỏ từ 2 tháng (60 ngày) tuổi, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn lựa chọn, không vi phạm tiêu chuẩn loại trừ ở mỗi lần thăm khám. Trẻ chỉ được coi là hoàn thành nghiên cứu khi trải qua 4 lần thăm khám với 3 lần tiêm vắc xin và 3 lần lấy máu làm xét nghiệm sinh hóa và miễn dịch.
Bảng 2.1. Phân nhóm đối tượng trong nghiên cứu
Phân nhóm
Nhóm thử nghiệm Vắc xin IPOVAC
Nhóm đối chứng Vắc xin Imovax
B C D E
Cỡ mẫu 60 60 60 60
Tổng cộng 240
Tiến hành nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đơn, có đối chứng bằng vắc xin bại liệt tiêm IMOVAX® - POLIO do công ty Sanofi Pasteur, Pháp sản xuất.
Qui trình phân bổ ngẫu nhiên đối tượng vào các nhóm nghiên cứu:
Nếu đối tượng thỏa mãn các tiêu chí tham gia nghiên cứu sẽ được một cán bộ nghiên cứu của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương gán mã số nghiên cứu (duy nhất cho mỗi đối tượng và được sử dụng ở tất cả các tài liệu, biểu mẫu, mẫu phẩm trong suốt thời gian tham gia nghiên cứu). Sau đó, lấy một phong bì bên ngoài có in sẵn mã số nghiên cứu của đối tượng, bên trong chứa mã số nghiên cứu của đối
tượng và mã số các lọ vắc xin mà đối tượng sẽ được tiêm ở cả 3 liều. Việc phân bổ ngẫu nhiên đảm bảo sự công bằng cho mọi trẻ tham gia nghiên cứu. Mỗi trẻ đều có cơ hội phân vào 4 nhóm của nghiên cứu như nhau.
Khi thu tuyển các đối tượng vào nghiên cứu, đối với mỗi xã tham gia nghiên cứu, các mã số từ XX-0001 đến XX-YYYY (XX là mã số các xã, từ 01 đến 10, YYYY là số thứ tự của trẻ được tuyển vào nghiên cứu trong xã đó). Ở mỗi xã, tổng số đối tượng tham gia nghiên cứu là bội số của 4 để số đối tượng được phân bổ ngẫu nhiên và đồng đều vào 4 nhóm nghiên cứu.
Quy trình mã hóa vắc xin: Các lọ vắc xin được dán nhãn chữ B, C, D, E đè lên nhãn của nhà sản xuất và đảm bảo yêu cầu không nhìn thấy nhãn lọ vắc xin đã dán trước đây (do mặt sau của nhãn nghiên cứu đã được in màu đen) và hình thức bên ngoài của các lọ vắc xin với liều lượng khác nhau hoàn toàn giống nhau (trừ mã chữ), nhãn không rách hoặc bong trong suốt quá trình bảo quản, vận chuyển và sử dụng tại điểm nghiên cứu.
Chuẩn bị một phong bì dán kín, bên ngoài có mã số nghiên cứu sẽ được gán cho trẻ, bên trong có chứa mã số nghiên cứu của trẻ (tương ứng với mã số in ngoài phong bì) và nhóm nghiên cứu để dùng cho 4 nhóm nghiên cứu theo 3 liều lượng nghiên cứu khác nhau và vắc xin đối chứng. Chỉ có cán bộ phụ trách việc dán nhãn các lọ vắc xin biết lọ vắc xin nghiên cứu có mã chữ nào là vắc xin liều nào.
Khi trẻ được gán mã số nghiên cứu theo trình tự được tuyển vào, một cán bộ nghiên cứu lấy phong bì có in mã số đó và mở ra để biết trẻ sẽ được tiêm lọ vắc xin có mã chữ nào và cán bộ tiêm vắc xin sẽ lấy đúng lọ vắc xin có mã chữ đó để tiêm cho trẻ. Sau khi hoàn thành việc tuyển 240 trẻ tham gia nghiên cứu, mỗi nhóm có đúng 60 trẻ tham gia nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, các nghiên cứu viên chỉ có thể phân biệt được lọ vắc xin nghiên cứu (nhưng không biết liều lượng vắc xin của các lọ khác nhau) và vắc xin đối chứng. Cha mẹ trẻ, người giám sát và thu thập số liệu an toàn, và người làm xét nghiệm công thức máu, men gan, creatinin và xét nghiệm kháng thể không được biết đối tượng/mẫu máu nào thuộc nhóm vắc xin thử nghiệm liều nào hay vắc xin đối chứng.