Nhìn chung, các kết quả quan sát được cho thấy vắc xin IPV ở cả 3 liều lượng nghiên cứu an toàn tương đương với vắc xin đối chứng IMOVAX® Polio đã được cấp phép. Trong nghiên cứu này, có 7 đối tượng phải rút khỏi nghiên cứu vì chống chỉ định tạm thời khi tiêm các mũi tiếp theo (bị bệnh cấp tính), 5 đối tượng chuyển đi khỏi khu vực nghiên cứu cùng gia đình và 29 trường hợp từ chối tiếp tục tham gia nghiên cứu cho thấy việc hiểu và tình nguyện cho con tham gia các thử nghiệm lâm sàng vắc xin và tuân thủ các quy định của nghiên cứu vẫn còn là rào cản lớn ở các bậc phụ huynh. Trong thời gian nghiên cứu, có 18 biến cố bất lợi nghiêm trọng được ghi nhận và báo cáo. Các trường hợp biến cố bất lợi đều là mắc các bệnh thường gặp ở trẻ em và không liên quan đến vắc xin nghiên cứu. Các trường hợp biến cố bất lợi đều được điều trị khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng.
Trong thời gian theo dõi các phản ứng tức thì 30 phút sau tiêm, chỉ ghi nhận 1 trường hợp bị đau, phù nề và quầng đỏ (đường kính 50mm) mức độ nhẹ thuộc nhóm tiêm vắc xin đối chứng và các biểu hiện này hết ngay trong vòng 30 phút sau tiêm. Không ghi nhận trường hợp nào có biến cố bất lợi tại chỗ thời gian 7 ngày sau tiêm mỗi liều cũng như từ ngày 7 đến ngày tiêm vắc xin / thăm khám tiếp theo.
Cũng như các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng các vắc xin khác, người dân còn e ngại việc tham gia các thử nghiệm lâm sàng, và do việc tham giam nghiên cứu là hoàn toàn tự nguyện, họ có quyền rút khỏi nghiên cứu bất cử lúc nào mà không cần cho nghiên cứu viên biết lý do nên tỷ lệ từ chối tiếp tục tham gia nghiên cứu do lo sợ việc sử dụng các vắc xin mới ảnh hưởng đến sức khỏe hay việc lấy máu gây đau và ảnh hưởng đến sức khỏe vẫn còn là một vấn đề lớn mà các nghiên cứu viên cần nỗ lực tuyên truyền, vận động, giải thích để đạt được tỷ lệ hoàn thành nghiên cứu cao hơn.
Việc phân tích số liệu về tính an toàn được thực hiện trên số liệu nghiên cứu của các đối tượng hoàn thành việc tiêm đủ 3 liều vắc xin nghiên cứu theo đề cương (PPS).
Việc phân tích số liệu về tính sinh miễn dịch được thực hiện trên số liệu nghiên cứu của các đối tượng có đủ 3 mẫu máu đánh giá tính sinh miễn dịch theo đề cương (PPS)
Trong thời gian tham gia nghiên cứu, một số lượng lớn đối tượng còn được tiêm vắc xin Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên, thời điểm tiêm vắc xin Quinvaxem đều không nằm trong khoảng thời gian trước và sau tiêm vắc xin nghiên cứu trong vòng 7 ngày. Việc tiêm vắc xin Quinvaxem cũng góp phần làm tăng tỷ lệ biến cố bất lợi ngoài dự kiến (đặc biệt là sốt) ở các đối tượng nghiên cứu.
Trong vòng 7 ngày sau tiêm liều 1, nhóm tiêm vắc xin đối chứng có 3 trẻ (6,0%) có sốt, mức độ nặng nhất là mức độ 2 và kéo dài tối đa là 2 ngày. Ở nhóm liều 1,5:5:5 DU cũng ghi nhận 1 trường hợp (1,8%) có sốt mức độ 1 và kéo dài trong 1 ngày. Không ghi nhận trường hợp nào bị sốt ở 2 nhóm còn lại. Đối với dấu hiệu nôn, chỉ ghi nhận 2 trường hợp (4,0%) ở nhóm tiêm vắc xin đối chứng với mức độ nhẹ và kéo dài 1 ngày. Tiêu chảy ghi nhận 1 trường hợp (2,1%) ở nhóm liều 3:10:10 DU với mức độ nhẹ và kéo dài 1 ngày. Quấy khóc ghi nhận ở 2 trường hợp (4,0%) thuộc nhóm tiêm vắc xin đối chứng, mức độ vừa và kéo dài 1 ngày. Nhìn chung, các biến cố bất lợi toàn thân trong dự kiến chỉ ghi nhận ở dưới 10% số đối tượng tiêm vắc xin ở tất cả các nhóm, thời gian kéo dài tối đa là 2 ngày. Không ghi nhận trường hợp nào có biết cố bất lợi mức độ nặng ở tất cả các nhóm nghiên cứu.
Sự khác biệt về tỷ lệ của các biến cố bất lợi giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05
Trong vòng 7 ngày sau tiêm liều 2, cả 4 nhóm nghiên cứu đều ghi nhận các trường hợp có sốt với tỷ lệ lần lượt là 12,0%; 1,8%; 4,2% và 3,7% ở nhóm chứng, nhóm liều 1,5:5:5 DU, nhóm liều 3:10:10 DU và nhóm liều 6:20:20 DU. Tỷ lệ sốt ở các nhóm không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Nôn chỉ ghi nhận ở 2,0%
trẻ tiêm vắc xin đối chứng; Tiêu chảy ghi nhận ở 2,1% trẻ nhóm liều 3:10:10 DU.
Phát ban ghi nhận 2,0% trẻ nhóm tiêm vắc xin đối chứng và 1,9% trẻ nhóm liều 6:20:20 DU. Quấy khóc ghi nhận ở 6,0% trẻ tiêm vắc xin đối chứng, 2,1 % trẻ nhóm liều 3:10:10 DU và 5,5% trẻ nhóm liều 6:20:20 DU. Như vậy, sốt là biểu hiện gặp nhiều nhất nhưng chỉ ở khoảng 10%. Thời gian kéo dài tối đa của các biến cố bất lợi là 4 ngày. Không có trường hợp nào có các biểu hiện ở mức độ nặng. Sự khác biệt về tỷ lệ của các biến cố bất lợi giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05.
7 ngày sau tiêm liều 3, cả 4 nhóm nghiên cứu đều ghi nhận các trường hợp có sốt với tỷ lệ lần lượt là 4,0%; 7,3%; 10,4% và 5,6% ở nhóm vắc xin đối chứng, nhóm liều 1,5:5:5 DU, nhóm liều 3:10:10 DU và nhóm liều 6:20:20 DU. Tỷ lệ sốt ở các nhóm không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Nôn chỉ ghi nhận ở 2,1%
trẻ nhóm liều 3:10:10 DU; tiêu chảy ghi nhận ở 1,8% và 2,1% trẻ ở các nhóm trừ nhóm liều 6:20:20 DU. Phát ban ghi nhận 2,1% trẻ nhóm liều 3:10:10 DUvà 1,9%
ở nhóm liều 6:20:20 DU. Quấy khóc ghi nhận ở 2,1% đến 3,8% ở các nhóm trẻ tiêm vắc xin nghiên cứu. Không ghi nhận trẻ nào quấy khóc ở nhóm tiêm vắc xin đối chứng. Như vậy, sốt là biểu hiện gặp nhiều nhất nhưng chỉ ở mức khoảng 10%.
Thời gian kéo dài tối đa của các biến cố bất lợi là 5 ngày. Không có trường hợp nào có các biểu hiện ở mức độ nặng.
Các biến cố bất lợi toàn thân ngoài dự kiến thường gặp nhất sau tiêm liều 1 là sốt, quấy khóc và viêm họng và ghi nhận ở tất cả các nhóm. Các biến cố bất lợi toàn thân khác ghi nhận rải rác ở các nhóm nghiên cứu. Nhìn chung, tỷ lệ đối tượng có bất cứ một biến cố bất lợi toàn thân ngoài dự kiến của các nhóm lần lượt là 46,0%;
47,27%; 29,17% và 57,44% ở nhóm vắc xin đối chứng, nhóm liều 1,5:5:5 DU, nhóm liều 3:10:10 DU và nhóm liều 6:20:20 DU. So sánh các tỷ lệ này với nhóm tiêm vắc xin đối chứng chúng tôi không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
Tương tự như sau tiêm liều 1, các biến cố bất lợi toàn thân ngoài dự kiến thường gặp nhất sau tiêm liều 2 là sốt, quấy khóc và viêm họng và ghi nhận ở tất cả các nhóm. Các biến cố bất lợi toàn thân khác ghi nhận rải rác ở các nhóm nghiên cứu.
Nhìn chung, tỷ lệ đối tượng có bất cứ một biến cố bất lợi toàn thân ngoài dự kiến
của các nhóm lần lượt là 46,0%; 52,7%; 66,7% và 46,3% ở nhóm vắc xin đối chứng, nhóm liều 1,5:5:5 DU, nhóm liều 3:10:10 DU, nhóm liều 6:20:20 DU. So sánh các tỷ lệ này với nhóm tiêm vắc xin đối chứng chúng tôi không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
Tương tự như sau tiêm liều 1 và liều 2, các biến cố bất lợi toàn thân ngoài dự kiến thường gặp nhất sau tiêm liều 3 là sốt, viêm họng và quấy khóc và ghi nhận ở tất cả các nhóm. Các biến cố bất lợi toàn thân khác ghi nhận rải rác ở các nhóm nghiên cứu. Nhìn chung, tỷ lệ đối tượng có bất cứ một biến cố bất lợi toàn thân ngoài dự kiến của các nhóm lần lượt là 50,0%; 52,7%; 62,5% và 51,9% ở nhóm vắc xin đối chứng, nhóm liều 1,5:5:5 DU, nhóm liều 3:10:10 DU, nhóm liều 6:20:20 DU. So sánh các tỷ lệ này với nhóm tiêm vắc xin đối chứng chúng tôi không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
Dữ liệu an toàn từ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn này cho thấy vắc xin bại liệt bất hoạt IPOVAC sản xuất từ chủng Sabin được dung nạp tốt; không có biến cố bất lợi nghiêm trọng nào liên quan đến vắc xin được quan sát, tất cả các phản ứng tại chỗ và toàn thân đều nhẹ hoặc trung bình hoặc thoáng qua. 18 biến cố bất lợi nghiêm trọng xảy ra đều không liên quan đến vắc-xin. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu giai đoạn II trước đó đối với vắc xin bại liệt bất hoạt chủng Sabin tại Trung Quốc [17].
Tỷ lệ sốt không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm nghiên cứu (P=0,05), kể cả nhóm có hàm lượng kháng nguyên D của 3 typ cao. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp so với nghiên cứu trước đó ở Trung Quốc [17]. Tuy nhiên tại Trung Quốc có nhóm kháng nguyên D của 3 typ cao hơn hẳn so với các nhóm nghiên cứu của chúng tôi với tỷ lệ kháng nguyên D tương ứng typ 1,2,3 là 45:64:67,5 thì tỷ lệ sốt có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nhóm khác [17]. Điều này cho thấy với hàm lượng kháng nguyên D cao có thể gây ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn và các tác dụng không mong muốn cũng như mức kháng thể trung hòa cao hơn khi trẻ nhận được liều tiêm này.
Các biến cố bất lợi tại chỗ như sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm cũng như các biến cố bất lợi toàn thân trong dự kiến và ngoài dự kiến trong vòng 7 ngày sau tiêm
và trong suốt 30 ngày sau tiêm mỗi liều chủ yếu là sốt và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đó tại Trung Quốc [17].
4.1.2. Bàn luận về tính sinh miễn dịch
Bảng 3.9 và các hình 3.1, 3.2, 3.3 cho thấy trước tiêm liều 1, trung bình nhân hiệu giá kháng thể kháng cả 2 týp bại liệt 1, 2 và 3 đều ở mức thấp và không có sự khác biệt thống kê ở mức 5% giữa các nhóm nghiên cứu.
Tại thời điểm 30 ± 3 ngày sau tiêm liều 2, hiệu giá kháng thể ở tất cả các nhóm đều tăng. So sánh nhóm liều 1,5:5:5 DU với nhóm vắc xinđối chứng, hiệu giá kháng thể kháng Virus chủng Sabin týp 2 và Virus chủng Sabin týp 3 khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,05 nhưng kháng thể kháng vi rút chủng Sabin týp 1 không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,27). Hiệu giá kháng thể kháng vi rút chủng Sabin týp 2 và týp 3 của nhóm tiêm vắc xin liều 1,5:5:5 DU thấp hơn nhóm tiêm vắc xin đối chứng. Với nhóm tiêm liều 3:10:10 DU, hiệu giá kháng thể kháng vi rút chủng Sabin týp1 và 2 cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nhóm tiêm vắc xin đối chứng, trong khi hiệu giá kháng thể kháng Virus chủng Sabin týp 3 lại thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,001) so với nhóm tiêm vắc xin đối chứng.
Với nhóm liều 6:20:20 DU, hiệu giá kháng thể kháng Sabin týp1 và 2 cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nhóm tiêm vắc xin đối chứng, còn kháng thể kháng Sabin týp 3 tăng cao tương đương với vắc xin đối chứng.
Tại thời điểm 30 ± 3 ngày sau tiêm liều 3, hiệu giá kháng thể kháng cả 3 týp bại liệt đều tăng ở tất cả các nhóm và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nhóm đối chứng. Hiệu giá kháng thể kháng 3 týp Sabin ở cả 3 nhóm tiêm vắc xin nghiên cứu cao hơn có ý nghĩa so với nhóm tiêm vắc xin đối chứng và tỷ lệ thuận với hàm lượng kháng nguyên trong vắc xin.
Bảng 3.10 và các hình 3.4, 3.5 cho thấy tại thời điểm 30 ± 3 ngày sau tiêm liều 2, tỷ số trung bình nhân hiệu giá kháng thể kháng Virus chủng Sabin týp 2 và týp 3 ở nhóm liều 1,5:5:5 DU khác biệt có ý nghĩa thống kê (p≤0,01) so với nhóm chứng.
Bảng 3.13 và các hình 3.6, 3.7 cho thấy tại thời điểm 30 ± 3 ngày sau tiêm liều 2, tỷ lệ chuyển đổi kháng thể kháng 3 týp Sabin ở các nhóm đều đạt từ 67,31% (Virus
chủng Sabin týp 2, nhóm vắc xin liều 1,5:5:5 DU) đến 92,31% (Virus chủng Sabin týp 3, nhóm liều 6:20:20 DU) và không khác biệt có ý nghĩa thống kê so vớinhóm đối chứng. Tuy nhiên, ở nhóm liều 3:10:10 DU và nhóm liều 6:20:20 DU có xu hướng cao hơn và đều đạt trên 80%.
Kết quả về tính sinh miễn dịch của các nhóm nghiên cứu so với nhóm tiêm vắc xin đối chứng cho thấy vắc xin được dung nạp tốt. Sau tiêm 2 liều, nhóm tiêm vắc xin IPV liều 6:20:20 DU có hiệu giá kháng thể kháng Virus chủng Sabin týp 1 và Virus chủng Sabin týp 2 cao hơn vắc xin đối chứng, trong khi hiệu giá kháng thể kháng Sabin týp 3 tương đương với vắc xin đối chứng. Vắc xin IPV liều 3:10:10 DU cũng đã sinh được hiệu giá kháng thể cao hơn so với vắc xin đối chứng (trừ kháng thể kháng Sabin týp 3). Với nhóm tiêm vắc xin liều 1,5:5:5 DU, hiệu giá kháng thể kháng 3 týp Sabin thấp hơn hoặc tương đương so với nhóm chứng.
Tại thời điểm 30 ± 3 ngày sau tiêm liều 3, ở cả 3 hàm lượng kháng nguyên đều tạo được hiệu giá kháng thể với cả 3 týp Sabin cao hơn so với vắc xin đối chứng. Hiệu giá kháng thể có xu hướng tăng khi hàm lượng kháng nguyên trong vắc xin tăng.
Về tỷ số trung bình nhân hiệu giá kháng thể kháng 3 týp Sabin, tại thời điểm 30 ± 3 ngày sau tiêm liều 2, nhóm tiêm vắc xin IPV nghiên cứu liều 3:10:10 DU và liều 6:20:20 DU có tỷ số trung bình nhân hiệu giá kháng thể đối với cả 3 týp Sabin tương đương hoặc cao hơn nhóm tiêm vắc xin đối chứng. Tại thời điểm 30 ± 3 ngày sau tiêm liều 3, cả 3 nhóm tiêm vắc xin IPV nghiên cứu đều có tỷ số trung bình nhân hiệu giá kháng thể cao hơn hoặc tương đương nhóm tiêm vắc xin đối chứng. Tỷ số trung bình nhân hiệu giá kháng thể typ 1 và 3 cao hơn rõ rệt so với typ 2 ở tất cả các nhóm sử dụng vắc xin nghiên cứu.
Tỷ số trung bình nhân hiệu giá kháng thể kháng Virus chủng Sabin týp 2 và týp 3 ở nhóm liều 1,5:5:5 DU thấp hơn nhóm đối chứng nhưng tỷ số trung bình nhân hiệu giá kháng thể kháng Virus chủng Sabin týp 1 không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng. Trong khi đó, ở nhóm liều 3:10:10 DU, tỷ số trung bình nhân hiệu giá kháng thể kháng Virus chủng Sabin týp 1 cao hơn có ý nghĩa
(p=0,006) so với nhóm chứng nhưng với các týp khác lại không có sự khác biệt so với nhóm chứng. Còn ở nhóm liều 6:20:20 DU, tỷ số trung bình nhân hiệu giá kháng thể kháng Virus chủng Sabin týp 1 và Virus chủng Sabin týp 2 cao hơn có ý nghĩa (p<0,01) so với nhóm đối chứng nhưng tỷ số trung bình nhân hiệu giá kháng thể kháng Virus chủng Sabin týp 3 lại không có sự khác biệt với nhóm chứng.
Tại thời điểm 30 ± 3 ngày sau tiêm liều 3, tỷ số trung bình nhân hiệu giá kháng thể ở tất cả các nhóm đều tăng. So sánh nhóm liều 1,5:5:5 DU với nhóm đối chứng, hiệu giá kháng thể kháng Virus chủng Sabin týp 1 khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,05 nhưng với các týp khác không có sự khác biệt. Tỷ số trung bình nhân hiệu giá kháng thể kháng Virus chủng Sabin týp 1của nhóm tiêm vắc xin liều 1,5:5:5 DUcao hơn nhóm tiêm vắc xin đối chứng. Với nhóm tiêm liều 3:10:10 DU và tiêm liều 6:20:20 DU, tỷ số trung bình nhân hiệu giá kháng thể kháng cả 3 týp Sabin đều cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nhóm tiêm vắc xin đối chứng.
Tỉ lệ chuyển đối huyết thanh của các nhóm sau khi vắc xin tiêm liều 3 đều đạt trên 86,54%. Tỷ lệ chuyển đổi kháng thể kháng virus chủng Sabin týp 2 ở nhóm liều 3:10:10 DU và nhóm liều 6:20:20 DU và tỷ lệ chuyển đổi kháng thể kháng Virus chủng Sabin týp 3 ở nhóm tiêm liều 6:20:20 DU cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nhóm đối chứng. Nhóm liều 3:10:10 DU và nhóm liều 6:20:20 DU có tỉ lệ chuyển đổi kháng thể đều đạt trên 90%. Đây là mức yêu cấu khá cao của cơ quan quản lý của Nhật Bản (PMDA) yêu cầu đối các vắc xin IPV và OPV lưu hành cần phải đạt được ngưỡng này. Trong khi nhóm chứng tỉ lệ chuyển đối huyết thanh không đạt yêu cầu này.
Về tỷ lệ chuyển đổi kháng thể kháng 3 týp Sabin, tại thời điểm 30 ± 3 ngày sau tiêm liều 3, cả 3 nhóm tiêm vắc xin IPV nghiên cứu đều đạt tỉ lệ chuyển đổi từ 90,38% đến 93,62% đối với typ 1, từ 86,54% đến 95,74% với typ 2 và từ 90,87%
đến 100% đối với typ 3. Tỷ lệ này ở nhóm tiêm vắc xin đối chứng là 87,23% với typ 1; 74,47% với typ 2 và 93,62 với typ 3. Trong đó, tỷ lệ chuyển đổi kháng thể kháng virus chủng Sabin týp 2 ở nhóm liều 3:10:10 DU và nhóm liều 6:20:20 DU
và tỷ lệ chuyển đổi kháng thể kháng Virus chủng Sabin týp 3 ở nhóm tiêm liều 6:20:20 DU cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nhóm đối chứng.
Mặt khác, nhóm liều 3:10:10 DU và nhóm liều 6:20:20 DU có tỉ lệ chuyển đổi kháng thể đều đạt trên 90%. Đây là mức yêu cầu khá cao của cơ quan quản lý của Nhật Bản (PMDA) yêu cầu đối các vắc xin IPV và OPV lưu hành cần phải đạt được ngưỡng này [19, 30].
Kết quả nghiên cứu này khá tương đồng với kết quả của Guoyang Liao và cộng sự thực hiện tại GuanXi, Trung Quốc năm 2009-2010 trên đối tượng trẻ 2-4 tháng tuổi với vắc xin sIPV(sản xuất từ chủng Sabin giảm độc lực) với 3 liều nghiên cứu tương ứng với typ 1, 2 và typ 3 là 45:64:67,5DU/liều; 30:32:45 DU/liều và 15:16:22.5 DU/liều 0,5 mL. Vắc xin đối chứng được sử dụng là tOPV và vắc xin wIPV (sản xuất từ chủng hoang dại) của Sanofi Pasteur liều 40:8:32 DU giống như nghiên cứu này. Nghiên cứu của Guoyang Liao cho kết quả tỉ lệ chuyển đổi huyết thanh lần lượt theo các nhóm (từ liều cao đến thấp, nhóm tOPV và IPV) là 100%; 97,8%; 96,6%; 100%, và 90,1% với typ 1, với typ 2 là 97,7%; 95,7%;
78,7%; 100% và 90,1%, và với typ 3 là 98,8%; 98,9%; 93,3%, 100%, và 97,8%. Tỉ lệ này giữa các nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê, trừ với typ 2 của nhóm liều 15:16:22,5 thấp hơn các nhóm còn lại. GMT ở các nhóm giảm dần ở các nhóm có hàm lượng kháng nguyên giảm. GMT ở 3 typ của nhóm có kháng nguyên liều cao không thua kém nhóm OPV và vắc xin wIPV đối chứng.
Tuy nhiên, sau 3 liều ở các nhóm, GMT của các nhóm tiêm sIPV đạt cao nhất với typ 1, trung bình với typ 3 và tăng ít nhất với typ 2 [17, 28].
Với nghiên cứu này, tỉ lệ chuyển đối huyết thanh ở typ 2 tương tự như các typ khác, nhưng mức tăng hiệu giá kháng thể trung bình nhân (GMT) của typ 2 sau tiêm vắc xin thấp hơn các nhóm còn lại cho dù hàm lượng kháng nguyên virus typ 2 trong IPV cao hơn typ 1 và bằng với typ 3. Mặc dù ở nghiên cứu này chúng tôi không sử dụng vắc xin OPV làm đối chứng nhưng những kết quả nghiên cứu lâm sàng trước đó đã chứng minh với hàm lượng kháng nguyên trong vắc xin OPV thấp hơn các typ khác (≥105 CCID/liều) nhưng tỉ lệ chuyển đối huyết thanh của virus typ 2 tương đương các typ 1 và 3. Điều này chưa được giải thích rõ dù IPV