Hiện nay, ngoài một số vắc xin được nghiên cứu, sản xuất chỉ có thành phần IPV, nhiều nhà sản xuất vắc xin đã đưa IPV vào trong thành phần của nhiều loại vắc xin phối hợp và đã được cấp phép sử dụng trên thị trường như:
- Vắc xin bại liệt bất hoạt tam liên Imovax Polio của Pháp - Vắc xin bại liệt bất hoạt tam liên Poliorix của GSK, Bỉ
- Vắc xin bại liệt bất hoạt tam liên BBio IPV của Bilthoven Biologicals - Vắc xin 4/1 (BH-UV-HG-BL) của Biken, Nhật
- Vắc xin 4 trong 1 (BH-UV-HG-BL) của Pháp - Vắc xin 5 trong 1 (BH-UV-HG-BL-Hib ) của Pháp
- Vắc xin 6 trong 1 (BH-UV-HG-BL-Hib -Viêm gan B) của Bỉ 1.8. Tình hình thử nghiệm lâm sàng vắc xin bại liệt bất hoạt
Vắc xin tiêm phòng bệnh bại liệt bao gồm vi rút bại liệt hoang dại bất hoạt, vi rút bại liệt sống, giảm độc lực-chủng Sabin. Có rất nhiều nghiên cứu trên khắp thế giới để mô tả về các đặc tính của IPV. Khả năng của IPV trong ngăn chặn dịch bệnh bại liệt đã được chứng minh trong nhiều điều kiện ở nhiều nước khác nhau [12]. Miễn dịch tiếp xúc không xảy ra với IPV, nhưng miễn dịch tiếp xúc là kết quả của tiêm IPV bởi vì cá nhân tiêm phòng sẽ bảo vệ những người thân bằng cách giảm khả năng tiếp xúc với các cá nhân bị nhiễm bệnh[25;36].
Gần 100 thử nghiệm lâm sàng sử dụng IPV đã được tiến hành tại hơn 40 quốc gia, đánh giá phản ứng miễn dịch với vắc xin này trên hơn 10.000 người [12]. Tổng cộng có 54 thử nghiệm lâm sàng với IPV đã được tiến hành từ năm 1977 tại 24 nước nhiệt đới và 30 thử nghiệm đang tiến hành, tất cả kết quả chứng minh rằng chỉ sau hai liều vắc xin có thể bảo vệ 89-100% chống lại vi rút bại liệt týp 1, 92-100% chống lại vi rút bại liệt týp 2 và 7-10% chống lại vi rút bại liệt týp 3[37].
Trong các thử nghiệm lâm sàng vắc xin IPV, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm nhiều lịch tiêm chủng khác nhau, nhiều liều khác nhau, và thay đổi khoảng cách giữa 2 lần tiêm chủng và trên nhiều nhóm đối tượng khác nhau [35].
Một nghiên cứu lâm sàng giai đoạn II ngẫu nhiên, có đối chứng tại Trung quốc đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch và nghiên cứu liều dùng của vắc xin bại liệt bất hoạt sản xuất từ chủng Sabin. Sabin IPV được sử dụng trong nghiên cứu này được sản xuất bởi Viện Sinh học Y khoa, Viện Hàn lâm Khoa học Y học Trung Quốc (Côn Minh, Trung Quốc), sử dụng chủng vi rút bại liệt typ 1: Sabin SO+1, typ 2: Sabin SO+1 và typ 3: Pfizer RSO1, sử dụng tế bào Vero nuôi cấy trên microcarrier [17]. Trẻ được tiêm 3 liều ở 2,3,4 tháng tuổi. Huyết thanh được thu thập trước và 30 ngày sau khi dùng liều thứ ba để phát hiện kháng thể trung hòa kháng vi rút bại liệt. Xét nghiệm trung hòa được Viện kiểm soát thực phẩm và dược phẩm quốc gia thực hiện theo phương pháp WHO khuyến cáo [50]. Mỗi mẫu huyết thanh được thử nghiệm 3 lần. Đối nghịch của nồng độ pha loãng huyết thanh cao nhất gây ức chế 50% sự hủy hoại của vi rút được coi như hiệu giá kháng thể trung hòa chống lại vi rút bại liệt liên quan. Sự chuyển đảo huyết thanh được định nghĩa là sự gia tăng hiệu giá kháng thể ít nhất gấp 4 lần so với trước tiêm. Nếu trẻ có hiệu giá kháng thể trước tiêm < 1:8 thì được coi là có chuyển đảo huyết thanh khi hiệu giá đạt ≥ 1:8 sau khi tiêm [41, 50].
Nghiên cứu được thiết kế 3 nhóm A, B, C sử dụng vắc xin nghiên cứu có hàm lượng kháng nguyên D (DU) liều cao, trung bình và thấp tương ứng với 3 typ là: 45: 64 : 67,5 DU; 30: 32: 45 DU và 15: 16: 22,5 DU/0,5ml (liều). Nhóm D sử dụng vắc xin đối chứng tOPV được sản xuất và cung cấp bởi Viện Sinh phẩm Y tế chứa kháng nguyên bại liệt typ 1, 2, 3 tương ứng với 6,0: 5,0: 5,5 log10 CCID50.
Nhóm E sử dụng vắc xin cIPV đối chứng được sản xuất bởi Sanofi Pasteur và chứa hàm lượng kháng nguyên bại liệt typ 1,2,3 tương ứng với: 40 : 8 : 32 DU/ liều [17].
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số 615 trẻ tiềm năng, có 500 trẻ (81,3%) được chọn tham gia nghiên cứu giai đoạn II được phân ngẫu nhiên vào 5 nhóm và 449 trẻ đã hoàn thành tiêm vắc-xin. Trong 51 trẻ rút khỏi nghiên cứu có 15 trẻ ở nhóm
A, 8 trẻ nhóm B, 11 trẻ nhóm C, 8 trẻ nhóm D và 9 tre ở nhóm E đã rút khỏi nghiên cứu trong suốt thời gian triển khai, chủ yếu nguyên nhân do cha mẹ trẻ chuyển đến làm việc ở nơi khác hoặc không đồng ý cho lấy máu. Không có sự khác biệt đáng kể nào giữa các nhóm về tỷ lệ nam, nữ (P = 0,09) và độ tuổi (P=
0,83) tham gia nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu tính an toàn cho thấy: Không có sự khác biệt đáng kể về mức độ phổ biến hoặc mức độ nghiêm trọng của các phản ứng tại chỗ bao gồm đau, đỏ và sưng, giữa các nhóm (P>0,05). Tất cả các phản ứng tại chỗ đều nhẹ, ngoại trừ 1 trẻ thuộc nhóm A bị đỏ da cục bộ (đường kính 40mm) sau liều tiêm đầu tiên. Tất cả các phản ứng toàn thân, bao gồm khó chịu, tiêu chảy, buồn nôn/nôn, buồn ngủ và mệt mỏi đều ở mức độ nhẹ hoặc trung bình và không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm về mức độ phổ biến hoặc mức độ nghiêm trọng (P> 0,05). Phản ứng toàn thân thường gặp nhất là sốt. Tỷ lệ sốt cao hơn đáng kể ở nhóm A (41%) so với nhóm C (23%), nhóm D (22%) và nhóm E (20%) với P< 0,05 đối với tất cả các so sánh.
Tỷ lệ sốt ở nhóm B và C không khác biệt đáng kể so với tỷ lệ mắc ở nhóm dùng tOPV và cIPV đối chứng (P>0,05 đối với tất cả các so sánh). Có một phản ứng bất lợi nghiêm trọng xảy ra ở 2 trẻ có mã 009 (nam ở nhóm C) bị viêm ruột sau tiêm liều IPV đầu tiên nên phải nhập viện và trẻ vẫn tiếp tục tham gia nghiên cứu sau khi hồi phục. Trẻ thứ hai có mã 125 là nam (thuộc nhóm A) cũng bị viêm ruột sau khi tiêm liều vắc xin IPV đầu tiên, trẻ phải nhập viện và sau đó cha mẹ cho dừng tham gia nghiên cứu. Kết luận cho rằng các phản ứng nghiêm trọng trên không liên quan đến vắc xin.
Kết quả đánh giá tính sinh miễn dịch cho thấy: Sau 3 liều, tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh ở các nhóm A, B, C, D và E lần lượt là 100%, 97,8%, 96,6%, 100% và 90,1% đối với vi rút bại liệt typ 1; 97,7%, 95,7%, 78,7%, 100% và 90,1%, tương ứng đối với vi rút bại liệt typ 2; và 98,8%, 98,9%, 93,3%, 100% và 97,8% tương ứng đối với vi rút bại liệt typ 3.
Như vậy nghiên cứu này cho thấy vắc xin bại liệt bất hoạt IPV chủng Sabin có đặc tính an toàn tốt. Tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh ở liều phù hợp nhất đối với vi rút bại liệt typ 1: 2: 3 tương ứng là 15 : 32 : 45 DU tương tự như các nhóm đối chứng tOPV và cIPV [17].
1.9. Khung lý thuyết nghiên cứu:
Chỉ số Biến số
Các chỉ số về tính an toàn:
Các biến cố bất lợi tại chỗ và toàn thân trong dự kiến:
Sự xuất hiện của các biến cố bất lợi tức thì trong thời gian 30 phút sau tiêm mỗi liều.
Sự xuất hiện của các biến cố bất lợi tại chỗ và toàn thân trong dự kiến trong khoảng thời gian theo dõi 7 ngày sau khi tiêm mỗi liều (Ngày 1 – 7).
Các biến cố bất lợi ngoài dự kiến (AE):
Sự xuất hiện của các biến cố bất lợi ngoài dự kiến từ ngày tiêm vắc xin đến ngày tiêm vắc xin liều tiếp theo và trong thời gian 30±3 ngày sau mỗi liều tiêm
Các biến cố bất lợi nghiêm trọng (SAE):
Sự xuất hiện của các SAE xảy ra từ lúc tiêm vắc xin và lấy máu 1 cho đến ngày thứ 30 sau tiêm vắc xin liều 3
Các chỉ số về đáp ứng miễn dịch:
- So sánh trung bình nhân hiệu giá kháng thể, - Tỷ số trung bình nhân hiệu giá kháng thể,
- Tỷ lệ trẻ có chuyển đổi kháng thể trung hòa: trước khi tiêm vắc xin liều 1, trước khi tiêm liều 3, và 30±3 ngày sau tiêm liều 3 giữa các nhóm tiêm vắc xin thử nghiệm với nhóm tiêm vắc xin đối chứng.
Các yếu tố liên quan đến tính an toàn và tính sinh miễn dịch
So sánh kết quả xét nghiệm huyết học, sinh hóa trước và sau tiêm vắc xin
So sánh kết quả xét nghiệm huyết học, sinh hóa ở các thời điểm với nhóm tiêm giả dược
Đánh giá phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi Phân bố các đối tượng nghiên cứu theo giới Phân bố các đối tượng nghiên cứu theo cân nặng
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng
Trẻ em từ đủ 2 tháng (60 ngày) tuổi tình nguyện, chưa được tiêm/uống bất kỳ vắc xin nào có chứa thành phần vắc xin bại liệt, đủ tiêu chuẩn sức khỏe tham gia nghiên cứu được xác định thông qua phỏng vấn và khám lâm sàng.
Tiêu chuẩn tuyển chọn:
- Trẻ em khỏe mạnh đủ 2 tháng tuổi, cả 2 giới;
- Sinh đủ tháng (>=37 tuần);
- Trọng lượng khi sinh >= 2500 gam;
- Chưa tiêm hoặc uống vắc xin bất kỳ vắc xin nào có chứa thành phần vắc xin bại liệt;
- Không mắc các bệnh cấp tính được đánh giá qua thăm khám lâm sàng và hỏi tiền sử sức khỏe trước khi tham gia vào nghiên cứu;
- Cha, mẹ/ người đại diện hợp pháp đồng ý tình nguyện cho trẻ tham gia vào nghiên cứu và đã ký phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại ra:
- Mắc bệnh mạn tính (tim mạch, gan, thận,…);
- Đang uống hoặc tiêm thuốc có thành phần corticoid (liều dùng >1mg/kg);
- Trong vòng 4 tuần trước ngày tiêm vắc xin nghiên cứu, trẻ đã sử dụng các liệu pháp điều trị có thể làm giảm đáp ứng miễn dịch (truyền máu hoặc các chế phẩm từ máu hoặc điều trị corticoid dài hạn > 2 tuần);
- Mắc bệnh suy giảm miễn dịch hoặc bệnh tự miễn (HIV, Lupus);
- Tiền sử gia đình có bệnh suy giảm miễn dịch;
- Có tiền sử sốt cao, co giật;
- Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin bao gồm phản ứng quá mẫn và sốc phản vệ đối với các kháng sinh;
- Sốt (>38oC) trong vòng 3 ngày trước hoặc vào ngày tiêm vắc xin;
- Suy dinh dưỡng độ 3 trở lên;
- Mắc các bệnh rối loạn về máu, bệnh bạch cầu, ung thư máu hoặc khối u ác tính tác động đến tuỷ xương hoặc hệ bạch huyết;
- Sử dụng các loại thuốc hoặc vắc xin chưa được cấp phép lưu hành hoặc các vắc xin đã được cấp phép lưu hành trong vòng 7 ngày trước ngày tiêm vắc xin nghiên cứu.
- Có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ốm, quấy khóc.
2.1.2. Địa điểm
Nghiên cứu này được thực hiện tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ nằm ở phía tây Hà Nội, việc đi lại từ Hà Nội đến huyện Thanh Sơn tương đối thuận tiện. Nơi đây có hệ thống y tế phối hợp chặt chẽ từ các trạm y tế đến trung tâm y tế huyện, bệnh viện huyện/tỉnh, trung tâm y tế dự phòng và Sở y tế. Các hoạt động tiêm phòng, khám chữa bệnh, giám sát dịch bệnh đều tuân thủ các qui định của Tỉnh và Bộ Y tế.
Các cấp chính quyền từ tỉnh đến xã ở nơi đây đều ủng hộ việc triển khai các nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng các vắc xin mới nói riêng. Do đó, Phú Thọ là địa phương đã phối hợp triển khai thành công với Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương trong nhiều dự án thử nghiệm lâm sàng.
Nghiên cứu này được thực hiện tại 10 xã của huyện Thanh Sơn.Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn và 10 trạm y tế xã được chọn triển khai nghiên cứu có đủ cán bộ y tế có kinh nghiệm và đã tham gia một số thử nghiệm lâm sàng. Đây là các xã có đội ngũ cán bộ có nhiệt tình, có uy tín với nhân dân, có dân số đông và số trẻ sinh ra hàng năm khá cao cũng như điều kiện đi lại thuận tiện hơn trong số 23 xã của huyện. Đối tượng tham gia sẽ được tuyển chọn từ những trẻ em từ 2 tháng tuổi ở 10 xã theo danh sách dưới đây:
TT Tên xã Tổng dân số Số trẻ <1 tuổi
1 Thị trấn Thanh Sơn 13,677 233
2 Xã Võ Miếu 11,507 198
3 Xã Hương Cần 6,584 151
4 Xã Văn Miếu 6,653 117
5 Xã Địch Quả 6,570 100
6 Xã Sơn Hùng 4,300 88
7 Xã Tất Thắng 4,484 83
8 Xã Thục Luyện 4,728 78
9 Xã Cự Thắng 5,097 72
10 Xã Cự Đồng 4,074 65
2.1.3. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 4 .2018 đến tháng 8.2018.
2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Hồi cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đơn, có đối chứng bằng vắc xin bại liệt tiêm IMOVAX® - POLIO do công ty Sanofi Pasteur, Pháp sản xuất nhằm đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch trên 240 trẻ em từ 2 tháng (60 ngày) tuổi với các liều tiêm khác nhau, so sánh với tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc xin bại liệt tiêm IMOVAX® - POLIO do công ty Sanofi Pasteur, Pháp sản xuất đang lưu hành ở Việt Nam.
Giai đoạn này chia ngẫu nhiên 4 nhóm (nhóm B, C, D, E):
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
Cỡ mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo yêu cầu trong Thông tư 03/2012/TT-BYT ngày 03/12/2012.
Cỡ mẫu nghiên cứu được chọn là 240 đối tượng được phân bổ ngẫu nhiên vào 4 nhóm với tỷ lệ ngang nhau, trong đó có 3 nhóm tiêm vắc xin nghiên cứu với liều lượng kháng nguyên khác nhau, 1 nhóm tiêm vắc xin đối chứng. Cỡ mẫu này đảm bảo yêu cầu nêu trong thông tư 03/2012/TT-BYT của Bộ Y tế về cỡ mẫu của nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 và đã được Hội đồng đạo đức Bộ y tế chấp thuận.
Để có được 240 trẻ từ 2 tháng tuổi đủ tiêu chuẩn và được cha/mẹ/người đại diện hợp pháp chấp thuận cho trẻ tham gia vào nghiên cứu, tổ chức nhận thử đã cung cấp thông tin và tư vấn về nghiên cứu cho 350 cha/mẹ/người đại diện hợp pháp của trẻ và mời cha/mẹ/người đại diện hợp pháp của trẻ cho trẻ tham gia nghiên cứu.Sau cung cấp thông tin và tư vấn, có 292 trẻ được cha/mẹ/người đại diện hợp pháp chấp thuận cho tham gia nghiên cứu bằng văn bản (số còn lại bố/mẹ/người đại diện hợp pháp từ chối cho trẻ tham gia nghiên cứu vì các lý do
292 trẻ từ 2 tháng tuổi Khám, loại trừ
Vào NC: 240 trẻ
Nhóm D: 60 trẻ Tiêm 3 liều, mỗi liều theo công thức 1,5:5:5 đơn
vị KN D
Nhóm B: 60 trẻ Tiêm 3 liều, mỗi
liều theo công thức 3:10:10 đơn
vị KN D
Nhóm C: 60 trẻ Tiêm 3 liều, mỗi liều theo công thức 6:20:20 đơn
vị KN D
Nhóm E:60 trẻ Tiêm 3 liều vắc
xin bại liệt IMOVAX, Pháp Tư vấn: 350 trẻ tiềm năng
Lấy ICF 58 trẻ bố/mẹ không chấp thuận cho tham gia NC
52 trẻ không đủ tiêu chuẩn hoặc không được tuyển do đã tuyển đủ
đối tượng
Hình 2.1. Sơ đồ tuyển chọn và phân nhóm đối tượng (nhóm B,C,D,E)
khác nhau, nhiều nhất là họ cho rằng vắc xin này còn đang thử nghiệm nên có thể không an toàn cho con họ). Tất cả 292 trẻ được cha/mẹ/người đại diện hợp pháp chấp thuận cho tham gia nghiên cứu đã được khám sàng lọc để lựa chọn ra 240 trẻ đầu tiên đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu và được tiêm vắc xin nghiên cứu/vắc xin đối chứng liều 1 với mong muốn số lượng trẻ hoàn thành nghiên cứu là 200 trẻ (với khoảng dao động ±5%) và mỗi nhóm phải đảm bảo không dưới 30 đối tượng để đảm bảo độ tin cậy thống kê của số liệu cần phân tích.
Với thiết kế nghiên cứu yêu cầu rất nghiêm ngặt, đối tượng tham gia nghiên cứu là trẻ nhỏ từ 2 tháng (60 ngày) tuổi, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn lựa chọn, không vi phạm tiêu chuẩn loại trừ ở mỗi lần thăm khám. Trẻ chỉ được coi là hoàn thành nghiên cứu khi trải qua 4 lần thăm khám với 3 lần tiêm vắc xin và 3 lần lấy máu làm xét nghiệm sinh hóa và miễn dịch.
Bảng 2.1. Phân nhóm đối tượng trong nghiên cứu
Phân nhóm
Nhóm thử nghiệm Vắc xin IPOVAC
Nhóm đối chứng Vắc xin Imovax
B C D E
Cỡ mẫu 60 60 60 60
Tổng cộng 240
Tiến hành nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đơn, có đối chứng bằng vắc xin bại liệt tiêm IMOVAX® - POLIO do công ty Sanofi Pasteur, Pháp sản xuất.
Qui trình phân bổ ngẫu nhiên đối tượng vào các nhóm nghiên cứu:
Nếu đối tượng thỏa mãn các tiêu chí tham gia nghiên cứu sẽ được một cán bộ nghiên cứu của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương gán mã số nghiên cứu (duy nhất cho mỗi đối tượng và được sử dụng ở tất cả các tài liệu, biểu mẫu, mẫu phẩm trong suốt thời gian tham gia nghiên cứu). Sau đó, lấy một phong bì bên ngoài có in sẵn mã số nghiên cứu của đối tượng, bên trong chứa mã số nghiên cứu của đối
tượng và mã số các lọ vắc xin mà đối tượng sẽ được tiêm ở cả 3 liều. Việc phân bổ ngẫu nhiên đảm bảo sự công bằng cho mọi trẻ tham gia nghiên cứu. Mỗi trẻ đều có cơ hội phân vào 4 nhóm của nghiên cứu như nhau.
Khi thu tuyển các đối tượng vào nghiên cứu, đối với mỗi xã tham gia nghiên cứu, các mã số từ XX-0001 đến XX-YYYY (XX là mã số các xã, từ 01 đến 10, YYYY là số thứ tự của trẻ được tuyển vào nghiên cứu trong xã đó). Ở mỗi xã, tổng số đối tượng tham gia nghiên cứu là bội số của 4 để số đối tượng được phân bổ ngẫu nhiên và đồng đều vào 4 nhóm nghiên cứu.
Quy trình mã hóa vắc xin: Các lọ vắc xin được dán nhãn chữ B, C, D, E đè lên nhãn của nhà sản xuất và đảm bảo yêu cầu không nhìn thấy nhãn lọ vắc xin đã dán trước đây (do mặt sau của nhãn nghiên cứu đã được in màu đen) và hình thức bên ngoài của các lọ vắc xin với liều lượng khác nhau hoàn toàn giống nhau (trừ mã chữ), nhãn không rách hoặc bong trong suốt quá trình bảo quản, vận chuyển và sử dụng tại điểm nghiên cứu.
Chuẩn bị một phong bì dán kín, bên ngoài có mã số nghiên cứu sẽ được gán cho trẻ, bên trong có chứa mã số nghiên cứu của trẻ (tương ứng với mã số in ngoài phong bì) và nhóm nghiên cứu để dùng cho 4 nhóm nghiên cứu theo 3 liều lượng nghiên cứu khác nhau và vắc xin đối chứng. Chỉ có cán bộ phụ trách việc dán nhãn các lọ vắc xin biết lọ vắc xin nghiên cứu có mã chữ nào là vắc xin liều nào.
Khi trẻ được gán mã số nghiên cứu theo trình tự được tuyển vào, một cán bộ nghiên cứu lấy phong bì có in mã số đó và mở ra để biết trẻ sẽ được tiêm lọ vắc xin có mã chữ nào và cán bộ tiêm vắc xin sẽ lấy đúng lọ vắc xin có mã chữ đó để tiêm cho trẻ. Sau khi hoàn thành việc tuyển 240 trẻ tham gia nghiên cứu, mỗi nhóm có đúng 60 trẻ tham gia nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, các nghiên cứu viên chỉ có thể phân biệt được lọ vắc xin nghiên cứu (nhưng không biết liều lượng vắc xin của các lọ khác nhau) và vắc xin đối chứng. Cha mẹ trẻ, người giám sát và thu thập số liệu an toàn, và người làm xét nghiệm công thức máu, men gan, creatinin và xét nghiệm kháng thể không được biết đối tượng/mẫu máu nào thuộc nhóm vắc xin thử nghiệm liều nào hay vắc xin đối chứng.