PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN

Một phần của tài liệu Thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 43 - 48)

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN

Sử dụng phiếu điều tra cá nhân (thu thập thông tin) dựa vào bộ câu hỏi khảo sát điều tra đã soạn sẵn được hiệu chỉnh để phù hợp với đối tượng nghiên cứu (PHỤ LỤC 1).

+ Các kỹ thuật thu thập thông tin

Thu thập thông tin cá nhân qua phỏng vấn online dựa vào bộ câu hỏi điều tra bán cấu trúc đã soạn sẵn được hiệu chỉnh để phù hợp với đối tượng nghiên cứu.

Nội dung bảng câu hỏi dễ hiểu và từ ngữ phù hợp với đối tượng. Thực hành điều tra theo các bước:

- Soạn bộ câu hỏi KAP (Knowledge – Attitude – Practice).

- Xin ý kiến góp ý của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu và điều chỉnh lại bộ câu hỏi.

- Điều tra thử (pilot) trên 20 SV để đánh giá tính dễ hiểu và phù hợp của bảng câu hỏi, sau đó tiến hành việc điều tra ở diện rộng, nhanh gọn, bảo đảm bí mật cá nhân.

- Điều tra viên có kỹ năng chuyên môn và được tập huấn chu đáo thực hiện.

- Kiểm tra lại bộ câu hỏi được trả lời của các sinh viên tại lớp để nhắc các em làm theo hướng dẫn.

+ Quy trình thu thập thông tin và Sơ đồ nghiên cứu Quy trình thu thập thông tin

Bước 1: Nghiên cứu viên liên hệ với Ban Giám hiệu trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh.

Bước 2: Nghiên cứu viên phối hợp với Phòng Công tác Chính trị - Học sinh, Sinh viên để đến từng lớp học.

Bước 3: Nghiên cứu viên đến các lớp thu thập số liệu.

Giới thiệu bản thân. Giới thiệu về việc thực hiện nghiên cứu.

Gửi phiếu khảo sát và cả mời sinh viên trả lời bộ câu hỏi khảo sát online thông qua điện thoại smartphone.

Trả lời những thắc mắc của sinh viên tham gia nghiên cứu trong quá trình sinh viên hoàn thành phiếu khảo sát.

Bước 4: Nghiên cứu viên kiểm tra các bộ câu hỏi đã được điền đầy đủ chưa để bổ sung kịp thời.

Bước 5: Gửi lời cám ơn đến sinh viên tham gia nghiên cứu.

Sơ đồ nghiên cứu

2.5 PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu được nhập liệu trên Microsoft Excel, sau đó được xử lý, phân tích bằng phần mềm R Ver 4.0.1 (06/06/2020).

Thống kê mô tả tùy theo giá trị của biến số: Số trung bình và độ lệch chuẩn (SD) đối với biến số liên tục và tính tần số, tỷ lệ % đối với biến định danh, biến đếm.

Phân tích sự liên quan của các yếu tố đến QHTD THN bằng mô hình hồi quy logistics và tính OR với 95% CI.

Lựa chọn đơn vị nghiên cứu

Chuẩn bị bộ công cụ nghiên cứu

Thu thập số liệu

Sửa chữa và nghiệm thu Viết báo cáo

Làm sạch và xử lý số liệu

3 tháng

3 tháng

Mô hình đơn biến thể hiện mối liên hệ giữa 2 biến x (biến độc lập) và y (biến phụ thuộc) là:

i i i

y = + x + hoặc log(yi)=+xi +i hoặc

Trong đó: α : là giá trị chặn (intercept), tức giá trị xi = 0.

β : là độ dốc.

εi : biến số tuân theo luật phân phối chuẩn với trung bình bằng 0 và phương sai σ2.

Trong trường hợp biến phụ thuộc liên hệ với 2 hoặc nhiều biến độc lập thì mô hình hồi quy Logistics đa biến là:

i ki k i

i

i x x x

y =+1 1 +2 2 +...+ + hoặc

i ki k i

i

i x x x

y )=+ + +...+ +

log( 1 1 2 2

Khi phân tích hồi quy với 2 hoặc nhiều biến độc lập có nhiều mô hình thì mô hình “tối ưu” dựa vào tiêu chuẩn thông tin Akaike (Akaike Information Criterion: AIC). Mô hình nào có giá trị AIC thấp nhất được xem là mô hình tối ưu.

Kết quả được trình bày dưới dạng bảng số liệu và biểu đồ.

2.6 SAI SỐ VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ SAI SỐ 2.6.1 Sai số

Do chủ đề nhạy cảm nên sinh viên còn ngại trong đánh giá đúng thực tế khi phỏng vấn trên bộ câu hỏi.

2.6.2 Biện pháp khắc phục

Không có thông tin cá nhân. Kiểm tra lại bộ câu hỏi được trả lời của các sinh viên tại lớp để nhắc các em làm theo hướng dẫn.

2.7 VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU

Đối tượng tham gia nghiên cứu được điều tra viên giải thích rõ về mục đích của nghiên cứu và hoàn toàn tự nguyện tham gia.

Các nguyên tắc cơ bản về đạo đức của cuộc điều tra này bao gồm:

- Tôn trọng quyền của những người tham gia nghiên cứu

- Cung cấp thông tin cần thiết về điều tra nghiên cứu cho người tham gia - Đưa ra những khuyến khích thích hợp cho người tham gia.

- Nghiên cứu được thực hiện trên tinh thần tôn trọng bí mật riêng tư của đối tượng nghiên cứu.

- Thông tin của đối tượng nghiên cứu được mã hóa và chỉ dùng trong nghiên cứu này.

- Kết quả được công bố dưới dạng tập hợp số và chỉ sử dụng cho mục đích chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Luận văn được hội đồng đạo đức của Trường Đại Học Thăng Long xét duyệt thông qua.

2.8 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích không xác định được mối quan hệ nhân – quả.

Phạm vi nghiên cứu chỉ là SV của Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn nên không đại diện được cho SV toàn quốc.

Do chủ đề nhạy cảm nên SV còn ngại nên khai báo ít hơn so với thực tế mà tính chân thực ở câu trả lời của đối tượng NC là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả.

Một phần của tài liệu Thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)