Một số yếu tố chung liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 81 - 85)

4.2 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

4.2.4 Một số yếu tố chung liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân

Kết quả cũng cho thấy QHTD trước hôn nhân ở SV theo học hệ đào tạo liên thông có khả năng QHTD THN cao hơn sinh viên hệ đào tạo chính quy trong phân tích đa biến thì tỷ số này là OR: 2,31; KTC 95%: 1,43 - 3,73 (p <

0,005).

Số lượng nguồn thông tin như truyền hình, internet, sách báo, gia đình, bạn bè, nhà trường … mà SV tìm hiểu cũng là 1 yếu tố liên quan đến QHTD trước hôn nhân. Kết quả cho thấy nhóm SV có tìm hiểu thông tin về QHTD ≥ 3 nguồn thông tin thì khả năng QHTD THN cao hơn có ý nghĩa thống kê so với SV tìm hiểu về QHTD ≤ 3 nguồn thông tin với OR: 1,27; KTC 95%: 1,09 – 1,49 (p < 0,05).

Nhóm SV có uống rượu bia gần như hàng tuần có điều kiện QHTD trước hôn nhân cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không uống rượu bia với OR: 2,50; KTC 95%: 1,77 - 3,56 (p < 0,005).

Tỷ lệ QHTD trước hôn nhân theo nơi ở hiện tại trong phân tích đa biến thì điều kiện QHTD THN của nhóm ở nhà trọ cao hơn nhóm ở nhà hay nhà người thân với OR: 1,76; KTC 95%: 1,03 - 3,0 (p < 0,05).

Nghiên cứu về kiến thức, thái độ và hành vi về quan hệ tình dục trước hôn nhân của 730 sinh viên ở trọ tại Huế năm 2015 ghi nhận tuổi quan hệ tình dục là 11,9% và tuổi QHTD lần đầu là 19,8  2,2 tuổi và các yếu tố liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân là giới tính. Tỷ lệ quan hệ tình dục ở nam là 18,6% trong khi sinh viên nữ là 6,6%. Nhóm tuổi 21-30 tỷ lệ quan hệ tình dục là 16,4% cao hơn nhóm tuổi 18-20 chỉ có 6,9% [39].

Sự khác biệt về giới trong quan hệ tình dục trước hôn nhân là do sinh viên nam có nhiều khả năng bị ảnh hưởng trong các cuộc vui giải trí và cả sự bốc đồng của cùng bạn bè trong khi nữ giới bị chi phối bởi cảm xúc. Trong khi sinh viên nữ có xu hướng chấp nhận quan hệ tình dục của họ với một mối quan hệ đã cam kết hoặc với người yêu mà họ tin tưởng với dự định kết hôn, thì nam giới trẻ có nhiều khả năng quan hệ tình dục với bạn tình hoặc thậm chí cả gái

mại dâm hơn. Tuy nhiên, mô hình này dường như đang thay đổi ở một số địa phương hay quốc qua khi thái độ cởi mở đối với quan hệ tình dục trước hôn nhân ở nữ giới, có nghĩa là nhiều phụ nữ có thể chấp nhận quan hệ tình dục trong bối cảnh của các mối quan hệ lãng mạn trong sinh hoạt xã hội.

Kết quả này tương tự như các nghiên cứu khác đã ghi nhận như nghiên cứu tại trường Đại Học Nội Vụ năm 2015 hay trong nghiên trên sinh viên ở Mumbai, Ấn Độ ghi nhận những sinh viên có sử dụng rượu bia có khả năng quan hệ tình dục trước hôn nhân cao hơn không sử dụng [13], [17].

Bản thân quan hệ tình dục trước hôn nhân không phải là một yếu tố nguy cơ xấu cho sức khỏe sinh sản và tình dục. Tuy nhiên, điều kiện sống nhà trọ so với sống cùng gia đình và người thân thì được xem điều kiện để dễ thực hiện quan hệ tình dục trước hôn nhân và đặt biệt là nguy cơ quan hệ tình dục không an toàn. Theo quy luật, khi thanh thiếu niên lớn lên và trưởng thành thì ngày càng quan tâm đến tình dục và thử nghiệm tình dục. Điều này là một phần bình thường của sự phát triển thể chất và tinh thần. Vì vậy, trang bị kiến thức về tình dục an toàn và tiếp cận các dịch vụ là điều cần thiết.

Hạn chế của nghiên cứu này dựa trên điều tra cắt ngang nên quan hệ nhân quả không thể được suy ra từ những kết quả này. Hơn nữa trả lời của sinh viên đối với các vấn đề nhạy cảm mà quan niệm xã hội chưa đồng nhất là chấp thuận hay phản đối có thể dẫn đến sự sai lệch về quan hệ tình dục trước hôn nhân.

Nghiên cứu dựa trên 1 trường cao đẳng nên hạn chế sự suy luận cho tất cả thanh niên ở Thành phố Hồ Chí Minh hay Việt Nam và cần có những nghiên cứu từ một mẫu nghiên cứu đại diện hơn trong nước.

Kết quả nghiên cứu cung cấp thêm một bằng chứng khoa học về tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân cùng với những yếu tố liên quan để những nhà quản lý y tế và quản lý nhà nước tham khảo trong việc lập kế hoạch để nâng cao sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)