Một số yếu tố liên quan đến QHTD trước hôn nhân trong phân tích hồi quy logistics đa biến

Một phần của tài liệu Thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 66 - 70)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN QHTD TRƯỚC HÔN NHÂN

3.3.4. Một số yếu tố liên quan đến QHTD trước hôn nhân trong phân tích hồi quy logistics đa biến

Bảng 3.19 Các yếu tố liên quan đến QHTD trước hôn nhân trong phân tích hồi quy logistics đơn biến

Đặc điểm Tham chiếu Phân tích đơn biến OR (KTC 95%)

Giới ** Nữ 4,08 (2,53 - 6,60)

Cư trú Thành thị 0,90 (0,60 -1,35)

Hệ đào tạo *** Chính quy 2,01 (1,33 - 3,04)

Thành tích ≤ Trung bình 0,47 (1,0 – 2,17)

Tôn giáo Không tôn giáo 0,70 (0,45 - 1,07)

Nơi ở hiện tại * Ở trọ 1,46 (0,97 - 2,21)

Số nguồn thông tin * < 3 nguồn thông tin 1,2 (1,06 – 1,37)

Áp lực Không áp lực 1,84 (1,05 - 3,24)

Thảo luận cha mẹ Không thảo luận 1,12 (0,68 - 1,82)

Rượu bia *** Không uống 3,0 (2,19 – 4,10)

Chú thích: *: p < 0,05 **: p < 0,01 ***: p < 0,005 Nhận xét:

Kết quả ở bảng 3.19 ghi nhận QHTD THN trong phân tích đơn biến theo giới thì nam có khả năng và điều kiện QHTD THN cao hơn nữ với OR: 4,08;

KTC 95%: 2,53 – 6,6.

Kết quả cho thấy SV xuất thân ở nông thôn có điều kiện QHTD THN cao hơn sinh viên sống ở thành thị với OR: 0,90; KTC 95 %: 0,60 -1,35 .

Kết quả cũng cho thấy QHTD THN ở SV theo học hệ đào tạo liên thông có khả năng QHTD THN cao hơn sinh viên hệ đào tạo chính quy với OR: 2,01;

KTC 95%: 1,33 – 3,04.

Kết quả cũng cho thấy sinh viên có kết quả học tập > trung bình có khả năng QHTD THN cao hơn so với sinh viên có kết quả học tập ≤ trung bình trong phân tích đơn biến với OR: 0,47; KTC 95%: 1,0 – 2,17.

Kết quả cũng cho thấy sinh viên không có tôn giáo có khả năng QHTD THN cao hơn so với sinh viên có tôn giáo trong phân tích đơn biến với OR:

0,70; KTC 95%: 0,45 - 1,07.

Kết quả cũng cho thấy sinh viên có nơi ở hiện tại là ở trọ có khả năng QHTD THN cao hơn so với sinh viên ở nhà hay nhà người thân trong phân tích đơn biến với OR: 1,46; KTC 95%: 0,97 - 2,21.

Số lượng nguồn thông tin như truyền hình, internet, sách báo, gia đình, bạn bè, nhà trường … mà SV tìm hiểu cũng là 1 yếu tố liên quan đến QHTD trước hôn nhân. Kết quả cho thấy nhóm SV có tìm hiểu thông tin về QHTD ≥ 3 nguồn thông tin thì khả năng QHTD THN cao hơn có ý nghĩa thống kê so với SV tìm hiểu về QHTD ≤ 3 nguồn thông tin với OR: 1,2; KTC 95%: 1,06 – 1,37 (p < 0,05).

Số lượng sinh viên cảm thấy có áp lực trong cuộc sống như quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, quan hệ tình yêu, học tập, quan hệ công việc thì có khả năng QHTD THN cao hơn số SV không cảm thấy áp lực với OR: 1,84; KTC 95%: 1,05 - 3,24.

Kết quả cũng cho thấy sinh viên có thảo luận chuyện tình dục với cha mẹ có khả năng QHTD THN thấp hơn so với sinh viên không thảo luận chuyện tình dục với cha mẹ trong phân tích đơn biến với OR: 1,12; KTC 95%: 0,68 - 1,82.

Nhóm SV có uống rượu bia gần như hàng tuần có khả năng QHTD trước hôn nhân cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không uống rượu bia với OR: 3,0; KTC 95%: 2,19 – 4,10 (p < 0,005).

Bảng 3.20 Các yếu tố liên quan đến QHTD trước hôn nhân trong phân tích hồi quy logistics đa biến

Đặc điểm Tham chiếu Phân tích đa biến OR (KTC 95%)

Giới ** Nữ 2,3 (1,29 – 4,08) **

Cư trú Thành thị 0,71 (0,42 - 1,2)

Hệ đào tạo *** Chính quy 2,31 (1,43 - 3,73) ***

Thành tích ≤ Trung bình 0,67 (0,39 - 1,14)

Tôn giáo Không tôn giáo 0,62 (0,37 - 1,04)

Nơi ở hiện tại * Ở trọ 1,76 (1,03 - 3,0) *

Số nguồn thông tin * < 3 nguồn thông tin 1,27 (1,09 – 1,49) *

Áp lực Không áp lực 1,34 (0,7 - 2,57)

Thảo luận cha mẹ Không thảo luận 1,12 (0,63 - 1,99) Rượu bia *** Không uống 2,50 (1,77 - 3,56) ***

Chú thích: *: p < 0,05 **: p < 0,01 ***: p < 0,005 Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu ghi nhận QHTD trước hôn nhân trong phân tích đa biến theo giới thì nam có khả năng QHTD THN cao hơn nữ với OR: 2,3; KTC 95%: 1,29 – 4,08 (p < 0,01).

Kết quả cho thấy SV xuất thân ở nông thôn có khả năng QHTD trước hôn nhân cao hơn sinh viên xuất thân thành thị. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Kết quả cũng cho thấy QHTD THN ở SV theo học hệ đào tạo liên thông có khả năng QHTD THN cao hơn sinh viên hệ đào tạo chính quy trong phân tích đa biến thì tỷ số này là OR: 2,31; KTC 95%: 1,43 - 3,73 (p < 0,005).

Tỷ lệ QHTD trước hôn nhân theo nơi ở hiện tại trong phân tích đa biến thì điều kiện QHTD THN của nhóm ở nhà trọ cao hơn nhóm ở nhà hay nhà người thân với OR: 1,76; KTC 95%: 1,03 - 3,0 (p < 0,05).

Số lượng nguồn thông tin như truyền hình, internet, sách báo, gia đình, bạn bè, nhà trường … mà SV tìm hiểu cũng là 1 yếu tố liên quan đến QHTD THN. Kết quả cho thấy nhóm SV có tìm hiểu thông tin về QHTD ≥ 3 nguồn thông tin thì khả năng QHTD THN cao hơn có ý nghĩa thống kê so với SV tìm hiểu về QHTD ≤ 3 nguồn thông tin với OR: 1,27; KTC 95%: 1,09 – 1,49 (p <

0,05).

Nhóm SV có uống rượu bia gần như hàng tuần có điều kiện QHTD trước hôn nhân cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không uống rượu bia với OR: 2,50; KTC 95%: 1,77 - 3,56 (p < 0,005).

Trong mô hình hồi quy logistics đa biến, nghiên cứu cũng tìm hiểu thêm một số yếu tố khác như số SV cảm thấy có áp lực trong cuộc sống như quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, quan hệ tình yêu, quan hệ công việc … hay sinh viên có hoặc không thảo luận chuyện tình dục với cha mẹ, cũng như theo nhóm tôn giáo nhưng sự khác biệt này với QHTD trước hôn nhân đều không có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu Thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)