THỰC TRẠNG TỶ LỆ VỀ QHTD TRƯỚC HÔN NHÂN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN, NĂM 2020

Một phần của tài liệu Thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 51 - 56)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2 THỰC TRẠNG TỶ LỆ VỀ QHTD TRƯỚC HÔN NHÂN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN, NĂM 2020

Hình 3.1. Tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân (n=388)

Có:

39,9%

Không:

60,1%

*Nhận xét:

Tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân là 39,9% (155 người). Theo giới tính thì tỷ lệ QHTD THN ở nam là 65% và nữ ghi nhận là 31,2%.

3.2.2 Thực trạng tỷ lệ sinh viên có quan hệ tình dục trước hôn nhân theo năm học, hệ đào tạo và tuổi quan hệ tình dục lần đầu trung bình

Bảng 3.9 Phân bố QHTD trước hôn nhân theo năm học và hệ đào tạo ở sinh viên

Biến số

QHTD (n = 155)

Có (n= 155)

Không (n= 233)

Năm học Năm 1 (n = 166) 66/39,8% 100/60,2%

Năm 2 (n = 222) 89/40,1% 133/59,9%

Hệ đào tạo Chính quy (n = 198 ) 63/31,8 % 135/68,2%

Liên thông (n = 190) 92/48,4 % 98/51,6%

*Nhận xét:

Tỷ lệ QHTD trước hôn nhân ở sinh viên năm 2 là 40,1 % tương đương với SV năm 1 là 39,8 %.

Tỷ lệ QHTD trước hôn nhân ở sinh viên liên thông là 48,4 % cao hơn ở sinh viên chính quy là 31,8 %.

3.2.3 Đặc điểm tuổi quan hệ tình dục lần đầu trung bình

Bảng 3.10 Đặc điểm tuổi quan hệ tình dục lần đầu trung bình (n= 155)

Biến Giá trị Trung bình ± Độ lệch chuẩn

Giới Nam 20,2 ± 3,0

Nữ 21,5 ± 2,5

Kết quả học tập > Trung bình 20,9 ± 2,8

≤ Trung bình 21,2 ± 3,0

Uống rượu, bia Có 20,8 ± 2,8

Không 22,2 ± 3,3

Xem phim khiêu dâm

Có 20,5 ± 2,8

Không 21,9 ± 2,9

Hình 3.2. Đặc điểm tuổi quan hệ tình dục lần đầu trung bình

*Nhận xét:

Tuổi QHTD lần đầu dao động từ 15 đến 32 tuổi và trung bình QHTD là 20,9 tuổi  2,9 tuổi.

Tuổi QHTD lần đầu ở nam thấp nhất là 16 tuổi, cao nhất là 27 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 20,2  3,0; ở nữ thấp nhất là 15 tuổi, cao nhất là 32 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 21,5  2,5. Điều này cho thấy sinh viên nam có tuổi QHTD lần đầu trung bình thấp hơn nữ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Tuổi QHTD lần đầu ở sinh viên có nhóm thành tích trên trung bình thấp nhất là 15 tuổi, cao nhất là 28 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 20,9  2,8; ở sinh viên có nhóm thành tích dưới hoặc bằng trung bình thấp nhất là 17 tuổi, cao nhất là 32 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 21,2  3,0. Kết quả này cho ta thấy sinh viên có nhóm thành tích trên trung bình thì tuổi QHTD lần đầu trung bình thấp hơn sinh viên có nhóm thành tích dưới hoặc bằng trung bình. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Tuổi QHTD lần đầu ở nhóm sinh viên có uống rượu bia thấp nhất là 15 tuổi, cao nhất là 28 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 20,8  2,8; ở nhóm sinh viên không uống rượu bia thấp nhất là 18 tuổi, cao nhất là 32 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 22,2  3,3. Điều này cho thấy sinh viên có uống rượu bia có tuổi QHTD lần đầu trung bình thấp hơn nhóm sinh viên không uống rượu bia. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Tuổi QHTD lần đầu ở sinh viên có xem phim khiêu dâm thấp nhất là 15 tuổi, cao nhất là 32 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 20,5  2,8; ở sinh viên không xem phim khiêu dâm thấp nhất là 18 tuổi, cao nhất là 28 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 21,9  2,9. Điều này cho thấy sinh viên có xem phim khiêu dâm có tuổi QHTD lần đầu trung bình thấp hơn sinh viên không xem phim khiêu dâm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

3.2.4. Một số đặc điểm của nhóm quan hệ tình dục trước hôn nhân

Bảng 3.11 Đặc điểm của nhóm có quan hệ tình dục trước hôn nhân (n= 155)

Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ

Tỷ lệ đã có

Quan hệ tình dục với

1 người 87 56,1

> 1 người 68 43,9

Phương pháp tránh thai Có 139 89,7

Không 16 10,3

Bao cao su thường xuyên Có 77 49,7

Không 78 50,3

Thuốc ngừa thai khẩn cấp Có 78 50,3

Không 77 49,7

Tổng số 155 100

*Nhận xét:

Kết quả bảng trên cho thấy số sinh viên có QHTD > 1 người đến thời điểm điều tra là 43,9%. Có 50,3% SV QHTD mà không sử dụng bao cao su thường xuyên và uống thuốc ngừa thai khẩn cấp và chỉ có 10,3% sinh viên không sử dụng phương pháp tránh thai.

3.2.5 Một số đặc điểm liên quan đến sức khỏe sinh sản

Bảng 3.12 Đặc điểm liên quan đến sức khỏe sinh sản (n= 155)

Yếu tố liên quan Số lượng Tỷ lệ %

STDs Có 33 21,3

Không 122 78,7

Mang thai ngoài ý muốn

Có 22 14,2

Không 133 85,8

Tổng số 155 100

*Nhận xét:

Hậu quả của QHTD trước hôn nhân không an toàn nên có 21,3 % sinh viên có bệnh STDs; 14,2 % mang thai ngoài ý muốn.

Một phần của tài liệu Thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)