Tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 theo dõi tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai năm 2018 và một số yếu tố liên quan (Trang 30 - 35)

1.5. Tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị

1.5.2. Tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ

Khảo sát sự tuân thủ của người bệnh ĐTĐ điều trị tại bệnh viện Gia Lai thì có 82% dùng thuốc thường xuyên theo đơn của bác sĩ; 8% có dùng thuốc nhưng không thường xuyên và 10% không dùng thuốc. Những nguyên nhân, rào cản dùng thuốc là do không biết phải dùng thuốc thường xuyên tại nhà, không biết là có thể lấy thuốc ở Trạm Y tế, điều trị ĐTĐ là dùng insulin và insulin không có ở Trạm Y tế xã, không có điều kiện tiêm insulin (không biết tiêm, không có người tiêm…) và không có điều kiện kinh tế, phương tiện, thời gian để đi khám định kỳ lấy thuốc [6], [15].

Có nhiều người bệnh dù biết phải dùng thuốc tại nhà nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ vì kiến thức về ĐTĐ của người bệnh còn hạn chế, chưa biết được mức độ nguy hiểm của những biến chứng do bệnh ĐTĐ có thể gây ra. Thiếu thời gian hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh, số lượng người bệnh lớn, bản thân nhân viên y tế cũng chưa được đào tạo kỹ về phương pháp tư vấn cho người bệnh và bất đồng ngôn ngữ giữa nhân viên y tế và người bệnh.

Mối quan hệ thầy thuốc với người bệnh đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho người bệnh được thông tin về các loại thuốc ảnh hưởng tuân thủ do một số người bệnh không có thông tin đầy đủ về phác đồ điều trị của họ, không tuân thủ vì họ không hiểu làm thế nào để có thuốc khiến họ bỏ điều trị. Để người bệnh hiểu đúng về thuốc, uống đúng phác đồ, đến khám đúng lịch… Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự tuân thủ trong điều trị [14], [25].

Người bệnh dùng thuốc thường xuyên là 82%, ăn kiêng là 83%, luyện tập thể dục 70%, có đường huyết ổn định 23%. Nhưng sau khi can thiệp bằng giáo dục sức khỏe tỷ lệ tăng lên đáng kể lần lượt là 85,7%; 41%; 29,8%. Điều này cho thấy tầm quan trọng của vai trò truyền thông, giáo dục sức khỏe trong điều trị bệnh ĐTĐ, giúp người bệnh hiểu rõ mối nguy hiểm của bệnh, sửa đổi

nhận thức và hành vi không đúng, tuân thủ điều trị nhằm làm giảm tỷ lên tử vong và ngăn ngừa biến chứng của bệnh [27].

Những người bị ĐTĐ cần phải phân chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa để không gây tăng đường huyết sau khi ăn. Trong 100 người bệnh ĐTĐ điều trị ngoại trú được điều tra chỉ có 34% người bệnh phân chia khẩu phần ăn đúng cách, còn lại 16% ăn như bình thường thậm chí ăn ít bữa hơn lúc chưa mắc bệnh 48%. Điều này sẽ làm tăng đường máu nhiều sau ăn, hạ đường máu lúc xa bữa ăn: bủn rủn tay chân, vã mồ hôi, hoa mắt chóng mặt... dễ gây nguy hiểm và không đảm bảo năng lượng cho các hoạt động thường ngày của người bệnh. Trong nghiên cứu 95% người bệnh tuân thủ việc hạn chế mỡ động vật và các loại đường, bánh kẹo, nước ngọt; vẫn còn 22% người bệnh sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích [32].

Người bệnh mắc bệnh ĐTĐ điều trị ngoại trú được phỏng vấn tại khoa khám bệnh bệnh viện Tỉnh Gia Lai, số đi khám bệnh định kỳ và điều trị ĐTĐ tại bệnh viện, tỷ lệ kiểm tra đường huyết định kì 1 tháng/ lần là rất thấp. Vấn đề không tuân thủ yêu cầu điều trị là do kiến thức về bệnh ĐTĐ của người bệnh còn hạn chế, bắt nguồn từ việc thiếu tài liệu giáo dục hợp lý, nhân viên y tế thiếu thời gian hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh với số lượng người bệnh lớn tập trung ở tuyến Tỉnh, và bản thân nhân viên y tế cũng chưa được đào tạo kỹ về phương pháp tư vấn cho người bệnh nhất là ở các tuyến Y tế cơ sở. Mặt khác, trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp, điều kiện kinh tế, địa lý còn khó khăn… [6].

Người bệnh điều trị nhiều đợt tại bệnh viện, nhưng khi được hỏi lại không biết mình mắc bệnh gì và chế độ điều trị, chế độ ăn uống ra sao. Vì vậy để cải thiện việc tuân thủ yêu cầu điều trị cần nâng cao giáo dục sức khỏe cho người bệnh [3].

Khả năng chi trả là một vấn đề vì nhiều loại thuốc chống ĐTĐ có giá cao, và nó là một chi phí định kỳ, coi đây là một trong những rào cản đến tuân thủ, nó đã giảm thiểu việc cấp phát thuốc miễn phí cho người bệnh khi đến bệnh viện.

Trình độ có thể cản trở sự hiểu biết về bệnh và sự tuân thủ dùng thuốc ảnh hưởng đến một số mức độ nào đó. Do người bệnh đọc và hiểu các hướng dẫn y tế tác dụng thuốc, lịch tái khám và các nội dung tuyên truyền cơ bản. Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể đã được quan sát thấy ở các nhóm người bệnh. Một số yếu tố có liên quan đến người bệnh đã không tuân thủ tư vấn về chế độ ăn uống và tập thể dục của thầy thuốc [32].

Mối quan hệ thầy thuốc với người bệnh đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho người bệnh được thông tin về các loại thuốc ảnh hưởng tuân thủ do một số người bệnh không có thông tin đầy đủ về phác đồ điều trị của họ, không tuân thủ vì họ không hiểu làm thế nào để có thuốc khiến họ bỏ điều trị. Để Người bệnh hiểu đúng về thuốc, uống đúng phác đồ, đến khám đúng lịch… Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự tuân thủ điều trị. Nhận được phản hồi từ phía người bệnh đặc biệt quan trọng để thày thuốc điều chỉnh chế độ điều trị phù hợp cho từng người bệnh, hình thức câu lạc bộ là một phương thức rất tốt giúp người bệnh phản hồi thông tin của người bệnh đến thày thuốc [12], [32].

Tuân thủ chế độ ăn uống và tập thể dục trong nghiên cứu của Trần Hữu Dàng và cộng sự (2007) cho thấy người bệnh phù hợp để hướng dẫn chế độ ăn uống so với hướng dẫn trên tập thể dục. Tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn uống là gần như tương tự trong nghiên cứu thực hiện trong Alexandra, Ai Cập, (58,8%). Tuy nhiên, tỷ lệ tuân thủ chế độ tập thể dục là kém hơn so với tại Ai Cập (51,7%) [3]. Sự khác biệt trong kết quả này có thể là do sự dễ dàng hơn để làm theo hướng dẫn chế độ ăn uống so với chế độ tập luyện. Mặt khác,

tuân thủ chế độ ăn uống đã được thống nhất xem như là khía cạnh khó khăn nhất của phác đồ bệnh tiểu đường [5]. Vì vậy, giáo dục người bệnh đóng một vai trò rất quan trọng để cải thiện tỷ lệ không tuân thủ. Nghiên cứu này là cần thiết để phát triển và điều chỉnh các can thiệp nhằm cải thiện sự tuân thủ của người bệnh tiểu đường và đánh giá hiệu quả của việc loại bỏ những rào cản nhận thức về việc tuân thủ [38].

Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Huyền (2011) tiến hành tại Viện Lão khoa trung ương cho thấy người bệnh ĐTĐ có tuổi trung bình là 68,6 ± 6,1, tỷ lệ người bệnh tuân thủ chế độ ăn là 81,6%, tuân thủ chế độ luyện tập là 64,7%, tỷ lệ người bệnh không tuân thủ chế độ dùng thuốc là 3,4%, có tới 48,4% người bệnh không tuân thủ việc thử đường huyết theo lời khuyên của bác sĩ, tỷ lệ khám định kỳ là 77,4% [16].

Nghiên cứu của Nguyễn Minh Sang (2007) cho thấy chỉ có 51,9%

người bệnh ĐTĐ thực hiện chế độ ăn và luyện tập, người 60 - 70 tuổi tuân thủ chế độ luyện tập là tốt nhất, tỷ lệ người bệnh không tuân thủ chế độ dùng thuốc là 33,4% [23].

Hoàng Văn Thắng (2017) [25] nghiên cứu ở huyện Lập Thạch, Phú Thọ là nơi mà người kinh ít hơn người dân tộc thiểu số, điều kiện sống chưa thật tốt, kết quả cho thấy:

Người bệnh tuân thủ kiểm soát đường huyết là 45,0%, không kiểm tra đường máu của mình là 55,0%, chỉ 15,3 % người bệnh ghi lại đường máu của mình thường xuyên. 41,5% người bệnh không hề ghi lại kết quả đường máu của mình.

45,0% người bệnh nghiêm túc thực hiện các chế độ dinh dưỡng của Bác sĩ/ chuyên gia dinh dưỡng, 2,6% người bệnh hoàn toàn không thực hiện chế độ dinh dưỡng của chuyên gia.

58,1% người bệnh luôn đến tất cả các buổi hẹn gặp với bác sĩ để điều trị bệnh. 80,8% người bệnh sử dụng thuốc theo hướng dẫn và đơn thuốc.

29,3% người bệnh thường xuyên chơi thể thao, thực hiện hoạt động thể chất để đạt được mức đường máu tối ưu.

Chương 2

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 theo dõi tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai năm 2018 và một số yếu tố liên quan (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)