Đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Hương Ngải

Một phần của tài liệu Thực trạng kim loại nặng trong sản xuất rau tại xã hương ngải, huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 59 - 62)

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất

4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Hương Ngải

Dân số toàn xã tính đến 31/12/2016 có 8.163 người. Mật độ dân số cao (1.703 người/km2). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 5 năm gần đây là 1,03%/năm. Tăng dân số cơ học không đáng kể.

Dân cư phân bố rất tập trung, chủ yếu theo làng cổ từ xưa. Xã Hương Ngải trước đây bao gồm 4 thôn: Nậu Thượng, Nậu Trong, Nậu Hạ và Nậu Tư. Nay được phân lại thành 9 thôn, đánh số từ 1 đến 9. Nhân dân ở các thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.

* Lao động:

Theo số liệu thống kê toàn xã có 4.537 người trong độ tuổi lao động chiếm 55,54% dân số. Trong đó: lao động công nghiệp xây dựng cơ bản khoảng 548 người chiếm 12,08% tổng số lao động; lao động dịch vụ khoảng 537 người chiếm 11,85% tổng số lao động, tập trung chủ yếu ở các trung tâm xã, cụm xã, thị trấn; lao động nông nghiệp vẫn là chủ yếu có 3450 người chiếm 76,06% lao động, tập trung nhiều ở khu vực nông thôn, sản xuất nông nghiệp thuần tuý.

(UBND xã Hương Ngải, 2016).

Phát triển kinh tế - xã hội

Hương Ngải là một xã thuần nông. Ngoài ra còn có thêm một số nghề phụ tiểu thủ công nghiệp như: mây đan ...

Cơ cấu kinh tế:

- Nông nghiệp: 51,2%

- TTCN và xây dựng 24,9%

- Dịch vụ 23,9 %

- Ngành nông nghiệp:

Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Tập trung chỉ đạo sản xuất vụ mùa, gắn với vụ đông, duy trì diện tích lúa, mở rộng cây hàng hóa, cây xuất khẩu.

Nâng cao hiệu quả vùng chuyển dịch, xây dựng và nhân rộng mô hình chăn nuôi con đặc sản hiệu quả kinh tế cao. Giá trị sản xuất trong nông nghiệp tăng 3.5

%. Chuyển dịch vùng đất trũng cấy lúa không hiệu quả sang sản xuất đa canh và vùng chăn nuôi thủy sản tập trung gồm 3 thôn (Thôn 5, Thôn 6, Thôn 8). Vì vậy

vùng chuyển dịch của xã Hương Ngải có số hộ tham gia nhiều, diện tích lớn.

Theo số liệu điều tra tháng 12 năm 2016 toàn xã có 64 hộ làm chuyển dịch với tổng diện tích là 70,3 ha.

- Về chăn nuôi, thú y:

Năm 2016 tổng đàn lợn (không kể lợn sữa): 6.800 con. Đàn trâu: 23 con;

đàn bò: 210 con, trong đó bò lai sin 210 con. Tổng đàn gia cầm: 65.000 con.

Tỷ trọng cơ cấu kinh tế chăn nuôi chiếm 76% trong tổng thu nông nghiệp.

Kết quả thống kê đến 30/12/2016 toàn xã có 2250 con lợn nái, chủ yếu nuôi theo quy mô gia trại và hộ gia đình. Có 8 hộ nuôi trên 100 lợn thịt trên lứa. Hộ đã đầu tư bài bản làm chuồng kín, công suất lớn, nuôi theo hướng an toàn sinh học.

Triển khai tiêm phòng, thực hiện vệ sinh khử trùng tiêu độc môi trường, nhất là các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc gia cầm trên địa bàn. Chủ động phòng chống dịch cho đàn gia súc và đàn gia cầm, không để dịch bùng pháp, lây lan;

duy trì phát triển tổng đàn gia súc, gia cầm, đàn trâu 12 con; đàn bò 185 con, đàn lợn 5.000 con; đàn gia cầm 50.000. Đôn đốc thu hồi sản phẩm vụ mùa không để nợ đọng mới phát sinh.

Diện tích nuôi trồng thủy sản 65ha, sản lượng cá: 254 tấn. Sản lượng thịt lợn hơi cuất chuồng 1.250 tấn.

Kết quả chăn nuôi :

Giá trị kinh tế nông nghiệp đến năm 2016.

Tổng giá trị: 82,6 tỷ đồng.

Trong đó: Trồng trọt: 20,1 tỷ đồng.

Chăn nuồi: 62,6 tỷ đồng.

Giá trị trong chăn nuôi thì nuôi trồng thủy sản là: 6,6 tỷ đồng; gia súc, gia cầm: 56,0 tỷ đồng.

- Sản xuất TTCN- dịch vụ:

Tổng thu từ tiểu thủ công nghiệp ước đạt 8 tỷ, số lao động đi làm tại các khu công nghiệp khoảng 300 lao động thường xuyên có thu nhập ổn định từ 2,5 đến 3 triệu đồng/người/tháng.

Hoạt động dịch vụ thương mại cũng vẫn được duy trì, đáp ứng cho nhu cầu phục vụ đời sống dân sinh và sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho các hộ

nghèo, hội viện thiếu vốn sản xuất và học sinh sinh viên được vay vốn của ngân hàng chính sách năm 2016 là 9,2 tỷ đồng. Do vậy đã tạo điều kiện để phát triển ngành nghề TTCN và hoạt động dịch vụ phát triển.

- Xây dựng nông thôn mới:

Xây dựng nông thôn mới mới đạt tiêu chí: 7/11; lũy kế đạt 12 tiêu chí nông thôn mới.

- Tài nguyên- môi trường:

Xã tăng cường quản lý đất đai, không để các hộ tự chuyển dịch và lấn chiếm đất và đất công. Kiên quyết xử lý các hộ vi phạm đa canh và đa canh tự phát theo kết luận 48 của Ban thường vụ Tỉnh ủy. Tổ chức đấu giá quyên sử dụng đất 7500 m2 tạo nguồn lực nông thôn mới.

Duy trì đội vệ sinh chuyên và tổng hợp vệ sinh vào các ngày 7, 17, 27 hàng tháng và thực hiện kế hoạch thu phí vệ sinh môi trường theo quy định của cấp trên.

Điều kiện về cơ sở hạ tầng khu vực nghiên cứu - Giao thông

Đường tỉnh lộ 420 có 2,32km chạy qua xã theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đây là trục giao thông quan trọng nối liền xã với đường tỉnh lộ 419 đi đến đường cao tốc Láng Hoà Lạc, thị xã Sơn Tây và khu công nghệ cao Hoà Lạc.

Tuy nhiên chiều rộng mặt đường còn hẹp ảnh hưởng không tốt đến lưu thông.

Ngoài ra trên địa bàn xã còn có 0,5km đường liên xã nối tỉnh lộ 420 đi xã Canh Nậu và một số đường liên thôn bằng bê tông, trải gạch, đường nội đồng còn thiếu chưa thuận lợi cho lưu thông sản phẩm nông nghiệp. Nhìn chung, các tuyến đường trên còn hẹp chất lượng không tốt, chưa đảm bảo giao thông thuận lợi, cần có kế hoạch nâng cấp mặt đường và mở rộng nền đường trong những năm tới.

- Hệ thống điện

Xã có 4 trạm biến áp tiêu thụ với tổng công suất 970 KVA, hệ thống đường dây hạ thế kéo đến tất cả các thôn, 100% hộ gia đình có điện, chất lượng phục vụ tốt. Giá bán điện đến hộ gia đình trung bình 1.388 đ/KWhs.

- Cơ sở hạ tầng văn hoá, phúc lợi khác

+ Trạm xá: có diện tích đất 3100 m2. Nhà cấp III có 480 m2, đủ diện tích sử dụng, vừa mới được xây dựng xong.

+ Khu vui chơi giải trí: Hiện nay cả xã chỉ có một sân vận động 0,8 ha. Các khu công viên cây xanh, vui chơi giải trí chưa có, cần bổ sung thêm khu vui chơi giải trí hoặc sân vận động trong thời gian tới.

+ Các khu dân cư mới: Tập trung chủ yếu ở những điểm giãn dân và đấu giá trong những năm gần đây, bình quân diện tích mỗi hộ 150m2. Khuôn viên các hộ loại này nhỏ, không có diện tích vườn, cây xanh.

+ Khu dân cư tập trung kiểu làng xóm: Chiếm đa số diện tích dân cư của xã. Bình quân mỗi hộ từ 150 - 400 m2, một số hộ có diện tích vườn và cây xanh khá rộng.

Nhìn chung, quỹ đất phát triển khu dân cư hạn chế, những năm gần đây ít được cấp mở rộng nên số hộ có nhu cầu cấp đất ở còn tồn đọng khá lớn (45 hộ).

Một phần của tài liệu Thực trạng kim loại nặng trong sản xuất rau tại xã hương ngải, huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)