Hoạt động nông nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng kim loại nặng trong sản xuất rau tại xã hương ngải, huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 71 - 75)

4.3. Nguồn phát sinh KLN trong hệ thống sản xuất rau tại xã Hương Ngải

4.3.2. Hoạt động nông nghiệp

4.3.2.1. Kết quả điều tra về sử dụng phân bón

Sản xuất rau với đặc thù thâm canh cao và tốc độ quay vòng lớn hơn so với nhiều loại cây trồng khác vì vậy các hộ nông dân rất quan tâm đến việc đầu tư chăm sóc. Trên cơ sở kết quả điều tra về chủng loại, diện tích, để đánh giá thực trạng sản xuất rau tại xã Hương Ngải chúng tôi tiến hành theo dõi qui trình sản xuất của một số loại rau chính đang được áp dụng trong vụ Đông Xuân và Hè Thu 2016 - 2017, phạm vi điều tra các hộ sản xuất tại 5 địa điểm nghiên cứu của Hương Ngải, chúng tôi thu được kết quả ở Bảng 4.7.

Bảng 4.7. Mức phân bón một số loại cây trồng chính.

TT Cây trồng Phân chuồng (tấn/ha)

Phân khoáng (Kg/ha)

N P2O5 K2O

1 Rau muống 9,8 380,0 270,4 174,7

2 Mồng tơi 7,9 97,0 76,2 82,2

3 Rau gia vị 3,8 82,7 74,4 85,5

4 Lúa 15,8 121,9 110,9 106,5

5 Ngô 10,0 158,8 88,9 92,2

6 Rau cải 7,3 102,4 74,2 76,6

8 Xà lách 5,7 84,7 77,9 93,0

Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ (2016)

* Cây lương thực:

Cây trồng

Phân chuồng (tấn/ha)

Phân khoáng (Kg/ha)

N P2O5 K2O

Lúa 15,8 121,9 110,9 106,5

QCVN 01-55 : 2011 7-10 90-100 60-90 70-80

Ngô 10 158,8 88,9 92,2

QCVN 01-56 :2011 8-10 150-160 80-90 80-90

(QCVN 01-55 : 2011/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa)

(QCVN 01-56 : 2011/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô)

- Lúa: Nông dân Hương Ngải bón phân cho lúa với liều lượng trung bình toàn xã là: Phân chuồng bón 15,8 tấn/ha; N: 121,9 kg/ha; P2O5: 110,9 kg/ha;

K2O: 106,5 kg/ha. Như vậy, bón phân cho lúa khá cao, liều lượng giữa các loại phân còn chênh lệch nhiều so với yêu cầu của cây lúa.

- Ngô: Lượng sử dụng các loại phân với liều lượng trung bình toàn xã là:

Phân chuồng 10 tấn/ha, N = 158,8; P2O5 = 88,9; K2O = 92,2 kg/ha và tỷ lệ N:P2O5:K2O = 1:0,56:0,58. Tỷ lệ bón khá hợp lý song liều lượng lại thấp so với yêu cầu dinh dưỡng của cây ngô.

* Cây rau:

- Rau gia vị: Rau gia vị là loại cây dễ trồng, ngắn ngày mà cho năng suất khá mà lại không đòi hỏi nhiều về phân bón cho dù nhu cầu dinh dưỡng của không nhỏ. Việc bón phân cho gia vị đã được chú ý. Tỷ lệ bón N:P2O5:K2O toàn xã là

1:0,89:1 với lượng N = 82,7; P2O5 = 74,4; K2O = 85,5 kg/ha và 3,8 tấn phân chuồng/ha.

- Mồng tơi: Tỷ lệ bón N:P2O5: K2O là 1:0,77:0,84 với lượng N =97,8; P2O5

= 76,2; K2O = 82,2 kg/ha và phân chuồng là 7,9 tấn/ha.

- Rau cải: Tỷ lệ bón N:P2O5:K2O là 1:0,72:0,75 với lượng N = 102,4; P2O5

= 74,2; K2O = 76,6 kg/ha và phân chuồng là 7,3 tấn/ha.

- Rau muống: Là loại cây có giá trị kinh tế cao, nên nông dân Hương Ngải đầu tư rất lớn để sản xuất. Qua số liệu điều tra cho thấy: Phân chuồng 9,8 tấn/ha, N = 380,0; P2O5 = 270,4; K2O = 174,7 kg/ha và tỉ lệ N: P2O5: K2O = 1:0,88:0,93.

(Theo quy trình sản xuất rau muống an toàn thì lượng phân chuồng Phân chuồng hoại mục 7-8,5 tấn/ha. Đạm ure (N) 300-350kg/ha. Phân lân supe (P2O5):

230-280kg/ha, phân kali (K2O) 110-140kg/ha)

Bón như vậy, năng suất rau muống nâng cao. Tuy hiệu quả kinh tế trước mắt là rất cao, song vấn đề môi trường đất nước và chất lượng nông sản cần được lưu ý, xem xét.

- Xà Lách: Là một loại cây có nhu cầu dinh dưỡng không cao lắm. Hiện tại, mức bón cho lạc là phân chuồng 5,7 tấn/ha, N = 84,7; P2O5 = 77,9; K2O = 93,0 kg/ha.

Nhìn chung, liều lượng và tỷ lệ bón cho các loại cây trồng như trên chưa phải là quá cao để có thể gây ra ô nhiễm cho môi trường đất, ngay cả đối với những cây rau màu thường được người dân quan tâm đầu tư cao. Hương Ngải là vùng có trình độ thâm canh cao, cho nên mức độ luân canh cây trồng nhanh, có thể lượng tồn dư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sẽ lớn.

Tóm lại: Qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp các nông dân chúng ta thấy rằng ở Hương Ngải nông dân đã có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh cây trồng và những năm gần đây đã áp dụng nhiều quy trình công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, song vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại. Trong phương thức sử dụng phân bón có thể rút ra mấy điểm sau:

- Tính kế hoạch còn thiếu: Hầu hết các hộ nông dân đều chưa có kế hoạch đầu tư các loại phân bón cho từng loại cây trồng trên đám ruộng của mình, mà sử dụng tùy tiện cả về liều lượng, tỷ lệ, kỹ thuật bón phân, thời điểm bón …

- Tính đồng đều trong sản xuất chưa cao: Do nhiều hoàn cảnh và điều kiện khác nhau, các hộ nông dân đầu tư phân bón cả về chủng loại, liều lượng, tỷ lệ

Tất cả những tồn tại trên dẫn đến hiệu quả sử dụng phân bón không cao, cây trồng hấp thụ không hết, phân bón bị rửa trôi, bốc hơi,… sẽ gây lãng phí về kinh tế và ô nhiễm môi trường.

4.3.2.2. Kết quả điều tra về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Trong những năm vừa qua, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, người nông dân muốn sản xuất ra nhiều nông sản trên 1 ha đất canh tác. Vì vậy, sự thiếu hiểu biết người nông dân đã bất chấp sự cảnh báo về nguy hại của việc sử dụng quá mức các loại thuốc BVTV, gây tác hại trực tiếp đối với người tiêu dùng và chính họ. Mặt khác sử dụng quá mức thuốc BVTV còn để lại lượng tồn dư quá lớn trong đất canh tác, gây ô nhiễm môi trường đất.

Kết quả điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV tại các thôn trong xã cho thấy: 50-70% các hộ gia đình được điều tra đã sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc BVTV (phun ít nhất 2 lần/ vụ, vụ mùa thường phun nhiều hơn vụ xuân), thuốc trừ cỏ lúa (từ nhiều năm nay người dân đã không làm cỏ bằng tay mà phun thuốc), thuốc trừ ốc bươu vàng đối với các chân ruộng trũng. Thuốc BVTV được các hộ phun căn cứ vào hiện trạng sâu bệnh chứ không căn cứ vào thành phần hóa học của thuốc hoặc mức độ, tần suất được phép sử dụng thuốc: Cứ khi nào có sâu thì phun, không kể khoảng cách thời gian phun; phun không theo liều lượng hướng dẫn, nhiều sâu thì pha đặc, ít sâu thì pha loãng. Hầu hết các hộ được hỏi đều không biết nguồn gốc thuốc, chỉ biết tên thuốc và giá của gói thuốc.

Bảng 4.8. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV cho một số loại rau tại xã Hương Ngải

Loại rau Số lần phun/vụ Thời gian cách ly (ngày)

Mồng tơi 5-7 3-7

Cải ngọt 3-5 4-6

Rau muống 3-6 1-3

Rau mùi 2-3 2-5

Xà lách 1-2 2-4

Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ (2016) Thuốc BVTV được các hộ sử dụng thường xuyên mỗi khi họ phát hiện thấy có dịch hại và việc lựa chọn thuốc loại thuốc và liều lượng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm hoặc theo sự hướng dẫn của người bán thuốc BVTV và chính vì vậy mà chủng loại thuốc được thay đổi thường xuyên, thậm chí người nông dân còn trộn lẫn nhiều loại thuốc khi phun để phòng trừ dịch hại nhanh. Xét về mặt an toàn thì có thể khẳng định rằng với tình hình sản xuất như vậy thì sẽ ảnh hưởng đến chất

4.3.2.3. Kết quả điều tra về sử dụng nước tưới cho rau

Tại các vùng trồng rau xã Hương Ngải đã có hệ thống mương dẫn nước sông Tây Ninh, sông Tích vào hầu hết các cánh đồng và được dữ trữ trong các mương chứa vì vậy chất lượng nước tưới tại xã Hương Ngải có sự biến đổi tuỳ theo mùa vụ và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các nguồn thải, đặc biệt là nước sông. Tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây rau và thời tiết thì người nông dân sẽ có chế độ tưới phù hợp cho từng loại cây.

Bảng 4.9. Tình hình sử dụng nước tưới cho rau tại xã Hương Ngải

Loại rau Số lần tưới/ngày Lượng nước ước tính (m3 /ha)

Mồng tơi 2 lần/ngày 3- 5

Cải ngọt 2 lần/ngày 2-4

Rau muống

Muống cạn: 2 ngày/lần Muống nước: Ngập nước

thường xuyên

Muống cạn: 3-5 Muống nước: Tùy diện tích

trồng

Rau gia vị 1 lần/ngày vào buổi sáng 0,5-1

Xà lách 1 lần/ngày vào sáng hoặc

chiều 0,5-1

Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ (2016) Nước giếng khoan được sử dụng tưới cho rau hầu như không có, chỉ một số rất ít hộ dùng tưới những ruộng rau dành riêng cho gia đình. Hiện tượng sử dụng nước phân chuồng để tưới thường xuyên cho rau rất phổ biến ở Hương Ngải và nông dân cho đó là một hình thức thay việc bón phân đạm, nguy hại hơn rất nhiều hộ sử dụng nước tưới ở rãnh thải, hố nước đọng gần khu vực dân cư hoặc nước thải của khu sản xuất để tưới cho rau. Nói chung việc sử dụng nước tưới cho rau tại Hương Ngải rất tùy tiện, ở gần ruộng rau có nguồn nước là được sử dụng để tưới, bất kể đó là từ nguồn nước nào.

Một phần của tài liệu Thực trạng kim loại nặng trong sản xuất rau tại xã hương ngải, huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)