Tình hình sản xuất rau tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, tp Hà Nội

Một phần của tài liệu Thực trạng kim loại nặng trong sản xuất rau tại xã hương ngải, huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 63 - 68)

4.2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng rau tại xã Hương Ngải

Hương Ngải có điều kiện đất đai khí hậu thích hợp với sự phát triển của rau, mặt khác nông dân lại có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất rau từ lâu đời.

Hiện nay việc sản xuất rau đã và đang là ngành mũi nhọn cho kinh tế gia đình của các hộ nông dân ở xã Hương Ngải. Cơ cấu rau hiện nay của Hương Ngải chủ yếu là một số loại rau ngắn ngày: rau muống, rau cải các loại đậu đỗ,... rất ít rau dài ngày như bắp cải, xu hào, cà chua, suplơ,... là các rau được cung cấp chủ yếu từ các vùng rau khác. Nguyên nhân là do diện tích canh tác bình quân trên đầu người thấp nên người trồng rau tập trung sản xuất những rau ngắn ngày để hệ số quay vòng đất được cao, thường 4 - 5 vụ/năm thậm chí 6 - 7 vụ/năm đối với đất chuyên rau.

Bảng 4.2. Hình thức canh tác của các loại rau chính tại xã Hương Ngải

Loại rau Mùa vụ Thuốc BVTV

Phân bón Phân

chuồng Hóa học Cải ngọt Vụ đông xuân:

Từ tháng 8 đến tháng 11 Vụ hè thu: Từ tháng 2 đến tháng 6

Sherpa 25EC hoặc thuốc trừ sâu sinh học BT để diệt trừ sâu. Sử dụng Rhidomil MZ72 WP, Score 25 EC để phòng trừ bệnh thối nhũn

Phân chuồng và phân hữu cơ vi sinh

Ure, Lân, Kali

Mồng Tơi Gieo trồng từ đầu tháng 3 đến tháng 5, thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 12

Thuốc trừ sâu vi sinh phòng trị như BT, VI- BT,Dipel,Delfin,Amectin, Acmenovate;Thiamectin, Centari .

Phân hữu cơ ủ thật hoại

Phân Lân, Ure

Xà Lách Trồng quanh năm Thuốc trừ sâu vi sinh phòng trị như BT, VI- BT,Dipel,Delfin,Amectin, Acmenovate;Thiamectin, Centari . .

Phân hữu cơ ủ thật hoại

Lân nung chảy hoặc lân hữu cơ

Rau Muống

Trồng quanh năm Thuốc trừ sâu:VBT, Diptexrec,Karate, Sherpa, Thuốc trừ bệnh:

Validacin, Daconin

Phần

chuồng, hữu cơ sinh học

Lân supe, Kali, Ure

Rau Gia vị rau mùi, ớt, húng quế.

Trồng quanh năm Thuốc trừ sâu vi sinh phòng trị như BT, VI- BT,Dipel,Delfin,Amectin, Acmenovate;Thiamectin, Centari .

Phân hữu cơ sinh học

Phân NPK

Rau khác (đậu,đỗ, rau giút…)

Đông xuân Tháng 11 đến tháng 12, Vụ Hè-Thu tháng 5 trở đi

Phun ngừa bằng Curzate- M8, Mancolaxyl,

Ricozeb, Vimonyl, Score, Metaxyl.

Phân chuồng Lân, Kali

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Năm 2014, UBND xã Hương Ngải triển khai ô mẫu sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã, có 60 hộ tham gia, các chủng loại rau được gieo trồng là cải

canh, rau muống, rau đay, mồng tơi, cải ngọt,.... sản lượng mỗi năm khoảng >200 tấn. Tuy vậy hiệu quả của chương trình không cao, nguyên nhân là do ý thức người trồng rau đối với vấn đề an toàn thực phẩm còn hạn chế, và phải chạy theo lợi nhuận, nên thực hiện không đầy đủ qui trình sản xuất rau an toàn, hơn nữa địa bàn triển khai lại không được cách ly với vùng sản xuất theo tập quán chung hoặc cách ly hẳn với nguồn thải độc hại nên chất lượng rau an toàn không được người tiêu dùng tin tưởng do vậy lượng tiêu thụ rất ít.

Diện tích, năng suất, sản lượng rau xanh của từng đơn vị trên địa bàn xã Hương Ngải được thể hiện tại bảng 4.3.

Bảng 4.3. Diện tích, năng suất, sản lượng rau xanh trên địa bàn xã Hương Ngải năm 2016

Diện tích Năng suất Sản lượng

Ha Tấn/ha Tấn

Các thôn 68,8 11,9 822,7

Thôn 1 11,8 13,7 162,3

Thôn 2 4 11,075 44,3

Thôn 3 4,4 10,3 45,7

Thôn 4 10,2 12,12 123,6

Thôn 5 6 12,3 74,01

Thôn 6 13,1 13,4 175,7

Thôn 7 3,6 9,1 32,9

Thôn 8 9,8 12,1 118,6

Thôn 9 5,9 13,27 78,4

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Số liệu bảng 4.3 cho thấy, diện tích rau phân bố ở hầu hết các thôn (trừ thôn 2). Các thôn có diện tích rau lớn nhất như thôn 6 (13,1 ha), thôn 1 (11,8 ha), thôn 8 (9,8 ha); ít nhất là thôn 7 (3,6 ha), thôn 2 (3,6 ha), thôn 3 (4,4 ha)…

Về năng suất, giữa các thôn có sự chênh lệch khá lớn, giao động từ 9,1- 13,7 tấn/ha, thôn 7 và thôn 2 có năng suất rau thấp nhất, chỉ đạt (lần lượt) 9,1 và 10,3 tấn/ha. Năng suất rau đạt cao nhất tại các thôn 4 (12,12 tấn/ha), thôn 8 (12,1 tấn/ha), thôn 9 (13,27 tấn/ha).

Diện tích, năng suất, sản lượng của các loại rau chính ở xã Hương Ngải được thể hiện tại các bảng sau:

52

Bảng 4.4. Diện tích các loại cây rau chính ở xã Hương Ngải năm 2016

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Tổng Rau gia vị Rau muống Rau khác

Diện tich

Năng suất

Sản lượng

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

Diện tích

Năng suất

Sản lượng Các thôn 68,8 11,9 822,7 3,9 3,8 14,8 14,9 22,7 339,6 14,6 4,45 65, 24

Thôn 1 11,8 13,7 162,3 0,5 4,4 2,2 3,2 25,02 80,64 3 3,21 9,63

Thôn 2 4 11,075 44,3 0,5 6,2 3,1 1 18 18 0,5 5,43 2,71

Thôn 3 4,4 10,3 45,7 0,6 5,21 3,126 2 24,67 49,34 0,4 6 2,4

Thôn 4 10,2 12,12 123,6 0,1 3,2 0,32 4 25,21 100,84 1,6 3,9 6,24

Thôn 5 6 12,3 74,01 0,3 2,8 0,84 2 25,02 50,04 0,7 5,21 3,647

Thôn 6 13,1 13,4 175,7 1,3 3,22 4,18 0,9 24 21,6 3 6,2 18,6

Thôn 7 3,6 9,1 32,9 0,1 2 0,2 0,3 18 5,4 0,9 3,12 2,80

Thôn 8 9,8 12,1 118,6 0,3 2,1 0,63 0,5 23,1 11,55 3 4,1 12,3

Thôn 9 5,9 13,27 78,4 0,2 5,19 1,038 1 22,14 22,14 1,5 2,9 4,35

Tổng Cải ngọt Mồng tơi Xà lách

Diện tich

Năng suất

Sản lượng

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

Diện tích

Năng suất

Sản lượng Các thôn 68,8 11,9 822,7 9,5 13,8 131,4 11,4 18,3 187,3 14,5 8,48 123,2

Thôn 1 11,8 13,7 162,3 1,1 17,5 19,25 1,3 24,33 31,6 2,7 8,08 21,8

Thôn 2 4 11,075 44,3 0,5 15,4 7,7 1 16,32 16,32 0,5 5,1 2,55

Thôn 3 4,4 10,3 45,7 0 0 0 1 15,24 15,24 0,4 11,21 4,484

Thôn 4 10,2 12,12 123,6 2,2 19,23 42,3 0,7 16,98 11,8 1,6 4,2 6,72

Thôn 5 6 12,3 74,01 1,7 15,67 26,6 0,6 16,33 9,7 0,7 8,98 6,286

Thôn 6 13,1 13,4 175,7 2,5 19,98 49,95 3,3 16,97 56,01 2,1 10,12 21,2

Thôn 7 3,6 9,1 32,9 0 0 0 0,3 19,43 5,8 2 12,32 24,64

Thôn 8 9,8 12,1 118,6 1 18,9 18,9 2 16,49 32,9 3 7,98 23,94

Thôn 9 5,9 13,27 78,4 0,5 17,82 8,91 1.2 23,23 27,8 1,5 8,39 12,58

Ở xã Hương Ngải, rau muống được trồng nhiều nhất (14,9 ha), chiếm 21,30% tổng diện tích trồng rau, tập trung chủ yếu ở 7/9 thôn, nhiều nhất ở thôn 1(3,2 ha), thôn 4 (4 ha). Năng suất rau muống trung bình toàn xã đạt 22,7 tấn/ha, cao nhất ở thôn 4 (25,21 tấn/ha), thấp nhất ở thôn 7 (18 tấn/ha). Sản lượng toàn xã đạt 339,6 tấn, cao nhất ở thôn 4 (100,84 tấn), thấp nhất ở thôn 7 (5,4 tấn).

Đứng thứ hai về diện tích là cây xà lách (14,5 ha), chiếm 21,08% tổng diện tích trồng rau, được gieo trồng ở hầu hết các thôn, nhiều nhất ở thôn 8 (3 ha), ít nhất ở thôn 3 (0,4 ha). Năng suất xà lách trung bình toàn xã đạt 8,48 tấn/ha, cao nhất ở thôn 7 (12,33 tấn/ha), thấp nhất ở thôn 4 (4,2 tấn/ha). Sản lượng toàn xã đạt 123,2 tấn, cao nhất ở thôn 7 (24,64 tấn), thấp nhất thôn 2 (2,55 tấn).

Đứng thứ ba về diện tích là mồng tơi (11,4 ha), chiếm 16,54% tổng diện tích trồng rau, được gieo trồng nhiều nhất ở thôn 6 (3,3 ha), ít nhất ở thôn 7 (0,5 ha). Năng suất mồng tơi trung bình toàn xã đạt 18,3 tấn/ha, cao nhất ở thôn 1 (24,33 tấn/ha), thấp nhất ở thôn 3 (15,24 tấnha). Sản lượng toàn xã đạt 187,3 tấn, cao nhất ở thôn 8 (32,9 tấn), thấp nhất ở thôn 7 (5,8 tấn).

Tiếp theo là cải ngọt, diện tích toàn xã đạt 9,5 ha, chiếm 13,8% tổng diện tích trồng rau, được gieo trồng nhiều nhất ở thôn 6 (2,5 ha), ít nhất ở thôn 2 (0,5 ha). Năng suất cải ngọt trung bình toàn xã đạt 13,8 tấn/ha, cao nhất ở thôn 6 (19,98 tấn/ha), thấp nhất ở thôn 2 (15,4 tấn/ha). Sản lượng toàn xã đạt 131,4 tấn, cao nhất ở thôn 6 (49,95 tấn), thấp nhất ở thôn 2 (7,7 tấn).

Cây rau gia vị, chủ yếu là tía tô, kinh giới, húng quế, ớt, hành tỏi,…có diện tích 3,9 ha, chiếm 5,6 % tổng diện tích trồng rau, được trồng rải rác khắp các thôn, nhiều nhất ở thôn 6 (1,3 ha), ít nhất ở các thôn 4 và 7 (0,1 ha). Năng suất cây rau gia vị trung bình toàn xã đạt 3,8 tấn/ha, cao nhất ở thôn 2 (6,2 tấn/ha), thấp nhất ở thôn 7 (2 tấn/ha). Sản lượng toàn xã đạt 14,8 tấn, cao nhất ở thôn 6 (4,18 tấn), thấp nhất ở thôn 7 (0,2 tấn).

Bên cạnh các cây rau chính được đề cập ở trên, ở xã Hương Ngải còn trồng khá nhiều các loại cây rau màu khác như bắp cải, cà chua, mướp đắng, cải xoong, củ cải…tổng diện tích các loại cây rau màu này thống kê được khoảng 14,6 ha, chiếm 21,2% tổng diện tích trồng rau, năng suất trung bình 4,45 tấn/ha, sản lượng 65,24 tấn.

Một phần của tài liệu Thực trạng kim loại nặng trong sản xuất rau tại xã hương ngải, huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)