4.4. Thực trạng một số kln trong đất canh tác, nước tưới và các sản phẩm rau của HTSX rau tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
4.4.3. Hàm lượng kim loại nặng trong các mẫu rau tại địa bàn nghiên cứu
Các nguyên nhân gây ô nhiễm 1 số kim loại nặng trong rau có thể là do những yếu tố:
- Trong quá trình thâm canh: người nông dân đã bón phân không cân đối, đặc biệt phân chuồng, phân đạm bón với lượng nhiều, bón đạm sát với thời kỳ thu hoạch. Ngoài ra trong quá trình sản xuất, vì chạy theo lợi nhuận nên người trồng rau đã sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật với lượng rất lớn và nhiều loại thuốc độc hại, điều này góp phần tích lũy kim loại nặng trong rau.
- Khu vực sản xuất nông nghiệp nằm xen lẫn trong khu dân cư và khu công nghiệp là nơi môi trường đất, nước bị ô nhiễm các kim loại nặng nên đã ảnh hưởng đến chất lượng rau. Quá trình thâm canh nông nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nông phẩm, vấn đề này đã được rất nhiều các nghiên cứu khẳng định.
Bảng 4.15. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng trong mẫu rau đợt 1 (ngày 25/7/2016)
TT Kí hiệu mẫu
Vị trí lấy
mẫu Mô tả As
Mg/kg
Cd Mg/kg
Hg Mg/kg
Pb Mg/kg 1 RM1a Thôn 1 Muống nhận nước trực tiếp 1,5 <0,001 <0,002 <0,01 2 RM1b Thôn 1 Muống nhận nước gián tiếp <0,002 <0,001 <0,002 <0,01 3 XL1a Thôn 1 Xà Lách nhận nước tưới trực tiếp 0,6 <0,001 <0,002 <0,01 4 XL1b Thôn 1 Xà Lách nhận nước tưới gián tiếp 1,2 <0,001 <0,002 <0,01 5 CN1a Thôn 1 Cải ngọt nhận nước trực tiếp 0,91 <0,001 <0,002 <0,01 6 CN1b Thôn 1 Cải ngọt nhận nước gián tiếp <0,002 <0,001 <0,002 <0,01 7 RR1 Thôn 1 Rút nhận nước trực tiếp 3,09 <0,001 <0,002 <0,01 8 XL4 Thôn 4 Xà Lách nhận nước tưới trực tiếp 2,6 <0,001 <0,002 <0,01 9 CN4 Thôn 4 Cải ngọt nhận nước tưới gián tiếp 0,42 <0,001 <0,002 <0,01 10 RM4 Thôn 4 Muống nhận nước trực tiếp 0,65 <0,001 <0,002 <0,01 11 RM5 Thôn 5 Muống nhận nước trực tiếp 1,15 <0,001 <0,002 <0,01 12 XL5 Thôn 5 Xà Lách nhận nước tưới gián tiếp <0,002 <0,001 <0,002 <0,01 13 RM6 Thôn 6 Muống nhận nước trực tiếp 1,15 <0,001 <0,002 <0,01 14 XL6 Thôn 6 Xà Lách nhận nước trực tiếp <0,002 <0,001 <0,002 <0,01 15 MT6 Thôn 6 Mồng tơi ruộng cạn <0,002 <0,001 <0,002 <0,01 16 RM8a Thôn 8 Muống cạn <0,002 <0,001 <0,002 <0,01 17 RM8b Thôn 8 Muống nhận nước trực tiếp 1,5 <0,001 <0,002 <0,01 18 MT8 Thôn 8 Mồng tơi ruộng cạn <0,002 <0,001 <0,002 <0,01
QCVN 8 – 2:2011/BYT 1 0,1- 0,2 0,1- 0,3
QĐ 46/2007- BYT 1 0,1- 0,2 0.05 0,1- 0,3
Nguồn: Kết quả nghiên cứu (2016) Nhận xét:
Các kết quả phân tích về hàm lượng kim loại nặng trong rau trồng tại xã Hương Ngải cho thấy việc sử dụng đất trồng và nước tưới trực tiếp để trồng rau sẽ gây ra sự tích lũy kim loại nặng trong các sản phẩm rau, đặc biệt là As.
So sánh các số liệu phân tích của các mẫu rau với ngưỡng hàm lượng kim loại nặng cho phép trong rau quả tươi của BYT thì hàm lượng Cd, Pb, Hg trong tất cả các mẫu rau đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép.
Riêng về hàm lượng As trong các mẫu rau phân tích thì có 7/18 mẫu vượt ngưỡng giới hạn ô nhiễm của BYT. Nguyên nhân do tại thời điểm lấy mẫu các loại rau đang trong giai đoạn phát triển thân lá nên yêu cầu lượng phân bón, nước
Mẫu RR1 (Rau rút) có hàm lượng As cao nhất (3,09 mg/kg). Rau rút là loại rau được trồng trong điều kiện ngập nước (trung bình từ 30- 50cm), do đó đây là loại rau được tiếp xúc với nhiều loại chất có trong nước nhất nên nó có khả năng hấp thụ cao các độc chất có trong nước.
Hàm lượng As trong các mẫu rau nước cao hơn các mẫu rau cạn. So sánh mẫu rau ở các ruộng được lấy trực tiếp và gián tiếp từ kênh thì không nhận thấy có quy luật cho cùng một loại rau. Mẫu rau được tưới gián tiếp bằng nước ao, các bể chưa nước thì có hàm lượng As dưới tiêu chuẩn do nước tưới được bơm lên từ sông nhưng được để lắng một thời gian.
Bảng 4.16. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng trong mẫu rau đợt 2 và 3
TT Kí hiệu
mẫu Loại rau As Cd Hg Pb
Ngày 15/9/2016
1 MN Muống nước 0.481 <0,001 <0,002 <0,01 2 CN Cải ngọt 0.180 <0,001 <0,002 <0,01 3 XL Xà lách 0.105 <0,001 <0,002 <0,01 4 MC Muống cạn 0.052 <0,001 <0,002 <0,01 5 MT Mồng tơi 0.392 <0,001 <0,002 <0,01 6 RR Rau rút 0.304 <0,001 <0,002 <0,01
Ngày 25/12/2016
1 RM Muống nước 0.031 <0,001 <0,002 <0,01 2 RM Muống cạn 0.034 <0,001 <0,002 <0,01 3 CN Cải ngọt 0.028 <0,001 <0,002 <0,01 4 XL Xà lách 0.041 <0,001 <0,002 <0,01 5 MT Mồng tơi 0.023 <0,001 <0,002 <0,01
QCVN 8 – 2:2011/BYT 1 0,1- 0,2 0,1- 0,3
QĐ 46/2007- BYT 1 0,1- 0,2 0.05 0,1- 0,3
Nguồn: Kết quả nghiên cứu (2016) Theo số liệu đợt 2 và 3 thì hàm lượng As và các nguyên tố kim loại nặng khác Cd, Hg, Pb đều thấp hơn ngưỡng giới hạn cho phép của BYT, chứng tỏ các mẫu rau không bị nhiễm các nguyên tố kể trên. Điều này có thể hiểu lượng phân bón cho rau khi sử dụng nguồn nước tưới được giảm bớt vào cuối vụ và đầu vụ mới. Kèm theo đó thời tiết cũng ảnh hưởng đến sự phân bố kim loại nặng trong đất và nước. Thời điểm tháng 9 các ruộng thường trong tình trạng ngập nước, khi đó trạng thái động hay tĩnh của nước cũng ảnh hưởng đến hàm lượng KLN trong
4.5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÙ HỢP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Các kết quả nghiên cứu của đề tài đã cho thấy: Sự tích lũy kim loại nặng (Pb, Cd, As, Cu) trong rau phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau: loại rau, hàm lượng của các yếu tố này trong đất, nước,...vì vậy để có sản phẩm thực sự an toàn khi thu hoạch đòi hỏi phải xem xét đến từng yếu tố mới xác định được nguyên nhân chính mà từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.
Tại xã Hương Ngải, kết quả điều tra hàm lượng Cu, Pb, Cd, As cho thấy:
- Đất trồng rau ở các khu vực vẫn đảm bảo đủ điều kiện sản xuất, hàm lượng các KLN trong đất ở tất cả các khu vực thấp. Như vậy nếu không có các nguồn khác (nước tưới, phân bón) đưa các yếu tố này vào đất thì có thể loại trừ yếu tố gây ô nhiễm trong rau từ đất trồng. Tuy vậy hàm lượng As, Cd trong đất chưa đến mức ô nhiễm nhưng đã có hiện tượng bị nhiễm bẩn ở một số nơi, cần lưu ý qui hoạch vùng trồng rau an toàn và trong công tác giám sát môi trường.
- Nước tưới rau có hàm lượng Pb, As bị ô nhiễm ở nhiều khu vực. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho hàm lượng các kim loại nặng này ở trong rau cao. Trên cơ sở các kết quả thu được, một số giải pháp được đề xuất như sau: