Một số nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu Kiến thức, thực hành tiêm vắc xin sởi của bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại huyện Thường Tín, Hà Nội năm 2020 và một số yếu tố liên quan. (Trang 25 - 28)

Việc chủng ngừa vắc xin sởi cho trẻ đã làm giảm đáng kể số ca mắc sởi trên toàn thế giới trong nhiều năm nay. WHO khuyến cáo, cùng với việc giám sát phát hiện chặt chẽ các ca nghi ngờ, tiêm chủng là yếu tố quyết định để hướng tới mục tiêu loại trừ bệnh sởi. Trong nhiều năm, số liệu này luôn được WHO quan tâm và thống kê, theo dõi một cách chặt chẽ. Tuy nhiên tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ trong đó có vắc xin phòng sởi, dao động lớn ở các quốc gia khác nhau, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó kiến thức và thực hành về tiêm chủng của các bà mẹ và người giám hộ trẻ đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Tại Việt Nam

Tại Việt Nam ít có những nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng tiêm sởi riêng lẻ và kiến thức của mẹ hoặc người chăm sóc trẻ về bệnh và cách phòng bệnh.

Tuy nhiên nhiều nghiên cứu về thực trạng tiêm chủng nói chung cũng chỉ ra rằng kiến thức của mẹ và gia đình trẻ cũng như một số yếu tố khác ảnh hưởng đến tình trạng tiêm chủng của trẻ.

Nghiên cứu của Đinh Thị Diễm Thúy năm 2010 về kiến thức phòng ngừa bệnh sởi của thân nhân bệnh nhi tại khoa truyền nhiễm bệnh viện nhi đồng 2 cho thấy: trong 247 thân nhân của bệnh nhi sởi chỉ có 5,3% đối tượng được phỏng vấn có kiến thức chung đúng về bệnh sởi, trong đó chỉ có 2% trả lời đúng về cách phòng bệnh. Nghiên cứu cũng chỉ ra trong số 119 trẻ chưa được tiêm phòng sởi (48%) có đến 29,4% lý do là do cha mẹ quên, 13,4% là do cha mẹ bận việc không có thời gian đưa trẻ đi tiêm chủng. Tuy nhiên nghiên cứu chưa phân tích các yếu tố liên quan giữa kiến thức về phòng ngừa bệnh và việc trẻ chưa được tiêm chủng [24].

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Cường và cộng sự năm 2012 tại tỉnh Sơn La cho thấy tỷ lệ trẻ được tiêm vắc xin sởi mũi 1 là 92,7% [6]

Nghiên cứu của Lê Hoảng Nam tại thành phố Ninh Bình năm 2012 cho thấy có 99,3% trẻ dưới 01 tuổi được tiêm vắc xin phòng sởi [18]

Nghiên cứu của Vũ Duy Kiên và cộng sự (2016) mô tả các xu hướng của tỷ lệ bao phủ vắc xin sởi và mối liên hệ của họ với các đặc điểm kinh tế xã hội ở trẻ từ 12 đến 23 tháng tuổi ở Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2014. Dữ liệu được rút ra từ cuộc các cuộc điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS) tại Việt Nam trong năm 2000, 2006, 2011 và 2014. Những trẻ em thuộc các nhóm dân tộc thiểu số, có mẹ có trình độ học vấn thấp và thuộc nhóm nghèo nhất ít có khả năng được chủng ngừa sởi hơn nhóm trẻ em của các bà mẹ có trình độ học vấn cao hơn và thuộc về nhóm kinh tế xã hội giàu có nhất [40].

16 Năm 2009, một nghiên cứu cắt ngang mô tả tiến hành trên 476 bà mẹ trong 60 cụm thuộc 12 xã, thị trấn huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau chỉ ra các yếu tố liên quan tới kết quả tiêm chủng như tuổi đời bà mẹ, nghề nghiệp, học vấn, kiến thức về mục đích tiêm chủng, lịch tiêm, phản ứng sau tiêm, thời gian tổ chức một đợt tiêm chủng, địa điểm tiêm chủng, các loại vắc xin cần tiêm; Thái độ về phản ứng sau tiêm chủng, sự thuận tiện của điểm tiêm, sự phục vụ của nhân viên y tế [16].

Nghiên cứu do một nhóm tác giả thuộc TTYT huyện Nam Đông – Thừa Thiên Huế năm 2011 sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 433 trẻ 1 tuổi và bà mẹ của các trẻ đó cho thấy 95,6% các bà mẹ đều biết lợi ích của việc tiêm chủng, nhưng số bà mẹ biết đúng số lần tiêm và biết đúng lịch tiêm chủng chỉ chiếm 24,7% và 28,4%. Trong nghiên cứu này cũng xác định các yếu tố về con, trình độ học vấn, nghề nghiệp [7].

Một nghiên cứu khác thực hiện trên 600 bà mẹ có trẻ từ 12-23 tháng tuổi và 120 nhân viên làm công tác tiêm chủng tại các trạm y tế xã ở Hà Tĩnh năm 2013 đã chỉ ra rằng: trình độ học vấn và nghề nghiệp của bà mẹ có ảnh hưởng đến việc tiêm chủng đầy đủ của trẻ [30].

Một nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu hồ sơ tiêm chủng đã được tiến hành trên toàn bộ 151 trẻ em từ 12 đến 23 tháng tuổi tại xã Bắc Sơn, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng từ 01/02/2015 đến 01/04/2015 nhằm xác định tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ và mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng tiêm chủng đầy đủ ở các trẻ trên. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ tất cả các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng là 84,8%. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ từng loại vắc-xin: viêm gan B mũi 0 chiếm 39,7%; lao đạt 98,7%; tiêm đủ 3 mũi DPT-VGB-Hib đạt 84,8%; uống đủ 3 lần OPV đạt 88,1%; sởi mũi 1 đạt 98%. Yếu tố liên quan đến tình trạng tiêm

chủng đầy đủ của trẻ là sự lo lắng của bà mẹ về tính an toàn của vắc-xin (OR = 27,78) [8].

Năm 2015, Nguyễn Thị Thanh Hương sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang dựa vào cách chọn mẫu 30 cụm, mỗi cụm 7 trẻ từ 12 đến 23 tháng tuổi theo hướng dẫn của WHO tại 17 xã, phường của thành phố Móng Cái, Quảng Ninh. Mẫu nghiên cứu gồm 210 trẻ và có độ tuổi từ 12 tháng đến 23 tháng và bà mẹ của các trẻ đó. Kết quả cho thấy

tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ đạt 65%. Lý do trẻ không được tiêm chủng đủ là do sợ tác dụng phụ chiếm 48%, trẻ ốm không đưa đi tiêm chiếm 33,3%.

Nghề nghiệp và trình độ học vấn của bà mẹ là một trong những yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành tiêm chủng cho trẻ [14].

Nghiên cứu của Phí Thị Hương Liên, Nguyễn Nhật Cảmvề Thực trạng tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi và yếu tố liên quan tại khu vực thành thị thành phố Hà Nội, năm 2016 với đối tượng nghiên cứu là 634 trẻ từ 12 – 23 tháng tuổi đang sinh sống trên địa bàn khu vực nội thành và bà mẹ tương ứng với 634 trẻ này được chọn để phỏng vấn đã chỉ ra tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho từng loại vắc xin đạt cao ở những mũi đầu đời và thấp dần ở những mũi tiếp theo (Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin phòng bệnh lao đạt 99,31%; phòng bệnh DPT-Hib đạt 92,59%, phòng bệnh VGB đạt 86,28%;

phòng bệnh bại liệt đạt 91,8% và phòng bệnh sởi đạt tỷ lệ thấp nhất (75,71%).

Tỷ lệ tiêm chủng đúng lịch vắc xin sởi đạt 68,54%. Yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng đúng lịch là việc giữ sổ/phiếu tiêm chủng cá nhân của trẻ [17].

Một phần của tài liệu Kiến thức, thực hành tiêm vắc xin sởi của bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại huyện Thường Tín, Hà Nội năm 2020 và một số yếu tố liên quan. (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)