Kiến thức về tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ của mẹ

Một phần của tài liệu Kiến thức, thực hành tiêm vắc xin sởi của bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại huyện Thường Tín, Hà Nội năm 2020 và một số yếu tố liên quan. (Trang 54 - 68)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Kiến thức, thực hành tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ của mẹ

3.2.1. Kiến thức về tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ của mẹ

Bảng 3.17 Kiến thức của bà mẹ về đường lây truyền bệnh sởi (n=250)

Thông tin Số lượng %

Nghe nói về bệnh Đã từng nghe 250 100,0

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm Trả lời đúng 247 98,8 Bệnh sởi lây qua đường hô hấp Trả lời đúng 246 98,4

Kết quả phân tích nêu tại Bảng 3.17 cho thấy các đối tượng đều biết đường lây truyền bệnh sởi, cụ thể 100% số người mẹ đã từng nghe về bệnh sởi.

98,8% ĐTNC có kiến thức đúng bệnh sởi là bệnh lây truyền. 98,4% ĐTNC biết bệnh sởi lây qua đường hô hấp.

Bảng 3.18 Kiến thức của bà mẹ về triệu chứng của bệnh sởi (n=250)

Triệu chứng của bệnh sởi Số lượng %

Sốt 239 95,6

Phát ban 225 90,0

Ho, chảy mũi 36 14,4

Mắt đỏ 25 10,0

Nổi hạch cổ, chẩm, sau tai 2 0,8

Không biết, không trả lời 1 0,4

Ngoại trừ 0,4% số người mẹ không trả lời hoặc không biết, số còn lại đều kể được tên các triệu chứng cơ bản của bệnh, đó là sốt (95,6%) và phát ban (90,0%).

Bảng 3.19 Kiến thức của bà mẹ về biến chứng của bệnh (n=250)

Biến chứng của bệnh sởi Số lượng %

Viêm não 147 58,8

Viêm phổi 128 51,2

Tử vong 119 47,6

Tiêu chảy 25 10,0

Mù 12 4,8

Viêm tai 11 4,4

Về biến chứng của bệnh sởi, viêm não (58,8%); viêm phổi (51,2%) và tử vong (47,6%) là ba biến chứng được nhiều người mẹ biết đến nhất.

Bảng 3.20 Kiến thức của bà mẹ về biện pháp phòng bệnh sởi chủ động (n=250)

Kiến thức phòng bệnh sởi chủ động Số lượng Tỷ lệ (%)

Tiêm phòng vắc xin 243 97,2

Cách ly với người bệnh 3 1,2

Không biết/ không trả lời 4 1,6

Kết quả nêu tại Bảng 3.20 cho thấy có tới 97,2% ĐTNC biết biện pháp phòng bệnh sởi chủ động tốt nhất là tiêm phòng vắc xin sởi.

Biểu đồ 3.1. Đánh giá kiến thức chung của bà mẹ về bệnh sởi (n=250)

Biểu đồ 3.1 cho thấy số người mẹ có kiến thức đạt về bệnh sởi chiếm tỷ lệ 57,6%. Tỷ lệ không đạt là 42,4%.

3.2.1.2. Kiến thức về tiêm vắc xin sởi đầy đủ và đúng lịch của người mẹ

Bảng 3.21 Kiến thức của bà mẹ về số mũi, thời điểm tiêm phòng sởi (n=250)

Kiến thức tiêm phòng sởi Số lượng Tỷ lệ (%)

Số mũi vắc xin sởi trẻ cần tiêm đủ

Một mũi 2 0,8

Hai mũi 244 97,6

Ba mũi 3 1,2

Không biết 1 0,4

Thời điểm tiêm mũi sởi đầu tiên

Từ 9 tháng trở lên 243 97,2

Từ 1 năm trở lên 5 2,0

Không biết 2 0,8

Thời điểm tiêm mũi sởi thứ hai

Lúc trẻ 1 tuổi 2 0,8

Lúc trẻ 18 tháng 243 97,2

Không biết 5 2,0

Số liệu nêu tại Bảng 3.21 cho thấy 97,6% người mẹ có kiến thức đúng về số mũi vắc xin sởi trẻ cần tiêm đủ. 97,2% người mẹ biết thời điểm tốt nhất tiêm mũi sởi đầu tiên là khi trẻ 9 tháng tuổi. Và 97,2% người mẹ biết thời điểm tốt nhất tiêm mũi sởi thứ hai là lúc trẻ 18 tháng tuổi.

Bảng 3.22 Kiến thức của bà mẹ về loại vắc xin tiêm phòng sởi (n=250) Kiến thức về loại vắc xin tiêm phòng sởi Số lượng Tỷ lệ %

VX kết hợp sởi – quai bị - rubella 107 42,8

Vắc xin kết hợp sởi - rubella 79 31,6

Vắc xin sởi đơn 52 20,8

Không biết 52 20,8

42,8% số người mẹ biết có thể sử dụng vắc xin kết hợp sởi – quai bị - rubella, 31,6% biết về vắc xin kết hợp sởi – rubella. Vẫn còn có tới 20,8% số người mẹ không biết loại vắc xin tiêm phòng sởi (Bảng 3.22).

Bảng 3.23 Kiến thức của bà mẹ về phản ứng phụ thường gặp sau tiêm phòng sởi (n=250)

Kiến thức về phản ứng phụ sau tiêm Số lượng Tỷ lệ %

Sốt 227 90,8

Sưng đau vết tiêm 78 31,2

Phát ban 32 12,8

Số liệu nêu tại Bảng 3.23 cho thấy có sốt là phản ứng phụ sau tiêm phòng sởi được nhiều người mẹ biết đến nhất (90,8%), tiếp đó là sưng đau vết tiêm (31,2%).

Bảng 3.24 Kiến thức của người mẹ về khả năng mắc bệnh sởi ở trẻ đã được tiêm một mũi sởi (n=250)

Kiến thức mắc bệnh sởi Số lượng Tỷ lệ %

Vẫn có thể bị mắc sởi 154 61,6

Không bị mắc 48 19,2

Không biết, không trả lời 48 19,2

Kết quả đánh giá kiến thức của người mẹ về khả năng mắc bệnh sởi ở trẻ đã được tiêm một mũi sởi cho thấy 61,6% người mẹ có kiến thức đúng về khả năng trẻ vẫn có thể bị mắc sởi mặc dù đã được tiêm một mũi sởi. Vẫn còn 19,2%

số người mẹ cho rằng trẻ đã tiêm 1 mũi thì không bị mắc sởi hoặc không biết.

Biểu đồ 3.2. Kết quả đánh giá kiến thức của bà mẹ về tiêm vắc xin phòng sởi (n=250)

Kết quả đánh giá chung kiến thức về tiêm vắc xin phòng bệnh sởi của người mẹ cho thấy có 90,8% số người mẹ có kiến thức đạt về tiêm vắc xin phòng sởi (Biểu đồ 3.2).

Bảng 3.25 Đánh giá kiến thức của bà mẹ về tiêm chủng vắc xin sởi đầy đủ và đúng lịch cho trẻ (n=250)

Kiến thức về tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch vắc xin sởi Số lượng Tỷ lệ %

Đạt 192 76,8

Không đạt 58 23,2

Kết quả phân tích nêu tại Bảng 3.25 cho thấy có 76,8% số người mẹ có kiến thức đạt về tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ.

3.2.2 Thực hành của người mẹ về tiêm vắc xin sởi đầy đủ và đúng lịch cho trẻ

Bảng 3.26 Thực hành của bà mẹ về tiêm vắc xin sởi mũi một cho trẻ (n=250)

Tiêm vắc xin sởi mũi 1 cho trẻ Số lượng Tỷ lệ % Tỷ lệ trẻ có tiêm vắc xin sởi mũi 1 250 100,0

Loại vắc xin Miễn phí 250 100,0

Nơi tiêm TYT địa phương 250 100,0

Lịch tiêm

Đúng lịch 226 90,4

Quá lịch 24 9,6

Lý do tiêm quá lịch (24 trẻ)

Trẻ ốm chưa tiêm 24 100,0

Nguồn thông tin

Sổ tiêm chủng cá nhân 201 80,4 Sổ quản lý của TYT 49 19,6

Kết quả nêu tại Bảng 3.26 cho thấy 100% trẻ được tiêm vắc xin sởi mũi 1.

Loại vắc xin được tiêm là vắc xin miễn phí sử dụng trong chương trình TCMR (100%). 100% trẻ tiêm tại các TYT địa phương. Có 90,4% trẻ được tiêm đúng lịch theo lịch qui định của CTTCMR. Lý do của việc trẻ không tiêm đúng lịch là do trẻ ốm.

Bảng 3.27 Thực hành tiêm vắc xin sởi mũi hai cho trẻ của người mẹ (n=250)

Tiêm vắc xin sởi mũi 2 cho trẻ Số lượng Tỷ lệ % Trẻ có tiêm vắc xin sởi

mũi

Có 249 99,6

Không 1 0,4

Lý do chưa tiêm (1 trẻ) Trẻ ốm 1

Loại vắc xin (249 trẻ) Miễn phí 249 100,0

Nơi tiêm (249 trẻ) TYT địa phương 248 99,6

TYT nơi khác 1 0,4

Lịch tiêm (249 trẻ) Đúng lịch 217 87,2

Quá lịch 32 12,8

Lý do tiêm quá lịch (32 trẻ)

Quên lịch 11 34,4

Có phản ứng sau mũi tiêm 1

4 12,5

Trẻ ốm 17 53,1

Nguồn thông tin (249 trẻ)

Sổ tiêm chủng cá nhân 199 79,9 Sổ quản lý của xã/

phường

50 20,1

Số trẻ được tiêm vắc xin sởi mũi 2 là 99,6% do 1 trẻ chưa được tiêm do ốm Trong số trẻ được tiêm, 100% trẻ được tiêm vắc xin miễn phí, 99,6% trẻ được cho đi tiêm tại TYT địa phương, 87,2% trẻ được tiêm đúng lịch. Trong số 32 trẻ được tiêm chưa đúng lịch, lý do được nêu nhiều nhất là do trẻ ốm (53,1%); tiếp đó là do quên lịch tiêm (34,4%) và từng có phản ứng sau mũi tiêm 1 (12,5%) (Bảng 3.27).

Biểu đồ 3.3. Kết quả đánh giá thực hành tiêm vắc xin phòng sởi đầy đủ và đúng lịch cho trẻ của người mẹ (n=250)

Biểu đồ 3.3 cho thấy 78,8% số người mẹ đã có thực hành đạt về tiêm vắc xin phòng bệnh sởi đầy đủ và đúng lịch cho trẻ, số còn lại (21,2%) có thực hành không đạt.

3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành tiêm đầy đủ vắc xin sởi cho trẻ của người mẹ

3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ của người mẹ

Bảng 3.28. Mối liên quan giữa tuổi và kiến thức về tiêm vắc xin sởi đầy đủ và đúng lịch cho trẻ của người mẹ (n=250)

Tuổi

Kiến thức

OR (95%CI) p

Không đạt Đạt

SL % SL %

> 30 tuổi 21 25,3 62 74,7 1,19 0,64-2,201

0,579

≤ 30tuổi 37 22,2 130 77,8

Số liệu phân tích nêu tại Bảng 3.28 cho thấy yếu tố tuổi không liên quan đến kiến thức của người mẹ về tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ (p>0,05).

Bảng 3.29. Mối liên quan giữa trình độ học vấn đến kiến thức tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ của người mẹ (n=250)

Trình độ học vấn

Kiến thức

OR (95%CI) p Không đạt Đạt

SL % SL %

< THPT 43 22,5 148 77,5 0,852

(0,432-1,677)

0,644

≥ THPT 15 25,4 44 74,6

Nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn với kiến thức của người mẹ về tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ (p>0,05) (Bảng 3.29).

Bảng 3.30. Mối liên quan giữa tiền sử mắc bệnh sởi đến kiến thức tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ của người mẹ (n=250)

Tiền sử mắc bệnh sởi

Kiến thức

OR (95%CI) p Không đạt Đạt

SL % SL %

Đã từng mắc 1 11,1 8 88,9 0,403

0,0494-3,29

0,397 Chưa mắc, không nhớ 57 23,7 184 76,3

Yếu tố tiền sử mắc sởi của người mẹ không liên quan đến kiến thức của người mẹ về tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ (p>0,05) trong nghiên cứu này.

Bảng 3.31 Mối liên quan giữa người quyết định việc cho trẻ tiêm đến kiến thức tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ của người mẹ (n=250) Người quyết định cho

trẻ tiêm

Kiến thức

OR (95%CI) p Không đạt Đạt

SL % SL %

Mẹ của trẻ 53 22,9 178 77,1 0,833

0,286-2,427

0,738

Bố của trẻ 5 26,3 14 73,7

Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa người quyết định cho trẻ tiêm và kiến thức của người mẹ về tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ (p>0,05) (Bảng 3.31).

Bảng 3.32 Mối liên quan giữa số con đến kiến thức tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ của người mẹ (n=250)

Số con

Kiến thức

OR (95%CI) Không đạt Đạt p

SL % SL %

Ba con trở lên 20 30,8 45 69,2 1,71 0,91-3,248

0,095 Một, hai con 39 20,5 147 79,5

Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa số con trong gia đình với kiến thức của người mẹ về tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ (p>0,05) trong nghiên cứu này.

Bảng 3.33 Mối liên quan giữa nghề nghiệp và kiến thức của người mẹ về tiêm vắc xin sởi đầy đủ, đúng lịch cho trẻ (n=250)

Nghề nghiệp

Kiến thức

OR (95%CI) p Không đạt Đạt

SL % SL %

Nội trợ, nghỉ hưu, thất

nghiệp 7 28,0 18 72,0 1

Cán bộ, công chức, công

nhân 14 31,8 30 68,2 0,833

(0,28-2,473)

0,74 nông dân, lao động tự

do, kinh doanh tự do 37 20,4 144 79,6 1,513 (0,586-3,909)

0,39

Chúng tôi không xác định được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nghề nghiệp và kiến thức của người mẹ về tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ (p>0,05) trong nghiên cứu này.

3.3.2 Một số yếu tố liên quan đến thực hành tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ của người mẹ

Bảng 3.34 Mối liên quan giữa một số đặc điểm của trẻ và thực hành tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ của người mẹ (n=250)

Đặc điểm của trẻ

Thực hành tiêm vắc xin

sởi đầy đủ, đúng lịch OR (95%CI) p Không đạt Đạt

SL % SL %

Giới:

Nam 33 24,6 101 75,4 1,568

(0,842-2,902)

0,156

Nữ 20 17,2 96 82,8

Thứ tự con trong gia đình:

Là con thứ 3 trờ lên 39 22,5 134 77,5 1,309 (0,663-2,585)

0,437 con thứ nhất, thứ hai 14 18,2 63 81,8

Số lần ốm trong năm vừa qua:

Có 37 21,3 137 78,7 1,012

(0,523-1,96)

0,97

Không 16 21,1 60 78,9

Số lần nằm viện điều trị:

Có 31 21,1 116 78,9 0,98

(0,531-1,821)

0,959

Không 22 21,4 81 78,6

Trong nghiên cứu này, chúng tôi không xác định được mối liên quan giữa một số đặc điểm của trẻ với thực hành tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ của người mẹ như giới (OR =1,568; 95%CI: 0,842-2,902), thứ tự con trong gia đình (OR =1,309; 95%CI: 0,663-2,585), số lần trẻ bị ốm trong năm (OR

=1,012; 95%CI: 0,523-1,96) và số lần nằm viện của trẻ (OR =0,98; 95%CI:

0,531-1,821).

Bảng 3.35 Mối liên quan giữa một số đặc điểm cá nhân đến thực hành tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ của người mẹ (n=250)

Yếu tố

Thực hành tiêm vắc xin sởi đầy

đủ, đúng lịch OR (95%CI) p

Không đạt Đạt

SL % SL %

Tuổi mẹ:

> 30 tuổi 13 15,7 70 84,3 0,589

0,295-1,176

0,134

≤ 30tuổi 40 24,0 127 76,0

Nghề nghiệp mẹ:

Nội trợ, nghỉ hưu, thất nghiệp

5 20,0 20 80,0

1

Cán bộ, công chức, công nhân

13 29,5 31 70,5

0,596 (0,181-1,959)

0,389

nông dân, lao động tự do, kinh doanh tự do

35 19,3 146 80,7

1,04 (0,365-2,979)

0,937

Trình độ học vấn:

<THPT 35 18,3 156 81,7 0,511

(0,262-0,993)

0,048

≥THPT 18 30,5 41 69,5

Kiến thức về tiêm đầy đủ và đúng lịch của bà mẹ:

Không đạt 11 19,0 47 81,0 0,835

(0,398-1,752)

0,635

Đạt 42 21,9 150 78,1

Chúng tôi không xác định được mối liên quan giữa tuổi, nghề nghiệp của bà mẹ, kiến thức về tiêm đầy đủ và đúng lịch và thực hành tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ của người mẹ (p>0,05). Riêng yếu tố trình độ học vấn

được xác định có liên quan đến thực hành tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ của người mẹ, cụ thể những người mẹ có trình độ học vấn ≥ THPT có khả năng thực hành tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ cao gấp 0,51 lần so với nhóm có trình độ dưới THPT (OR=0,511; 95%CI: 0,262-0,993;

p<0,05).

Bảng 3.36. Mối liên quan giữa số con, tiền sử mắc sởi, người quyết định tiêm chủng cho trẻ và thực hành tiêm vắc xin sởi đầy đủ, đúng lịch cho trẻ

của người mẹ (n=250)

Yếu tố

Thực hành tiêm vắc xin sởi

đầy đủ, đúng lịch OR (95%CI)

p Không đạt Đạt

SL % SL %

Số con trong gia đình:

3 con trở lên 10 15,4 55 84,6 0,6 0,282-1,277

0,186

1, 2 con 43 23,2 142 76,8

Mẹ đã từng mắc sởi:

Đã từng mắc 5 55,6 4 44,4 5,026

1,3 – 19,43

0,019 Không mắc,

không nhớ 48 19,9 193 80,1

Người quyết định vấn đề tiêm chủng của trẻ:

Mẹ của trẻ 52 22,5 179 77,5 5,22

0,681-40,1

0,11

Bố của trẻ 1 5,3 18 94,7

Số liệu phân tích nêu trong Bảng 3.36 cho thấy có mối liên quan giữa tiền sử mắc sởi của người mẹ và thực hành tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ của họ, cụ thể những người mẹ đã từng mắc bệnh sởi có khả năng có thực hành đạt về tiêm chủng cho trẻ thấp hơn khoảng 5,03 lần so với nhóm người mẹ có tiền sử mắc sởi hặc không nhớ (OR=5,026; 95%CI: 1,3-19,43; p<0,05). Các yếu tố khác như số con trong gia đình, người có vai trò quyết định về vấn đề

tiêm chủng của trẻ không liên quan đến thực hành tiêm vắc xin sởi đầy đủ và đúng lịch cho trẻ của người mẹ (p>0,05).

Bảng 3.37 Mối liên quan giữa tiếp cận dịch vụ y tế và thực hành tiêm vắc xin sởi đầy đủ và đúng lịch cho trẻ của người mẹ (n=250)

Yếu tố

Thực hành tiêm vắc xin

sởi đầy đủ, đúng lịch OR (95%CI) p Không đạt Đạt

SL % SL %

Khoảng cách từ nhà đến điểm tiêm gần nhất:

≤ 5 km 8 24,2 25 75,8 1,223

0,516-2,893

0,647

> 5 km 45 20,7 172 79,3

Thời gian chờ được tiêm:

> 30 phút 13 35,1 24 64,9 2,34

1,098-4,996

0,028

≤ 30 phút 40 18,8 173 81,2

Thời gian chờ tiêm cho trẻ ≤30 phút được xác định có liên quan đến thực hành (OR=2,34; 95%CI: 1,098-4,996; p<0,05). Nghiên cứu không xác định được mối liên quan giữa khoảng cách từ nhà đến điểm tiêm gần nhất và thực hành tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ của người mẹ (p>0,05).

Một phần của tài liệu Kiến thức, thực hành tiêm vắc xin sởi của bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại huyện Thường Tín, Hà Nội năm 2020 và một số yếu tố liên quan. (Trang 54 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)