4.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tê
4.2.2. Đánh giá về công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải y tế
4.2.2.1. Đánh giá về công tác thu gom, phân loại chất thải y tế
Theo khảo sát điều tra thực tế, bệnh viện đã phân loại chất thải thành các nhóm theo quy định và thực hiện theo quy định quản lý chất thải y tế. Bệnh viện đã xây dựng sơ đồ quy trình thu gom, phân loại, lưu trữ, vận chuyển và xử lý chất thải y tế.
Hình 4.4. Sơ đồ quy trình thu gom, phân loại, lưu trữ, vận chuyển và xử lý chất thải y tế
Chất thải y tê
Chất thải lây nhiễm
Chất thải
phóng xạ Chất thải
hóa học NH
Bình áp suất
Chất thải y tế thông
thường
Chất thải
sắc nhọn
Chất thải lây
nhiễm không sắc nhọn
Chất thải có nguy cơ
lây nhiễm
cao
Chất thải giải phẫu
Kho lưu trữ
Thuê đơn vị có chức năng để xử
lý
Kho lưu trữ
Thiêu hủy tại lò đốt
BV Xử lý sơ
bộ
Thu gom
Lưu trữ hết thời gian bán
rã
Thuê đơn vị có chức năng để xử
lý
Kho lưu trữ tạm thời
Kho lưu trữ tạm
thời
Chất thải tái chế
Chất thải sinh hoạt
Thiêu hủy tại lò đốt
BV
Thuê đơn vị có chức năng
để xử lý
Trả lại nhà cung cấp
Kho lưu trữ tạm
thời Kho lưu
trữ tạm thời
Thuê đơn vị có chức năng để xử
lý
Xử lý sơ bộ
Theo phương pháp nghiên cứu dựa trên các tiêu chí đã được xây dựng tại phần 3, việc đánh giá các công tác bảo vệ môi trường tại bệnh viện trở nên dễ dàng hơn rất nhiều và có hiệu quả. Theo đó, Tiêu chí về tuân thủ nguyên tắc phân loại CTYT, Tiêu chí phân loại chất thải theo mã màu sắc và tiêu chí phân loại rác tại nơi phát sinh được đánh giá là rất quan trọng tương ứng mức 3, các tiêu chí còn lại được đánh giá ở mức 2. Các kết quả đánh giá về công tác thu gom, phân loại chất thải tại bệnh viện được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 4.6. Kết quả đánh giá về các tiêu chí phân loại chất thải của bệnh viện
Chuẩn mực đánh giá Điểm Mức quan trọng
Mức tuân thủ
Tổng cộng
Tối
đa Lý do
Tiêu chí về bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải
4 3 2 24 45 Khả năng chống thấm
chưa tốt Tiêu chí tuân thủ nguyên
tắc phân loại CTYT 4 3 2 24 45
Chất thải nguy hại không lây nhiễm và chất thải lây nhiễm còn để lẫn
Tiêu chí phân loại chất
thải theo mã màu sắc 3 2 2 12 30
Đã phân loại theo mã màu nhưng đôi khi còn để lẫn
Tiêu chí phân loại rác tại
nơi phát sinh 4 3 3 36 45
Thực hiện tương đối tốt tuy nhiên không thường xuyên
Tiêu chí về tuân thủ quy
định khi thu gom 4 2 2 16 30
Chất thải tái chế và chất thải thông thường nhiều khi để lẫn
Tiêu chí về số lượng thùng rác đặt tại các vị trí công cộng và nơi phát sinh chất thải.
5 2 3 30 30 Số lượng thùng rác/tổng diện tích là 75-85
Tiêu chí về tần suất thu
gom 5 2 3 30 30 Thực hiện tốt
Tổng cộng 29 17 17 172 255
Tối đa 40 24
Mức đánh giá (%) 72,5 70,8 67,5
- Nhìn chung, công tác phân loại chất thải tại bệnh viện đã được thực hiện tương đối tốt, đạt khoảng 67,5% so với quy định đề ra. Các tiêu chí được đánh giá là quan trọng thì mức độ tuân thủ đạt 70,8%. Có 3 tiêu chí thực hiện tốt. Tuy nhiên, việc thu gom còn một số hạn chế, đôi khi còn để lẫn các loại chất thải.
Cụ thể:
-Về thu gom, phân loại: Bệnh viện đã thực hiện phân loại CTYT ngay tại nguồn phát sinh. Cụ thể là đã phân CTYT thành các nhóm: chất thải lây nhiễm, chất thải thông thường, chất thải nguy hại không lây nhiễm. Đã tách riêng chất thải tái chế ra khỏi chất thải thông thường. Tần suất thu gom 1 ngày/lần. Mỗi khoa trung bình có 5 thùng rác xanh, 3 thùng rác vàng và 1 thùng rác đen; xe tiêm, xe thủ thuật gồm 3 thùng 01 màu xanh, 01 vàng, 01 trắng.Thùng rác làm bằng nhựa Poly Etylen, thành thùng dày và cứng, có nắp đậy, chân đạp để đậy, mở nắp, có màu sắc thùng đựng CTRYT đúng quy định. Những thùng thu gom có dung tích lớn có bánh xe đẩy. Tuy nhiên, để quản lý chất thải y tế đúng cách không phải chỉ là thực hiện phân loại tại chỗ mà điều quan trọng là phải phân loại đúng theo nhóm chất thải và theo mã màu bao bì dụng cụ chứa chất thải để có biện pháp quản lý phù hợp. Ở Bệnh viện đa khoa huyện Yên Phong, CTYT cũng đã được phân loại theo mã màu, nhưng khi khảo sát còn xảy ra việc phân loại sai quy định, để lẫn chất thải sinh hoạt với chất thải lây nhiễm, dùng túi đen đựng rác thải thông thường (cành củi, lá cây...).
4.2.2.2. Đánh giá về công tác vận chuyển chất thải y tế
Theo phương pháp đánh giá, Tiêu chí về cách thức vận chuyển chất thải và Tiêu chí về kiểm soát phương tiện vận chuyển được đánh giá là rất quan trọng với mức điểm là 3, các tiêu chí còn lại được đánh giá ở mức điểm là 2.
Theo đó, ta có bảng kết quả đánh giá về các tiêu chí vận chuyển chất thải của bệnh viện dưới đây.
- Kết quả đánh giá cho thấy ở bệnh viện, mức độ tuân thủ các tiêu chí về vận chuyển chất thải chưa thực sự tốt. Kết quả đánh giá chỉ đạt 48,0%. Mặc dù bệnh viện có đã có quy định đường và thời gian vận chuyển chất thải, nhân viên vận chuyển mang bảo hộ theo đúng quy định. Nhưng qua khảo sát cho thấy các hạng mục của quy định đều bị thiếu sót và cách thức tuân thủ cũng chỉ đạt mức độ trung bình.Như số lượng xe vận chuyển ít chỉ có 03 xe, khi vận
chuyển xe không được đậy kín nắp, còn để rò rỉ nước rác từ các xe đẩy ra đường và ra sàn nhà khi đóng bao. Phương tiện vận chuyển chất thải y tế ra bên ngoài không đảm bảo yêu cầu nguyên nhân do bệnh viện thuê đơn vị xử lý nên không đảm bảo được tiêu chí về vận chuyển chất thải vì phụ thuộc vào đơn vị này.
Tuy nhiên có thể nói rằng bệnh viện lại nắm được các nội dung công việc sẽ phải làm vì, kết quả đánh giá cho thấy tiêu chí về quản lý theo dõi chất thải qua sổ chứng từ lại rất tốt.
Bảng 4.7. Kết quả đánh giá về các tiêu chí vận chuyển chất thải của bệnh viện
Chuẩn mực đánh giá Điểm Mức quan trọng
Mức tuân thủ
Tổng cộng
Tối
đa Lý do Tiêu chí về dụng cụ đựng
chất thải khi vận chuyển 4 2 2 16 30 Không đáp ứng được yêu cầu 3
Tiêu chí về cách thức vận
chuyển chất thải 3 3 2 18 45 Không đáp ứng được
yêu cầu 2
Tiêu chí về kiểm soát
phương tiện vận chuyển 3 3 2 18 45
1. Phương tiện vậnchuyển chưa được lắp đặt thiết bị cảnh báo và xử lý khẩn cấp sự cố khi vận hành 2. Chưa có hệ thống định vị vệ tinh
3. Không có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa Tiêu chí về theo dõi chất
thải qua sổ chứng từ 5 2 2 20 30 Thực hiện khá tốt
Tổng cộng 155 10 8 72 150
Tối đa 20 12
Mức tỷ lệ đánh giá (%) 75 66,7 48,0
4.2.2.3. Đánh giá về công tác lưu giữ chất thải rắn y tế
Bảng 4.8. Kết quả đánh giá về các tiêu chí lưu trữ chất thải của bệnh viện
Chuẩn mực đánh giá Điểm
Mức quan trọng
Mức tuân thủ
Tổng cộng
Tối
đa Lý do
Tiêu chí đánh giá về
quy định lưu giữ riêng 4 3 3 36 45 Khu lưu trữ được xây mới đảm bảo yêu cầu Tiêu chí đánh giá về
dụng cụ lưu trữ CTNH 4 3 2 24 45 Không đáp ứng được yêu cầu 4 Tiêu chí đánh giá về
thời gian lưu giữ 3 2 3 18 30 Phụ thuộc1 phần vào đơn vị tiêu hủy
Tổng cộng 11 8 8 78 120
Tối đa 15 9
Mức tỷ lệ đánh giá (%) 73.33 88.89 65
- Kết quả đánh giá cho thấy việc thực hiện tiêu chí lưu giữ chất thải cũng khá tốt ở bệnh viện.Khu lưu trữ được xây mới đảm bảo yêu cầu, dụng cụ lưu trữ cũng tuân thủ và đáp ứng hầu hết các yêu cầu. Có đường riêng để cho xe chuyển chở CTRYT ra vào. Thời gian lưu trữ chất thải lây nhiễm cũng đảm bảo không quá 02 ngày trong điều kiện bình thường và không quá 07 ngày khi được bảo quản lạnh. Mặc dù các tiêu chí này đều được đánh giá có mức quan trọng cao, song việc thực hiện các nội dung theo quy định cũng tương đối tốt tại đạt 73,3%, mức tuân thủ đạt 88,89% cũng là mức tốt. Do đó nên nhìn chung việc thực hiện công tác này tại bệnh viện đạt 65% mức độ tuân thủ.
4.2.2.4. Đánh giá về công tác xử lý chất thải y tế
Tương tự như đánh giá về công tác phân loại, vận chuyển, lưu giữ chất thải. Đánh giá về công tác xử lý chất thải rắn của các bệnh viện cũng được dựa trên Quy định quản lý chất thải y tế. Các kết quả được trình bày trong các bảng dưới đây.
Bảng 4.9. Kết quả đánh giá về các tiêu chí xử lý chất thải của bệnh viện
Chuẩn mực đánh giá Điểm
Mức quan trọng
Mức tuân
thủ
Tổng cộng
Tối
đa Lý do
Tiêu chí chất thải lây
nhiễm được xử lý sơ bộ 4 3 2 24 30 Đáp ứng tiêu chí 1 và 2 Tiêu chí đánh giá công tác
xử lý chất thải y tế nguy hại
4 3 2 24 45
Không xử lý được toàn bộ, một phần phải thuê đơn vị xử lý
Tiêu chí đánh giá công tác thực hiện quy định về xử lý nước thải
5 3 3 45 45 Thực hiện tốt
Tiêu chí đánh giá về hệ
thống thu gom nước thải 5 2 3 30 30 Thực hiện tốt Tiêu chí đánh giá về hệ
thống xử lý nước thải 4 2 2 16 30 Không có sổ quản lý vận hành
Tiêu chí đánh giá về hệ
thống xử lý khí 4 2 2 16 30 Các hệ thống hút khí
đầu tư không đồng bộ
Tổng cộng 26 15 14 155 210
Tối đa 30 18
Mức tỷ lệ đánh giá (%) 86,7 77,8 73,8
- Công tác xử lý nước thải và khí thải của bệnh viện được tiến hành tương đối tốt, mặc dù vẫn còn có một số lỗi về hệ thống. Bệnh viện có tiếnh hành xử lý sơ bộ chất thải lây nhiễm. Hiện nay, bệnh viện chưa xử lý được hết lượng chất thải rắn y tế phát sinh, mà vẫn phải thuê đơn vị xử lý 1 phần. Hệ thống xử lý chất thải rắn, nước thải của bệnh viện đã được nâng cấp đầu tư đồng bộ. Theo đánh giá tổng thể bệnh viện tuân thủ ở mức 73,8 %.
* Hệ thống lò đốt chất thải nguy hại CHUWASTAR F-1KHH: của bệnh viện đang được sử dụng vận hành hiệu quả cho việc xử lý chất thải y tế lây nhiễm không sắc nhọn và chất thải phẫu thuật, giải phẫu.
Hình 4.5. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý Chuwastar Quy trình vận hành của lò đốt:
+ Bắt đầu đốt: Sử dụng các dụng cụ bảo hộ găng tay, khẩu trang... khi làm việc. Trước khi đốt, bật quạt gió tổng trước 1-2 phút. Sau đó đưa giấy loại, gỗ vụn... vào trong lò. Khởi động 2 burner thổi gió và phát lửa. Rác thải y tế luôn được cho vào giữa điểm thấp cuối cùng của cửa thoát tro và cửa miệng dưới của cửa đưa rác thải vào. Khi lửa mạnh hơn, tiếp tục vận hành máy và cho thêm rác thải vào lò đốt.
+ Vận hành: Tiếp tục cho rác thải vào lò đốt khi thấy lượng rác trong lò đã giảm. Kiểm tra cẩn thận độ lớn của ngọn lửa và chỉnh vị trí mắt gió của mmáy quạt gió cho phù hợp. Lửa đạt độ mạnh tối đa khi ngọn lửa tiếp cận được ống dẫn, nối thân chính và máy hút bụi tạo gió xoáy. Nếu đưa rác quá lớn vào lò đốt, lửa có thể tắt và gây ra hiện tượng lửa tạt ngược trở lại; khi đó cần tắt ngay quạt gió, chờ cho lửa cháy đủ mạnh rồi khởi động lại quạt gió và lặp lại các bước vận hành. Trong khi vận hành, nếu nhiệt độ lò quá cao, cần mở cửa thoát tro ở phần thân chính của lò ra để giảm nhiệt độ. Không được nhìn gần cửa cho rác vào và cửa thoát tro khi chưa tắt quạt gió vì ngọn lửa có thể lan ra ngoài rất nguy hiểm.
+ Tắt lửa: Ngừng cho rác vào lò đốt, tiếp tục bật quạt gió thêm 1-2 phút sau khi rác trong lò đã cháy hết và lửa yếu đi. Kiểm tra chắc chắn lửa trong lò đã tắt hoàn toàn và đóng tất cả các cửa lò.
+ Thải tro: Thải tro ra ngoài vào ngày hôm sau bằng việc sử dụng que gạt tro, rắc một chút nước lên tro sẽ giúp việc lấy tro dễ dàng và an toàn hơn. Lấy bụi trong thiết bị thu hồi bụi cyclone.
Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí của bệnh viện:
Bảng 4.10. Bảng tổng hợp kết quả quan trắc và phân tích chất lượng môi trường không khí của bệnh viện năm 2015
TT Chỉ tiêu Đơn vị
Kết quả phân tích T8/2015 QCVN 05:2013/
BTNMT
KXQ1 KXQ2 KXQ3 KXQ4 KXQ5
1 Nhiệt độ 0C 24,5 23 24,7 6,78 6,75 -
2 Độ ẩm % 60,5 64,2 61,7 34,5 54 -
3 Tốc độ gió m/s 0,41 0,34 0,27 37,3 35,2 -
4 Tiếng ồn dBA 66,5 68,2 52,7 95,6 87,4 70(1)
5 Bụi lơ lửng àg/m3 57,3 68,4 25,3 76,5 68,3 300
6 Bụi mịn àg/m3 36,3 21,2 KPH 8,3 7,6 -
7 SO2 àg/m3 76,1 62,5 44,2 23,67 24,12 350
8 CO àg/m3 601 507 583,4 3,06 3,11 30.000
9 NO2 àg/m3 84,3 87,5 43,3 0,015 0,013 200
10 Axit clohydric àg/m3 0,08 0,05 KPH 0,012 0,014 -
11 Axit sunfuric àg/m3 0,001 0,013 KPH 0,002 0,001 300(2)
12 Hydrocacbon àg/m3 0,0015 0,021 KPH KPH -
13 Hydroflorua àg/m3 0,0012 0,003 KPH 0,0012 20(2)
Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc và phân tích của bệnh viện - Vị trí lấy mẫu:
+ KXQ1: Khu vực nhà khám đa khoa;
+ KXQ2: Khu vực khoa nội – nhi;
+ KXQ3: Khu vực truyền nhiễm;
+ KXQ4: Điểm cách bệnh viện 50m;
+ KXQ5: Điểm cách bệnh viện 100m.
- Tiêu chuẩn so sánh:
+ QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (trung bình 1 giờ);
+ (1) QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
+ (2) QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
- Qua bảng 4.10 cho thấy kết quả môi trường không khí xung quanh của bệnh viện có các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT.
Bảng 4.11. Bảng tổng hợp kết quả quan trắc và phân tích chất lượng môi trường không khí của bệnh viện năm 2016
TT Chỉ tiêu Đơn vị KT1 KT2
QCVN 02:2012/
BTNMT (Cột B)
1 Bụi tổng àg/m3 68 66 115
2 CO àg/m3 78,4 95,8 200
3 SO2 àg/m3 81,2 118,0 300
4 NO2 àg/m3 124,6 85,5 300
5 HCl àg/m3 21,4 18,4 50
6 Chì và hợp chất tính theo chì, Pb
àg/m3
0,62 0,035 1,2
7 Cadimi và hợp chất tính theo Cadimi, Cd
àg/m3
0,054 0,061 0,16
8 Thủy ngân và hợp chất tính theo thủy ngân, Hg
àg/m3
0,038 0,58 0,5
Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc và phân tích của bệnh viện - Vị trí lấy mẫu:
+ KT1: Tại ống khói của lò đốt T10/2016;
+ KT2: Tại ống khói của lò đốt T12/2016;
- Tiêu chuẩn so sánh:
+ QCVN 02:2012/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế. Cột B áp dụng đối với lò đốt được lắp đặt trong khuôn viên của sở y tế.
- Qua bảng 4.11 cho thấy kết quả khí thải lò đốt của bệnh viện có các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 02:2012/BTNMT, cột B.
* Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện: là hệ thống KUBOTA JOHKASOU hoạt động trên nguyên lý AAO, tích hợp trong những module thiết bị hợp khối. Đảm bảo xử lý nước thải bệnh viện đạt QCVN28:2010/BTNMT.
Bể xây bêtông cốt thép Nước thải
Thiết bị xử lý hợp khối Bùn nước tuần hoàn
Hình 4.6. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý Kubota
* Thuyết minh nguyên lý hoạt động:
- Song chắn rác (SCR): Song chắn rác có cấu tạo gồm các thanh thép đặt song song với nhau nghiêng về phía dòng chảy. Được dùng để giữ lại các tạp chất thô có kích thước lớn như nylon, rác... không bị giữ lại ở bể phân ly nhằm đảm bảo cho bơm và các thiết bị xử lý hoạt động ổn định.
- Ngăn phân ly rắn lỏng: Có tác dụng lắng sơ bộ các tạp chất rắn và các chất lơ lửng trong nước các tác dụng lắng sơ bộ các tạp chất rắn và các chất lơ lửng có kích thước tương đối lớn để đảm bảo xử lý ổn định trong các quá trình khác.
- Ngăn điều hòa lưu lượng: Lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải luôn thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào điều kiện hoạt động của các cơ sở. Sự dao động về lưu lượng và nồng độ sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả làm sạch nước thải, đặc biệt đối với các công trình xử lý sinh học. Ngăn điều hòa lưu lượng có tác dụng bình ổn độ biến động của lưu lượng nước thải, hạn chế mức biến động trong một giới hạn nhất định, giúp các thiết bị hoạt động ổn định.
Khoang tuần hoàn Nước thải
Hệ thống thoát nước
SCR Ngăn phân
ly rắn lỏng
Ngăn điều hòa lưu
Ngăn khử Nitơ Bể nén bùn
Khoang đệm vi sinh lưu động Khoang lọc
Khoang chứa nước sau xử lý
Khoang khử trùng
Hóa chất
- Ngăn khử nitơ: Xử lý nitơ bằng phương pháp khử nitrat trong nước từ khoang hiếu khí nhờ vào vi khuẩn khử nitơ trong điều kiện kỵ khí. Độ pH chuyển thành trung tính do phản ứng khử nitơ.
NO3-N + Chất hữu cơ(BOD) → CO2 + H2O + N2 (Khí) + OH-
- Khoang chứa đệm vi sinh lưu động: Đệm vi sinh làm từ những ống hình trụ bằng nhựa có cấu tạo vật liệu đặc trưng, bề mặt dễ dàng tạo điều kiện cho vi sinh vật bám dính. Có kích thước và trọng lượng hợp lý, chiếm khoảng 40% thể tích khoang. Trong khoang có hệ thống phân phối khí, thổi khí từ trên xuống tạo thành luồng xoáy, làm cho đệm vi sinh chuyển động liên tục trong khoang tăng diện tích tiếp xúc của vi sinh vật.Các vi sinh vật tiếp nhận oxy từ quá trình thổi khí sẽ oxy hóa các hợp chất hữu cơ nhanh và hiệu quả hơn.
- Khoang tuần hoàn: Là khoang để chuyển hóa bùn – được chuyển từ khoang chứa đệm vi sinh lưu động sang khoang khử nitơ.
- Khoang khử trùng: Xử lý nước bằng hóa chất clo dạng rắn.
- Khoang chứa nước sau xử lý: Có vai trò lưu giữ nước thải sau khi đã xử lý và khử trùng. Trong khoang có đặt bơm để bơm nước sau khi khử trùng ra môi trường.
- Bể chứa bùn: dùng để chứa bùn dư sau quá trình xử lý sinh học. Bùn sẽ được nén để giảm độ ẩm của bùn.
Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước thải y tế của bệnh viện: