2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.4. Thành phần chất thải y tế
2.1.4.1. Thành phần, nguồn gốc phát sinh chất thải rắn y tế a) Nguồn phát sinh
Nguồn phát sinh CTYT chủ yếu là: bệnh viện; trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám sản phụ khoa...; các trung tâm xét nghiệm và nghiên cứu y sinh
học; ngân hàng máu... Hầu hết các CTR y tế đều có tính chất độc hại và tính đặc thù khác với các loại CTR khác. Các nguồn xả chất lây lan độc hại chủ yếu là ở các khu vực xét nghiệm, khu phẫu thuật, bào chế dược. Sự phát sinh CTYT từ các hoạt động chuyên môn của bệnh viện và các nghiên cứu rất đa dạng song chưa được điều tra và thống kê đầy đủ. Sơ bộ có thể liệt kê như sau:
Chất thải sinh hoạt Chất thải lâm sàng
Bình áp suất Chất thải phóng xạ
Chất thải hóa học
Hình 2.2. Nguồn phát sinh chất thải theo bộ phận chức năng
Nguồn: Nguyễn Thị Kim Dung (2012) b) Thành phần chất thải rắn y tế
Bảng 2.1. Thành phần chất thải rắn y tế
STT Thành phần chất thải rắn y tế Tỷ lệ (%) Thành phần chất nguy hại
1 Các chất hữu cơ 52.7 Không
2 Chai nhựa PVC, PE, PP 10.1 Có
3 Bông băng 8.8 Có
4 Vỏ hộp kim loại 2.9 Không
5 Chai lọ, xilanh, ống thuốc thủy tinh 2.3 Có
6 Kim tiêm, ống tiêm 0.9 Có
7 Giấy loại, catton 0.8 Không
8 Các bệnh phẩm sau mổ 0.6 Có
9 Đất, cát, sành sứ và các chất rắn khác 20.9 Không
Nguồn: Nguyễn Đức Khiển (2003) Đường thải chung
Buồng tiêm
Phòng mổ
Phòng xét nghiệm, chụp và rửa phim
Phòng cấp cứu
Phòng bệnh nhân không lây
Phòng bệnh nhân truyền nhiễm
Khu bào chế dược
Khu hành chính
Theo Nguyễn Đức Khiển (2003), thành phần chất thải rắn y tế gồm 09 loại cơ bản như trờn trong đú tỷ lệ CTNH chiếm 22,7%. Tuy chiếm ẳ thành phần nhưng tính chất lại rất nguy hại với môi trường và sức khỏe con người nếu không được thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định.
Tỷ trọng của các thành phần rác cũng đa dạng và thay đổi tuỳ theo loại bệnh viện. Chúng ta chưa có quy định thật tỷ mỉ về tiêu chuẩn phân loại nên các điều tra gần đây đều nêu ra tỷ lệ rác nguy hiểm trong bệnh viện lớn thường chiếm tới 20 - 25% toàn bộ rác phát sinh. Con số này so với các bệnh viện của nước ngoài là hơi cao, theo tài liệu của WHO (1994) thì trong chất thải bệnh viện trung bình có 15% là độc hại.
Bảng 2.2: Lượng chất thải phát sinh tại các tuyến bệnh viện, các khoa trong bệnh viện
Khoa
Tổng lượng chất thải phát sinh (kg/giường.ngày)
Tổng lượng chất thải y tế nguy hại (kg/giường.ngày) BV
TW BV Tỉnh
BV Huyện
Trung bình
BV TW
BV Tỉnh
BV Huyện
Trung bình
Bệnh viện 0.97 0.88 0.73
0.86
0.16 0.14 0.11
0.14
Hồi sức cấp cứu 1.08 1.27 1.00 0.30 0.31 0.18
Nội 0.64 0.47 0.45 0.04 0.03 0.02
Nhi 0.50 0.41 0.45 0.04 0.05 0.02
Ngoại 1.01 0.87 0.73 0.26 0.21 0.17
Sản 0.82 0.95 0.74 0.21 0.22 0.17
Mắt/Tai Mũi Họng 0.66 0.68 0.34 0.12 0.10 0.08
Cận lâm sàng 0.11 0.10 0.08 0.03 0.03 0.03
Trung bình 0.72 0.7 0.56 0.14 0.13 0.09
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011) Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường “Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011”, năm 2011, lượng CTR trung bình là 0,86 kg/giường/ngày, trong đó CTR y tế nguy hại là 0,14 – 0,2 kg/giường/ngày.
2.1.4.2. Nguồn phát sinh, lượng nước thải y tế a) Nguồn phát sinh:
Nước thải của bệnh viện chủ yếu phát sinh từ các nguồn sau:
- Nước thải từ các khoa phòng bao gồm cả nước thải sinh ra trong quá trình khám chữa bệnh: Dòng thải từ nước sàn, Lavabo của các khu xét nghiệm và X- quang, phòng cấp cứu, phòng sản, phẫu thuật, phòng thủ thuật,…
- Nước thải sinh hoạt của các cán bộ công nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và khách vãng lai: các dòng thải từ nước sàn, lavabo và bể phốt của các khu điều trị, văn phòng, khu hành chính, nhà bếp, nhà ăn,…
- Nước thải bề mặt: chủ yếu là nước mưa chảy tràn cuốn theo rác, đất đá và các chất lơ lửng khác.
Trong nước thải y tế, có yếu tố ô nhiễm như chất hữu cơ, dầu mỡ động, thực vật, chất bẩn khoáng, các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh và có thể có các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Do đó nước thải y tế cần được thu gom và xử lý đảm bảo theo các qui định hiện hành.
b) Lượng nước thải y tế phát sinh
Theo số liệu công bố của Cục Quản lý môi trường Y tế, 2015 lượng nước thải phát sinh từ các cơ sở y tế có giường bệnh là khoảng 125.000 m3/ngày.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra một vài phương pháp ước tính lượng nước thải phát sinh như sau:
- Bệnh viện quy mô nhỏ và trung bình: 200 – 500 lít/người.ngày;
- Bệnh viện quy mô lớn: 400 - 700 lít/người.ngày;
- Bệnh viện trường học: 500 - 900 lít/người.ngày.
Trên thực tế với hệ thống thu gom không hiệu quả, lượng nước thải thực tế thu được thường thấp hơn đáng kể so với các giá trị được chỉ ra trong Bảng 2.3.
Bảng 2.3. Lượng nước thải theo quy mô giường bệnh
STT Quy mô giường bệnh Lượng nước
(lit/người/ngày)
Lượng nước thải(m3 /ngày)
1 <100 700 70
2 200-300 700 100-200
3 300-500 600 200-300
4 500-700 600 300-400
5 >700 600 >400
6 Bệnh viện kết hợp nghiên
cứu và đào tạo >700 1000 >500
Nguồn: Trung tâm KTMT đô thị và KCN (2002) Đối với các cơ sở y tế dự phòng hoặc các trạm y tế xã, tiêu chuẩn cấp nước thường thấp hơn các giá trị nêu ở bảng trên. Lưu lượng nước cấp thường dao
động từ 10 m3/ngày đến 70 m3/ngày đối với các cơ sở y tế dự phòng và từ 1 m3/ngày - 3 m3/ngày đối với các trạm y tế xã/phường. Theo kinh nghiệm thực tế, thường người ta ước tính lượng nước thải bằng 80% của lượng nước cấp (Cục Quản lý môi trường Y tế, 2015).
c) Thành phần, thông số ô nhiễm chính trong nước thải y tế
* Các chất rắn trong nước thải y tế (TS, TSS và TDS)
Thành phần vật lý cơ bản trong nước thải y tế gồm có: tổng chất rắn (TS);
tổng chất rắn lơ lửng (TSS); tổng chất rắn hòa tan (TDS). Chất rắn hòa tan có kích thước hạt 10-8 - 10-6 mm, không lắng được. Chất rắn lơ lửng có kích thước hạt từ 10-3 - 1 mm và lắng được. Ngoài ra trong nước thải còn có hạt keo (kích thước hạt từ 10-5 - 10-4 mm) khó lắng. Theo Bộ Xây dựng, 2008, trong nước thải bệnh viện hoặc các cơ sở y tế khác, hàm lượng cặn lơ lửng dao động từ 75 mg/L đến 250 mg/L.
* Các chỉ tiêu hữu cơ của nước thải y tế (BOD5, COD)
- BOD5 gián tiếp chỉ ra mức độ ô nhiễm do các chất có khả năng bị oxy hoá sinh học, mà đặc biệt là các chất hữu cơ. Theo Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, 2004, trong nước thải bệnh viện tại Việt Nam, BOD5 dao động từ 120 mg/l đến 200 mg/lít.
- COD là chỉ tiêu để đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải kể cả chất hữu cơ dễ phân huỷ và khó phân huỷ sinh học. Đối với nước thải, hàm lượng ô nhiễm hữu cơ được xác định gián tiếp thông qua chỉ số COD. Trong nước thải bệnh viện tại Việt Nam, COD thường có giá trị từ 150mg/l đến 250 mg/lít.
* Các chất dinh dưỡng trong nước thải y tế (các chỉ tiêu nitơ và phospho) Nước thải y tế thường có hàm lượng N-, NH4+ phụ thuộc vào loại hình cơ sở y tế. Thông thường nước thải phát sinh từ các phòng khám và các Trung tâm y tế quận/ huyện thấp (300 - 350 lít/giường. ngày) nhưng chỉ số tổng Nitơ cao khoảng từ 50 - 90 mg/l. Nitơ gây ra hiện tượng phú dưỡng và độc hại đối với nguồn nước sử dụng ăn uống. Phốt pho trong nước thường tồn tại dưới dạng orthophotphat (PO43-, HPO42-, H2PO4-, H3PO4) hay polyphotphat [Na3(PO3)6] và phốt phát hữu cơ. Phốt pho là nguyên nhân chính gây ra sự bùng nổ tảo ở một số nguồn nước mặt, gây ra hiện tượng tái nhiễm bẩn và nước có màu, mùi khó chịu.
* Chất khử trùng và một số chất độc hại khác
Các hóa chất khử trùng chủ yếu là các hợp chất của clo (cloramin B, clorua vôi,...) sẽ đi vào nguồn nước thải và làm giảm hiệu quả xử lý của các công trình
xử lý nước thải sử dụng phương pháp sinh học. Ngoài ra, một số kim loại nặng như Pb (chì), Hg (Thủy ngân), Cd (Cadimi), các hợp chất AOX phát sinh trong việc chụp X- quang hay các phòng xét nghiệm của bệnh viện trong quá trình thu gom, phân loại không triệt để sẽ đi vào hệ thống nước thải có nguy cơ gây ra ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận.
* Các vi sinh vật gây bệnh trong nước thải y tế
Nước thải y tế có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh như: Samonella typhi gâybệnh thương hàn, Samonella paratyphi gây bệnh phó thương hàn, Shigella sp.
Gâybệnh lỵ, Vibrio cholerae gây bệnh tả,... Ngoài ra trong nước thải y tế còn chứa các vi sinh vật gây nhiễm bẩn nguồn nước từ phân như: Coliforms và Fecal coliforms (trong đó E. coli là loài thường dùng để chỉ định nguồn nướcbị ô nhiễm bởi phân), ... (Cục Quản lý môi trường Y tế, 2015).
* Theo kết quả đánh giá theo tuyến cho thấy nước thải bệnh viện tuyến tỉnh có hàm lượng chất hữu cơ (thể hiện ở các giá trị BOD5 COD, DO) cao hơn so với bệnh viện tuyến trung ương và bệnh viện ngành.
Bảng 2.4. Đánh giá thông số ô nhiễm cho từng tuyến bệnh viện
Bệnh viện pH BOD5 COD Tổng P Tổng N SS
Trung ương 6,97 99,80 163,20 2,55 16,06 18,6
Tỉnh 6,91 163,90 214,40 1,17 18,93 10,0
Ngành 7,12 139,20 179,90 1,44 18,85 46,0
Nguồn: Cục Quản lý môi trường y tế (2015) Nguyên nhân: Nước thải bệnh viện tuyến tỉnh có hàm lượng chất ô nhiễm cao hơn tuyến trung ương và tuyến ngành là do lượng nước sử dụng tính cho 1 giường bệnh thấp nên nồng độ chất ô nhiễm cao hơn các tuyến khác.
Bảng 2.5. Đánh giá nước thải bệnh viện theo chuyên khoa
Chuyên khoa pH BOD5 COD Tổng P Tổng N SS
Đa khoa 6,91 147,56 201,4 1,57 17,24 37,96
Lao 6,72 143,23 207,25 1,15 16,06 22,23
Phụ sản 7,21 167 221,90 0,99 13,19 51,25
Nguồn: Cục Quản lý môi trường y tế (2015) Hàm lượng chất ô nhiễm có sự khác biệt khi phân chia theo chuyên khoa, tuy nhiên sự khác biệt này không lớn.