Thực trạng ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước đối với quản lý chất thải y tế đang được áp dụng tại bệnh viện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải tại bệnh viện đa khoa huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 79 - 83)

4.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tê

4.2.3. Thực trạng ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước đối với quản lý chất thải y tế đang được áp dụng tại bệnh viện

Bảo vệ môi trường nói chung và BVMT trong các cơ sở y tế nói riêng có vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người. Trong những năm qua, để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng, bệnh viện đa khoa huyện Yên phong đã không ngừng được mở rộng về số lượng và quy mô hoạt động, lượt khám chữa bệnh ngày càng lớn, cùng với đó lượng chất thải y tế phát sinh cũng ngày một gia tăng. Để đảm bảo cho công tác quản lý chất thải y tế bệnh viện đa khoa huyện Yên Phong đã ban hành một số văn bản quy định về việc thực hiện công tác quản lý chất thải y tế.

Các văn bản, quy định của bệnh viện đều tuân thủ theo Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014, Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007 và Luật khám chữa bệnh Số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009. Cùng với các văn bản, nghị định, thông tư liên quan tới quản lý chất thải y tế do Chỉnh phủ, các bộ ngành ban hành như:

+ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.

+ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

+ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.

+ Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Bộ Y tế về hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

+ Thông tư liên tịch số 48/2014/TTLT-BYT-BTNMT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

+ Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về chất thải y tế.

+ Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.

Theo đó, từ ngày 01 tháng 4 năm 2016 bệnh viện áp dụng Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT làm căn cứ để ban hành các văn bản, quy định về quản lý chất thải y tế tại bệnh viện thay thế cho các văn bản cũ ban hành dựa theo Quyết định số 43/2007/BYT. Dưới đây là một số văn bản đang được triển khai thực hiện:

- Quy định số 1155/BV-KSNK ngày 16 tháng 12 năm 2016 về quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện đa khoa huyện Yên Phong.

- Quy định về quản lý chất thải tái chế tại bệnh viện ngày 25 tháng 7 năm 2016.

- Các báo cáo định kỳ của bệnh viện cũng tuân thủ theo quy định của thông tư này:

+ Báo cáo Kết quả quản lý chất thải y tế năm 2016 ngày 25 tháng 01 năm 2017.

+ Báo cáo kết quả quan trắc môi trường 6 tháng cuối năm 2016 ngày 11 tháng 01 năm 2017.

+ Báo cáo kết quả quan trắc và phân tích môi trường của bệnh viện đa khoa Yên Phong tháng 9/2016 và tháng 12/2016.

Có thể thấy bệnh viện đã ban hành kịp thời các quy định, hướng dẫn cho cán bộ, nhân viên, bác sĩ nắm được sự thay đổi trong quy định quản lý chất thải y tế theo Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015.

Đồng thời thức hiện nghiêm túc các quy định về lập các báo cáo định kỳ về quản lý chất thải, quan trắc môi trường. Tuy nhiên, các văn bản này còn chưa đáp ứng yêu cầu về nội dung và hình thức theo quy định; do cán bộ kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn còn hạn chế, chưa được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên sâu về công tác môi trường.

4.2.4. Đánh giá về công tác quản lý chất thải y tế qua các kết quả điều tra phỏng vấn về sự nắm bắt, tuân thủ các quy định quản lý chất thải y tế

a) Của cán bộ, nhân viên công tác tại bệnh viện

Qua những phương pháp tiếp cận và làm việc với các bệnh viện, nghiên cứu này đã có những buổi điều tra khảo sát thực địa để phỏng vấn các cán bộ quản lý và tham gia trực tiếp công tác quản lý chất thải. Các câu hỏi được phỏng vấn cụ thể, trực tiếp và có phần đi vào kiểm tra sự nắm bắt của các cán bộ làm việc tại bệnh viện. Các kết quả được trình bày trong dưới đây:

Bảng 4.13. Kết quả điều tra về cơ cấu tổ chức dành cho công tác quản lý môi trường

Vị trí công tác Số lượng Tỷ lệ(%)

Cán bộ phụ trách chung về công tác BVMT 1/13 7,7 Cán bộ trực tiếp thực hiện công tác QLMT 1/13 7,7

Cán bộ phân loại rác 5/13 38,5

Cán bộ vận hành XLNT 1/13 7,7

Cán bộ vận hành lò đốt CTR (tiêu huỷ) 1/13 7,7

Nhân viên hấp sấy, giặt là 4/13 30,8

Nhân viên thu gom rác 2/13 15,4

- Các kết quả cho thấy, số lượng các cán bộ tham gia trực tiếp công tác QLMT của bệnh viện còn ít, 13 người. Đa phần các cán bộ đều phải kiêm nhiệm 2-3 công việc cùng lúc, nhất là những công nhân làm việc trực tiếp. Việc kiêm nhiệm cũng là một điều dễ hiểu và hợp lý, song tất cả trong số họ phải nắm bắt được hết các quy định đặt ra.

Bảng 4.14. Kết quả phỏng vấn trực tiếp cán bộ làm việc tại bệnh viện về nắm bắt các kiến thức QLCT

TT Nhóm câu hỏi Số người

điều tra

Số người trả lời được

Tỷ lệ

1 Quy định quản lý CTYT hiện hành

là gì? 40 21 52,5

2 Được đào tạo và cấp chứng chỉ

QLCTYT? 40 3 7,5

3 Bệnh viện có quy định, hướng dẫn

về QLCTYT không? 40 40 100

4 Kiểm tra kiến thức về phân loại 40 18 45

5 Kiểm tra về quy định màu sắc, túi,

hộp, thùng đựng chất thải 40 25 62,5

6 Kiểm tra việc phân loại, lưu trữ

theo quy định 40 35 87,5

7 Đối tượng bị ảnh hưởng bởi CTYT 40 40 100

8 Hiểu biết chung về các phương

pháp xử lý CTYT nguy hại 40 10 25

- Các kết quả phỏng vấn cho thấy, các cán bộ của bệnh viện đều đã được đào tạo về Quy định quản lý chất thải y tế. Song một số cán bộ do ít được trau

dồi nên cũng không thể nhớ và thực hiện tốt được. Cụ thể chỉ có 18/40 cán bộ nhớ được kiến thức về phân loại tuy nhiên vẫn còn nhầm lẫn giữa phân loại theo QĐ 43/QĐ-BYT và TTLT 58/TTLT-BYT-BTNMT; 25/40 cán bộ trả lời đúng được các quy định về màu sắc, phần còn lại là các cán bộ trả lời không đúng hoặc không nhớ; 35/40 cán bộ tuân thủ, thực hành việc phân loại rác thải. Cho thấy mặc dù có đào tạo song việc vận hành đôi khi không gây áp lực và chặt chẽ nên các cán bộ không tuân thủ tốt.

Về hiểu biết sự ảnh hưởng của chất thải y tế và nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng 100 % đều trả lời được. Về hiểu biết phương pháp xử lý chỉ có 10/40 nắm rõ được chủ yếu là cán bộ phụ trách quản lý chất thải và vận hành hệ thống xử lý chất thải, còn lại chủ yếu là trả lời chung chung xử lý bằng hệ thống xử lý của bệnh viện xây dựng. Điều này cho thấy việc nắm bắt của các nhân viên cũng có phần chưa sâu, cần phải thường xuyên nâng cao và trau dồi kiến thức cho nhân viên.

b) Của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân

Bảng 4.15. Kết quả phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân và người nhà bệnh nhân các kiến thức QLCTYT

TT Nhóm câu hỏi Số người

điều tra

Số người trả lời được

Tỷ lệ (%) 1 Quy định quản lý CTYT hiện hành

là gì? 55 2 3,6

2 Bệnh viện có quy định, hướng dẫn

nội quy vệ sinh buồng bệnh không? 55 45 81,8

3

Bệnh viện có hướng dẫn về phân loại rác thải theo mã màu sắc không?

55 3 5,5

4 Buồng bệnh có được thu gom

thường xuyên không? 55 42 76,4

5 Thực hiện bỏ rác đúng nơi quy định 55 50 90,9

6 Tác hại của CTYT là gì? 55 22 40

7 Đối tượng bị ảnh hưởng bởi CTYT 55 19 34,5

- Các kết quả phỏng vấn cho thấy, bệnh nhân/người nhà bệnh nhân có biết về Quy định quản lý chất thải y tế là rất ít. Về việc được hướng dẫn nội quy, quy

định về vệ sinh buồng bệnh có 45/55 trả lời được hướng dẫn và có bảng nội quy, 05 người còn lại trả lời không rõ; về phân loại rác theo màu sắc mã có một số bệnh nhân để ý thấy trên xe tiêm có 3 màu vàng, xanh, trắng nhưng không rõ cách phân loại, chỉ thực hiện việc bỏ rác vào thùng thu gom màu xanh trong buồng bệnh và bên ngoài hành lang; 50/55 người thực hiện bỏ rác đúng nơi quy định, cho thấy mức độ tuân thủ của mọi người tương đối cao.Về việc thu gom rác thải của bệnh viện có 42 người trả lời là thường xuyên, còn lại thì không rõ. Có thể thấy rằng việc thực hiện bỏ rác đúng nơi quy định khá cao, cho thấy ý thức của bệnh nhân/người nhà bệnh nhân.

Về hiểu biết sự ảnh hưởng của chất thải y tế có 22/55 trả lời được còn lại là không quan tâm và không biết; về nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng có 19/40 trả lời được, còn lại đều trả lời không rõ hoặc không biết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải tại bệnh viện đa khoa huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)