PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải chăn nuôi và cơ sở khoa học xử lý chất thải chăn nuôi
2.2.2. Cơ sở khoa học để xử lý chất thải chăn nuôi
Chất thải rắn là hỗn hợp các chất vô cơ, hữu cơ, vi sinh vật, trứng ký sinh trùng có thể gây bệnh cho người và gia súc khác, gồm phân, thức ăn thừa của vật nuôi, vật liệu lót chuồng, xác súc vật chết… Chất thải rắn có độ ẩm từ 56-83%
tùy theo phân của các loài gia súc gia cầm khác nhau và có tỷ lệ NPK cao (Trương Thanh Cảnh, 2010).
Tại Việt Nam, hiện trạng ô nhiễm do chăn nuôi gây ra đang ngày một gia tăng. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ vật nuôi qua một số năm được ước tính như trong (bảng 2.7).
Bảng 2.7. Lượng chất thải rắn hàng năm từ vật nuôi
Loại gia súc Lượng phân thải
bình quân Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Trâu (ngàn con)
15 (kg/con/ngày) 2.712,03 2.658,01 2.559,54 Chất thải rắn BQ/năm (ngàn tấn) 14.848,34 14.552,59 14.013,48
Bò (ngàn con) 10 (kg/con/ngày) 5.436,56 5.309,56 5.156,73
Chất thải rắn BQ/năm (ngàn tấn) 19.843,44 19.379,89 18.822,06 Lợn (ngàn con)
2 (kg/con/ngày) 24.688,59 24.356,48 26.261,41 Chất thải rắn BQ/năm (ngàn tấn) 19.750,87 19.485,19 19.170,83
Loại gia súc Lượng phân thải
bình quân Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Gia cầm (ngàn con) 0,2
(kg/con/ngày)
322.568,90 310.745,00 314.755,00 Chất thải rắn BQ/năm (ngàn tấn) 23.547,53 22.684,40 22.977,12 Ngựa (ngàn con)
4 (kg/con/ngày) 88,07 83,76 79,01
Chất thải rắn BQ/năm (ngàn tấn) 128,58 122,29 115,35
Dê, cừu (ngàn con) 1,5
(kg/con/ngày)
1.197,20 1.343,63 1.345,42
Chất thải rắn BQ/năm (ngàn tấn) 655,47 735,64 736,62
Hươu, nai (ngàn con) 2,5
(kg/con/ngày)
50,99 59,574 60,33
Chất thải rắn BQ/năm (ngàn tấn) 46,53 54,36 55,05
Tổng chất thải răn (triệu tấn/năm) 83,76 81,89 75,90
Nguồn: Cục chăn nuôi, Bộ NN & PTNT (2014) Theo ước tính, khối lượng chất thải rắn (chỉ tính riêng lượng phân của vật nuôi) của mội số vật nuôi chính thải ra trong năm 2011 là 83,67 triệu tấn, năm 2012 là 81,89 triệu tấn và 75,9 triệu tấn năm 2013 nhưng chỉ khoảng 40% số chất thải này được xử lý, còn lại được xả thẳng ra môi trường.
Phân gia súc:
Lượng phân gia súc thải ra trong một ngày đêm phụ thuộc vào giống, loại, tuổi, khẩu phần ăn, trọng lượng gia súc và phương thức chăn nuôi.
Theo Vũ Đình Tôn và cộng sự, 2010, lợn ở các lứa tuổi khác nhau thì thải ra lượng phân khác nhau (bảng 2.8).
Bảng 2.8. Lượng phân lợn thải ra thay đổi theo lứa tuổi
STT Loại lợn Mức thức ăn tiêu thụ
(kg/con/ngày)
Lượng phân thải (kg/con/ngày)
1 Cai sữa – 15 kg 0,42 0,25
2 15 – 30 kg 0,75 0,47
3 30 – 60 kg 1,64 0,8
4 60 – xuất chuồng 2,3 1,07
5 Nái chửa kỳ I và chờ phối 1,86 0,8
6 Nái chửa kỳ II 1,86 0,88
7 Nái nuôi con 3,7 1,62
Nguồn: Vũ Đình Tôn và cs. (2010)
2.2.2.2. Chất thải lỏng
Nước thải chăn nuôi là hỗn hợp bao gồm cả nước tiểu, nước tắm gia súc, rửa chuồng. Nước thải chăn nuôi còn có thể chứa một phần hay toàn bộ lượng phân được gia súc, gia cầm thải ra (Bùi Hữu Đoàn, 2012).
Nước thải là dạng chất thải chiếm khối lượng lớn nhất trong chăn nuôi.
Theo khảo sát của Trương Thanh Cảnh và Cs (2006), khảo sát trên gần 1000 trại chăn nuôi heo quy mô vừa và nhỏ ở một số tỉnh phía nam cho thấy, hầu hết các cơ sở căn nuôi đều sử dụng một khối lượng lớn cho gia súc. Cứ 1kg chất thải do lợn thải ra được pha thêm với 20 – 49 kg nước. Việc sử dụng nước tắm cho gia súc hay rửa chuồng làm tăng lượng nước thải đáng kể, gây khó khăn cho việc thu gom, xử lý sau này.
Lượng nước tiểu phát sinh phụ thuộc vào loại vật nuôi, khẩu phần ăn của chúng. Dưới đây là lượng nước tiểu của một số loại gia súc.
Bảng 2.9. Lượng nước tiểu của một số loại gia súc Loại gia súc Lượng nước tiểu (lít/ngày)
Trâu, bò 10,0 – 15,0
Lợn < 10 kg 0,3 – 0,7
Lợn 15 – 45 kg 0,7 – 2,0
Lợn 45 – 100 kg 2,0 – 4,0
Nguồn: Hill and Toller (1974) Thành phần của nước thải rất phong phú, chúng bao gồm các chất rắn ở dạng lơ lửng, các chất hòa tan hữu cơ hay vô cơ, trong đó nhiều nhất là các hợp chất chứa nitơ và photpho. Nước thải chăn nuôi còn chứa rất nhiều vi sinh vật, ký sinh trùng, nấm, nấm men và các yếu tố gây bệnh sinh học khác. Do ở dạng lỏng và giàu chất hữu cơ nên khả năng bị phân hủy vi sinh vật rất cao. Chúng có thể tạo ra các sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm cho cả môi trường đất, nước và không khí.
2.2.2.3. Khí thải
Chăn nuôi được xác định là một trong những ngành thải ra môi trường chất thải lớn nhất, đó là sự hỗn tạp các chất thải ở dạng rắn, lỏng hoặc khí … (Bùi Hữu Đoàn, 2011). Theo tính toán của FAO, ngành chăn nuôi của thế giới phát thải tới 18% tổng số khí nhà kính quy đổi theo CO2. Trong đó, khoảng 65%
lượng NO, 37% lượng CH4 và 64% lượng NH3. Đây là những chất phát thải chính gây hiệu ứng nhà kính. Dự báo trong các năm tới lượng khí thải từ chăn nuôi sẽ tiếp tục gia tăng do sự phát triển của ngành chăn nuôi tiếp tục tăng. Vì vậy, việc hạn chế tác động xấu của chất thải vật nuôi đến môi trường là mối quan tâm của rất nhiều quốc gia, trong đó có nước ta.
Chăn nuôi là một ngành sản xuất tạo ra nhiều loại khí thải nhất, điển hình là các khí CO2, CH4, NH3, NO2, N2O, NO, H2S, indol, schatol mecaptan… và hàng loạt các khí gây mùi khác. Hầu hết các khí thải chăn nuôi có thể gây độc cho gia súc cho con người và môi trường (Vũ Chí Cương, 2010).