PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn của các trang trại tại khu vực nghiên cứu
4.2.1. Đặc điểm của các trang trại chăn nuôi lợn
Chăn nuôi lợn tại xã này đã có sự đầu tư về cơ sở vật chất, giống, kỹ thuật chăn nuôi, lao động, thị trường tiêu thụ... nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Các trang trại chăn nuôi lợn chủ yếu theo 2 hình thức: chăn nuôi lợn theo hướng tự nuôi (tự túc toàn bộ về cơ sở vật chất, giống, thuốc thú y, vaccine....) và chăn nuôi lợn theo hợp tác xã (HTX). HTX chịu trách nhiệm
hướng dẫn, giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật, hỗ trợ 1 phần trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi, giống và giới thiệu các loại thức ăn, thuốc thú y, vacxin giúp hoạt động chăn nuôi ở trang trại tốt hơn, mang lại năng suất cao.
VAC 20%
50%AC C
30%
Tỷ lệ
Nguồn: phiếu điều tra (2016) Hình 4.2. Tỷ lệ sử dụng hệ thống trang trại chăn nuôi tại xã Chi Lăng, 2016
Tại khu vực nghiên cứu, tỷ lệ các kiểu hệ thống này không đồng đều. AC là kiểu hệ thống phổ biến nhất chiếm 50% (5 trang trại), hệ thống VAC chiếm 20%
(2 trang trại), hệ thống C chiếm 30% (3 trang trại) và không có trang trại nào chăn nuôi theo hệ thống VC.
Theo kết quả điều tra, hệ thống VAC được trang trại số 1 áp dụng. Cho thấy trang trại chăn nuôi có điều kiện về nguồn vốn đầu tư và rất quan tâm đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển chăn nuôi. Dưới đây là mô hình trang trại chăn nuôi của ông Trần Văn Quang (trang trại 1) tại thôn Đô Đàn, xã Chi Lăng như sau:
Nguồn: Kết quả điều tra (2016) Hình 4.3. Mô hình trang trại chăn nuôi lợn của ông Trần Văn Quang
Từ mô hình trang trại trên ta có thể thấy hệ thống chuồng trại trong trang trại chăn nuôi lợn của ông Trần Văn Quang được xây dựng hệ thống chuồng nuôi kiên cố. Với mô hình VAC, trang trại đã kết hợp nuôi lợn (chính); ao nuôi: cá, tôm và trồng cây ăn quả như ổi, đu đủ, táo, nhãn. Chính sự kết hợp khăng khít này đã tạo nên một một hệ thống canh tác tổng thể, giúp sử dụng hợp lý và tốt hơn nguồn đất đai, nguồn nước và năng lượng mặt trời để đạt tới hiệu quả kinh tế cao với mức đầu tư thấp. Mặc dù, mô hình hợp lý đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng việc bố trí, xây dựng các hệ thống không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến môi trường trang trại và xung quanh. Nhìn vào mô hình trên có thể thấy hệ thống hầm biogas và ao cá quá nhỏ so với số lượng lợn trong chuồng nuôi. Vì vậy, chất thải chăn nuôi tại trang trại này thải ra đang là một vấn đề cần quan tâm hiện nay.
Trang trại 2 của ông Nguyễn Đức Đoán tại thôn Quế Ổ, xã Chi Lăng đã sử dụng hệ thống AC trong chăn nuôi lợn với sơ đồ như sau:
Ruộng lúa
Ruộng lúa
Chuồng trại Biogas
Ao cá Cây cối
Cây cối
Nhà ở
Ruộng lúa
Tường rào N
B
Nguồn: Kết quả điều tra (2016) Hình 4.4. Mô hình trang trại chăn nuôi của gia đình ông Nguyễn Đức Đoán
Mô hình chăn nuôi trang trại của ông Nguyễn Đức Đoán là mô hình được sử dụng phổ biến tại xã Chi Lăng. Với diện tích và vốn đầu tư không quá lớn nhưng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên, mô hình này lại gây áp lực lớn lên môi trường nếu không có diện tích hệ thống và biện pháp xử lý triệt để chất thải. Do chăn nuôi lợn được tiến hành quanh năm và quay vòng liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và tăng thu nhập cho người chăn nuôi nên lượng chất thải sẽ tăng lên. Vì vậy, xử lý không triệt để chất thải sẽ nhanh chóng phá vỡ cân bằng môi trường trang trại và khu vực xung quanh đó. Bên cạnh đó, dịch bệnh cũng sẽ xuất hiện với tần suất tăng lên. Nếu không vệ sinh chuồng trại và có cách phòng, chữa dịch bệnh kịp thời nguy cơ ảnh hưởng đến vật nuôi, con người và kinh tế trang trại tương đối cao.
Trang trại 3 chăn nuôi lợn theo kiểu hệ thống C của gia đình ông Thân Đình Ngưng tại thôn Mão, xã Chi Lăng có mô hình hệ thống chăn nuôi như sau:
Ruộng lúa Hàng rào
Ruộng lúa
Chuồng trại Biogas
Ao cá
Nhà ở
N B
Nguồn: kết quả điều tra (2016) Hình 4.5. Mô hình trang trại chăn nuôi của gia đình ông Thân Đình Ngưng
Với diện tích đất của gia đình sẵn có, ông Thân Đình Ngưng đã xây dựng hệ thống trang trại với diện tích 570 m2. Mặc dù hệ trang trại đã có hệ thống hầm biogas để tận dụng chất thải chăn nuôi sử dụng cho việc đun nấu, tuy nhiên hầm biogas lại quá nhỏ nên 1 lượng chất thải đã được đưa thẳng vào ao tự nhiên không qua biogas. Lượng chất thải đưa xuống ao bèo tây. Do đó nguồn nước tại trang trại và xung quanh trang trại hiện nay đang ở trong tình trạng báo động, bên cạnh đó dịch bệnh cũng rất dễ xảy ra. Minh chứng năm 2014, dich nở mồm, long móng đã bùng phát trên địa bàn xã, trang trại của ông Thân Đình Ngưng là một trong số những trang trại bị thiệt hại nhiều nhất. với hơn một nửa (khoảng 61%) đàn lợn bị chết và phải mang đi tiêu hủy.
4.2.1.2. Thời gian thành lập và nguồn gốc đất tại các trang trại chăn nuôi lợn
Thời gian thành lập
Từ năm 2000, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chương trình, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, đặc biệt là Nghị quyết số 03/2000/NQ- CP của Chính phủ về kinh tế trang trại. Vì vậy, các trang trại trên cả nước nói chung và Bắc Ninh nói riêng được đầu tư xây dựng, phát triển khá mạnh mẽ trong giai đoạn này.
Theo kết quả điều tra, giai đoạn từ năm 2005-2014 huyện Quế Võ là một trong số địa phương của tỉnh Bắc Ninh tham gia dự án chăn nuôi tập trung và dự án khí sinh học do tổ chức Phát triển Hà Lan và Cục chăn nuôi (Bộ NN & PTNT) hỗ trợ vốn chăn nuôi và xây dựng hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi. Nên hầu hết
Ruộng lúa
Dân cư cánhđồng
Dân cư Dân cư
Chuồng trại
Nhà ở Ao bèo
Biogas Đun
nấu
N B
các trang trại trong xã Chi Lăng được thành lập từ năm 2005-2010. Trong đó 3 trang trại nghiên cứu được thành lập cụ thể như sau:
- Trang trại 1 được xây dựng và bắt đầu hoạt động từ năm 2005 với số lượng lợn nuôi ban đầu trong trang trại 650 con và diện tích 1500m2 chuồng nuôi.
Sau đó, đến năm 2011 số lượng và quy mô trang trại đã được mở rộng lên 850 con cho đến nay.
- Trang trại 2 xây dựng và bắt đầu hoạt động từ năm 2008 với số lượng lợn nuôi trong trang trại 200 con, diện tích chuồng nuôi 350m2.
- Trang trại 3 xây dựng và bắt đầu hoạt động từ năm 2009 với số lượng lợn nuôi trong trang trại 100 con và diện tích 200m2 chuồng nuôi.
Như vậy, các chính sách khuyến khích có ảnh hưởng chặt chẽ đến thời gian hình thành và sự phát triển của các trang trại chăn nuôi trên địa bàn xã Chi Lăng.
Nguồn gốc đất của trang trại
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng. Nguồn gốc đất đai có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển lâu dài và bền vững của các trang trại chăn nuôi.
Theo kết quả điều tra tại khu vực nghiên cứu, nguồn gốc đất chủ yếu của các trang trại là đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 90,67%, còn lại là đất thuê chiếm 9,33%.
90% 82% 100% 90,67%
10% 18% 9,33%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
120%
Trang trại 1 Trang trại 2 trang trại 3 Tổng
Đất thuê
Đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Nguồn: Kết quả điều tra (2016) Hình 4.6. Nguồn gốc đất tại các trang trại chăn nuôi lợn trong
khu vực nghiên cứu
Như vậy, các trang trại chăn nuôi lợn tại khu vực nghiên cứu là những trang trại có định hướng chăn nuôi lâu dài, cố định và được đầu tư về cơ sở vật chất để phát triển chăn nuôi.
4.2.1.3. Sử dụng đất trong các trang trại
Diện tích các hạng mục bố trí các hạng mục trong trang trại chăn nuôi tỷ lệ thuận với tổng diện tích của trang trại. Tổng diện tích trang trại đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định đến hình thức quản lý và xử lý chất thải trong chăn nuôi. Xét cụ thể ở từng hệ thống, diện tích đất có sự biến động lớn tùy thuộc vào từng kiểu hệ thống; tùy theo đặc điểm của từng kiểu hệ thống mà có sự bố trí các hạng mục trong trang trại khác nhau, thể hiện cụ thể trong bảng 4.4 như sau:
Bảng 4.3. Phân bổ quỹ đất theo loại hình trang trại chăn nuôi lợn
Trang trại Giá trị
Tổng diện tích (m2)
Diện tích các hạng mục (m2)
Nhà ở Chuồng
nuôi Vườn Ao cá
Xử lý chất
thải
Nhà kho Trang trại 1
(VAC)
3600 100 1500 1000 550 300 150
Tỷ lệ
(%) 100,00 2,78 41,67 27,78 15,28 8,33 4,16 Trang trại 2
(AC)
1080 85 350 0 450 75 120
Tỷ lệ
(%) 100,00 7,87 32,41 0 41,67 6,94 11,11
Trang trại 3 (C)
570 150 200 0 0 50 170
Tỷ lệ
(%) 100,00 26,32 35,09 0 0 8,77 29,82
Nguồn: Kết quả điều tra (2016) Như vậy, việc sử dụng đất để sắp xếp, bố trí các hạng mục công trình trong các trang trại tại khu vực nghiên cứu tương đối hợp lý và phù hợp với đặc điểm của từng loại hệ thống. Nét tương đồng của 3 trang trại là diện tích chuồng nuôi chiếm tỷ lệ lớn trong trang trại khoảng từ trên 32 – 42% . Diện tích dành cho công trình xử lý chất thải đã được các trang trại lưu tâm xây dựng và bố trí diện
tích không nhỏ để sử dụng cho mục đích này. Tuy nhiên, diện tích đất cho xử lý chất thải lại không đủ để xử lý lượng chất thải của trang trại với quy mô hiện tại.
Ngoài ra, các trang trại chăn nuôi này chưa tận dụng triệt để quỹ đất để phục vụ hoạt động sản xuất trong trang trại do phần đất của nhà kho còn chiếm không nhỏ đặc biệt là hệ thống C tại trang trại 3 chiếm tỷ lệ tương đối lớn khoảng 29,92% . 4.2.1.4. Vị trí và khoảng cách
Các trang trại chăn nuôi lợn nằm ngoài khu dân cư thường có diện tích và quy mô chăn nuôi lớn. Do đó, để hạn chế các tác động xấu từ hoạt động phát triển chăn nuôi lợn đến khu dân cư, khoảng cách của các trang trại này phải đáp ứng theo quy định của QCVN 01-14:2010/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học: Khoảng cách từ các trang trại chăn nuôi lợn tới khu dân cư tối thiểu là 100m.
Bảng 4.4. Khoảng cách trung bình từ chuồng nuôi đến một số khu vực nhạy cảm xung quanh các trang trại chăn nuôi lợn
Hệ thống Khu dân cư (m)
Nguồn nước sinh hoạt (m)
Nhà ở (m)
VAC 800,00 64,83 51,00
AC 487,00 17,58 27,54
C 0 15,92 24,61
Nguồn: số liệu điều tra (2016) Theo kết quả điều tra tại 3 trang trại nghiên cứu, các hệ thống trang trại có khoảng cách đến một số khu vực nhạy cảm đảm bảo tiêu chí về khoảng cách theo quy định (>100m). Đồng thời, khoảng cách từ chuồng nuôi lợn tới một số khu vực nhạy cảm như nguồn nước sinh hoạt và nhà ở tương đối đảm bảo an toàn.
Khoảng cách đến nguồn nước sinh hoạt dao động khoảng 15 – 65 m, đến nhà ở khoảng 24 – 51 m. Với sự bố trí vị trí các hạng mục với khoảng cách trên đảm bảo tránh được tương đối sự tác động của mùi và tiếng ồn từ chuồng nuôi tới đời sống sinh hoạt của trang trại.