Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội xã Chi Lăng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp xử lý chất thải trang trại chăn nuôi lợn tại xã chi lăng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 54)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội xã Chi Lăng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Chi Lăng nằm phía Tây Nam huyện Quế Võ, xã có 8 thôn gồm: Đô Đàn, Quế Ổ, Đức Tái, Phú Hưng, Mai Thôn, Mạo, Mão, Xuân Thủy và cách trung tâm xã cách thị trấn Phố Mới 8 km về phía Đông Bắc. Phía Bắc giáp xã Mộ Đạo và xã Yên Giả; Phía Nam giáp xã Hoài Thượng và xã Mão Điền huyện Gia Bình;

Phía Đông giáp xã Giang Sơn, xã Lãng Ngâm huyện Gia Bình; Phía Tây giáp xã Hán Quảng.

Hình 4.1. Sơ đồ hành chính xã Chi Lăng huyện Quế Võ – Bắc Ninh Với vị trí thuận lợi cơ bản là cách trung tâm huyện Quế Võ 8km và cách thành phố Bắc Ninh 20km đây là hai thị trường lớn đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tạo cơ hội thuận lợi cho xã tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, phát triển thương mại dịch vụ. Tính đến 31/12/2016 tổng diện tích của xã là 964,96 ha chiếm 8,23% diện tích tự nhiên của huyện.

4.1.1.2. Khí hậu

Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều. Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt:

Mùa mưa: Nóng từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa biến động từ 1.700-

1.900 mm/năm, nhưng 85% lượng mua tập trung từ tháng 5- 9; nhiệt độ bình quân tháng từ 23,5- 29°C.

Mùa khô: Lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 16- 21°C, lượng mưa/ trong tháng biến động từ 20- 50 mm.

Hàng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió trung bình từ 2,4- 2,6 m/s; gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 10 mang theo hơi ẩm, tốc độ gió trung bình từ 1,9- 2,2 m/s; tốc độ gió cực đại (khi có bão) trên 30 m/s.

Số giờ nắng trung bình các tháng/năm khoảng 139,32 giờ, số giờ nắng tháng thấp nhất khoảng 46,9 giờ (tháng 2), số giờ nắng cao nhất khoảng 202,8 giờ (tháng 7). Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1.671,9 giờ. Nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 23,40C - 29,90C, nhiệt độ phân bố theo mùa, mùa nắng nhiệt độ trung bình >23,0C, mùa lạnh nhiệt độ trung bình <200C.

Độ ẩm không khí trung bình khoảng 83%, cao nhất là tháng 3 và tháng 4 (86%- 88%) thấp nhất là tháng 12 (77%).

Nhìn chung xã có điều kiện khí hậu thuận lợi thích hợp với nhiều loại cây trồng cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa đông có thể trồng nhiều cây hoa màu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý đến các hiện tượng bất lợi như nắng, nóng, lạnh, khô hạn và lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa ... để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho hợp lý. Yếu tố hạn chế nhất đối với sử dụng đất là do mưa lớn tập trung theo mùa thường làm ngập úng các khu vực thấp trũng gây khó khăn cho việc thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích.

4.1.1.3. Thủy văn

Phía Đông Nam, phía Nam, phía Tây Nam của xã được sông Đuống bao bọc theo hình cánh cung, tạo thành địa giới hành chính tự nhiên của xã với huyện Gia Bình; sông Tào Khê tạo thành địa giới hành chính tự nhiên với xã Mộ Đạo và xã Chi Lăng; ngoài ra xã có ngòi Con Tên, kênh Thái Hòa, kênh Hiền Lương 17, kênh N6 chạy theo hướng Bắc- Nam; Đông- Tây.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất

- Đất phù sa được bồi hàng năm của hệ thống sông Hồng (Phb)

Có diện tích 70,23 ha chiếm 7,28% diện tích đất tự nhiên, được phân bố dọc

theo sông Cầu, sông Đuống ở địa hình vàn thấp. Nhìn chung đất nghèo lân, các chất dinh dưõng khác từ trung bình đến khá; diện tích đất này nằm ở khu vực ngoài đê, về mùa lũ bị ngập sâu chỉ trồng được rau màu trong vụ Đông Xuân.

- Đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình Có diện tích 356,45 ha chiếm 36,93% diện tích đất tự nhiên, đất có địa hình vàn cao, vàn trung bình. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, ít chua, lân tổng số nghèo, lân dễ tiêu, kali tổng số và kali dễ tiêu khá cao, các chất dinh dưỡng khác trung bình. Đây là loại đất có khả năng thâm canh, tăng vụ mở rộng diện tích cây vụ đông và trồng lúa.

- Đất phù sa gley của hệ thống sông Hồng (Phg)

Diện tích 538,28 ha chiếm 55,79% diện tích đất tự nhiên, đất nằm trên địa hình vàn, vàn thấp và vàn trũng. Thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng.

Cây trồng chủ yếu là trồng hai vụ lúa có năng suất cao, ổn định cần có biện pháp cải tạo hợp lý, chú trọng biện pháp tiêu thoát nước, sử dụng vôi để khử chua, bón lân để tăng dinh dưỡng cho đất.

b. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt phân bố chủ yếu ở sông Đuống, sông Tào Khê và nguồn nước ở các ao, hồ phân bổ ở các thôn.

Nguồn nước ngầm: mực nước ngầm có độ sâu trung bình từ 3 - 7 m, chất lượng nước chưa bị ô nhiễm bởi hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

4.1.1.5. Hiện trạng sử dụng đất

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2016, tổng diện tích tự nhiên xã Chi Lăng là 967,35 ha, tăng 2,39 ha so với tổng diện tích tự nhiên năm 2010. Trong đó, diện tích nhóm đất nông nghiệp trên địa bàn xã là 624,20 ha, chiếm 64,53% tổng diện tích tự nhiên.

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Chi Lăng năm 2015

STT Mục đích sử dụng Diện tích năm 2015

(ha) Cơ cấu

(%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 967,35 100,00

1 Đất nông nghiệp 624,20 64,53

2 Đất phi nông nghiệp 340,81 35,23

3 Đất chưa sử dụng 2,35 0,24

Nguồn: Báo cáo hiện trạng sử dụng đất huyện Quế Võ (2016)

Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 547,53 ha, chiếm 59,39% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất trồng lúa có 510,75 ha, đất trồng cây hàng năm khác có 58,37 ha, đất trồng cây lâu năm có 5,41 ha.

Đất nuôi trồng thủy sản có diện tích 49,54 ha, chiếm 5,12% tổng diện tích tự nhiên, trong đó toàn bộ là diện tích đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

Đất nông nghiệp khác có diện tích 27,13 ha, chiếm 0,01% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm các diện tích đất xây dựng lán trại phục vụ sản xuất trong các khu trang trại, chăn nuôi, khu chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã.

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Theo số liệu Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ xã Chi Lăng khóa XIX trình đại hội Đảng bộ xã lần thứ XX nhiệm kỳ (2010- 2015), tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2010- 2015 đạt 12,85%; trong đó, nông nghiệp, thủy sản tăng bình quân 7,50%; công nghiệp- xây dựng tăng 21,06%/năm; thương mại, dịch vụ tăng 30,22%/năm. Dự báo đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tăng lên khoảng 14,85%. Trong đó ngành nông nghiệp, thủy sản thăng bình quân hơn 9%; công nghiệp – xây dựng cũng tăng hơn 24%/năm; thương mại dịch vụ cũng tăng khoảng hơn 31%.

Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu kết quả phát triển kinh tế giai đoạn 2010- 2020

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

1. Cơ cấu kinh tế % 100,00 100,00 100,00

Ngành nông nghiệp % 70,00 52,98 47,73

Ngành công nghiệp % 16,00 21,82 26,34

Ngành dịch vụ % 14,00 25,20 25,93

2. Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 122,99 252,47 391,77

Ngành nông nghiệp Tỷ đồng 86,09 133,75 182,54

Ngành công nghiệp Tỷ đồng 19,68 55,09 98,91

Ngành dịch vụ Tỷ đồng 17,22 63,63 110,32

Nguồn: Báo cáo chính trị của ban chấp hành Đảng bộ xã Chi Lăng (2016)

 Khu vực kinh tế nông nghiệp

Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2015 xã Chi Lăng, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 5.250 tấn.

Trồng trọt: Trong trồng trọt chọn cây lúa làm cây chủ lực, tổng diện tích gieo trồng năm 2015 đạt 1.065,80 ha, năng xuất lúa bình quân đạt 55- 58 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 5.200,00 tấn, giá trị canh tác trên 1 ha đất canh tác năm 2015 đạt 75 triệu đồng (theo giá hiện hành), hệ số sử dụng đất đạt 2,3 lần.

Chăn nuôi: Tổng đàn trâu, bò là 1.281 con năm 2015; đàn lợn 2.915 con và đàn gia cầm 42.950 con.

Trong đó: Hiện tại xã có 32 trang trại, gia trại tổ chức sản xuất theo mô hình trồng trọt kết hợp nuôi thủy sản, gia súc, gia cầm.

 Khu vực kinh tế công nghiệp

Các ngành sản xuất như cơ khí, mộc gia dụng, xây dựng ... tuy ở quy mô nhỏ hẹp nhưng đã trở thành mô hình sản xuất để các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân lựa chọn hình thức để phát triển. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 31,06%, giá trị sản xuất công nghiệp- xây dựng năm 2015 đạt 67,40 tỷ đồng.

 Khu vực kinh tế dịch vụ

Hoạt động kinh doanh thương mại chủ yếu với dịch vụ vận tải, dịch vụ nông nghiệp, bán lẻ hàng hóa tại khu vực chợ và các hộ dân nằm bám theo trục đường giao thông.

 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Theo số liệu thống kê dân số năm 2015 toàn xã có 10.209 người với 2.206 hộ, 5.483 người trong độ tuổi lao động; lao động nông nghiệp giảm từ 76% năm 2010 xuống 53% năm 2015, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,00%;

Năm 2015, thu nhập bình quân/người (theo giá thực tế) đạt 33 triệu đồng/người/năm. Đời sống nhân dân dần được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần từ 10,08% năm 2010 xuống 8,07% năm 2015.

 Cơ sở hạ tầng của xã Chi Lăng - Giao thông

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2015 xã có 46,26 ha đất giao thông,

đường đê tả sông Hồng có chiều dài 6,0 km, đường liên xã có chiều dài 2,0 km, đường thôn, liên thôn có chiều dài 32 km, đường nội đồng có chiều dài 40,5 km.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Chi Lăng nhiêm kỳ 2005- 2010, UBND xã đã huy động nguồn vốn đầu tư mở rộng, bê tông hóa được 11,0 km và tu bổ nhiều đoạn đường đã xuống cấp.

- Thủy lợi

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2015 xã có 63,68 ha đất thủy lợi, có sông Đuống dài 7,0km; sông Tào Khê dài 4,5km; kênh tiêu trạm bơm Hán Quảng dài 1,5km; kênh tưới Thái Hòa; kênh tiêu Hiền Lương 17; kênh N6; trạm bơm Hán Quảng; trạm bơm do công ty Bắc Đuống quản lý cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

 Giáo dục- đào tạo

Phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở một cách vững chắc;

chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất trường học tiếp tục được cải thiện, đội ngũ giáo viên ổn định; tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 97%, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 95%, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1.

 Y tế

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp xử lý chất thải trang trại chăn nuôi lợn tại xã chi lăng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)