Các đặc điểm về học tập, lối sống, tâm lý và gia đình của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Lo âu và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trường cao đẳng y dược Hồng Đức thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 (Trang 43 - 50)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

3.1.2. Các đặc điểm về học tập, lối sống, tâm lý và gia đình của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.2. Phân bố các yếu tố học tập của đối tượng nghiên cứu (n=370)

Yếu tố học tập Số lượng Tỷ lệ (%)

Học lực

Xuất sắc/Giỏi Khá

Trung bình khá Trung bình

15 76 131 148

4,1 20,5 35,4 40,0 Khung chương trình học

Rất nặng Nặng Vừa phải Nhẹ

29 67 256

18

7,8 18,1 69,2 4,9 Áp lực trước kỳ thi

Rất áp lực

Áp lực vừa phải Áp lực ít

Không áp lực

102 189 58 21

27,6 51,1 15,7 5,6 Mức độ hài lòng kết quả học tập

Rất hài lòng Hài lòng

Tương đối hài lòng Không hài lòng

18 57 174 121

4,9 15,4 47,0 32,7 Giảng viên khuyến khích học tập

Không bao giờ Hiếm khi

Đôi khi

Thường xuyên Luôn luôn

12 37 79 198

44

3,2 10,0 21,4 53,5 11,9 Nhận xét:

Trong tổng số 370 sinh viên, sinh viên có học lực trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất với 40%. Tiếp đến là sinh viên có học lực trung bình khá và khá với tỷ lệ lần lượt là 35,4% và 20,5%. Sinh viên có học lực xuất sắc/giỏi chiếm tỷ lệ thấp nhất với 4,1%.

Khung chương trình học được sinh viên đánh giá là vừa phải chiếm tỷ lệ cao nhất với 69,2%. Tiếp đến là khung chương trình được cho là nặng với rất nặng có tỷ lệ lần lượt là 18,1% và 7,8%. Chỉ có khoảng 4,9% sinh viên xem chương trình là nhẹ.

Sinh viên có áp lực vừa phải trước kỳ thi chiếm tỷ lệ cao nhất với 51,1%. Tiếp đến là sinh viên rất áp lực và áp lực ít với tỷ lệ lần lượt là 27,6% và 15,7%. Sinh viên không cảm thấy có áp lực trước kỳ thi có tỷ lệ thấp nhất với 5,6%.

Về mức độ hài lòng với kết quả học tập, có 47,0% sinh viên tương đối hài lòng về kết quả của bản thân chiếm tỷ lệ cao nhất. Tiếp đến là sinh viên không hài lòng và hài lòng có tỷ lệ lần lượt là 32,7% và 15,4%. Tỷ lệ sinh viên rất hài lòng với kết quả học tập chiếm tỷ lệ thấp nhất với 4,9%.

Giảng viên thường xuyên khuyến khích sinh viên trong học tập chiếm tỷ lệ cao nhất với 53,5%. Tiếp đến là tỷ lệ giảng viên đôi khi, luôn luôn và hiếm khi khuyến khích trong học tập có tỷ lệ lần lượt là 21,4%; 11,9% và 10,0%.

Tỷ lệ sinh viên đánh giá giảng viên không bao giờ khuyến khích trong học tập có tỷ lệ thấp nhất với 3,2%.

Bảng 3.3. Phân bố các yếu tố lối sống của đối tượng nghiên cứu (n=370)

Yếu tố lối sống Số lượng Tỷ lệ (%)

Chỗ ở hiện tại Ký túc xá Nhà trọ Khác

132 224 14

35,7 60,5 3,8 Làm thêm

Không 127

243

34,3 65,7 Thời gian ngủ mỗi ngày

Ít hơn 7 giờ

Từ 7 giờ đến 9 giờ Nhiều hơn 9 giờ

141 196 33

38,1 53,0 8,9 Tập thể dục, thể thao

Không, rất ít Thỉnh thoảng Thường xuyên

128 199 43

34,6 53,8 11,6 Thư giãn

Đi chơi, hóng gió Đi xem phim

Tán gẫu với bạn bè, gia đình Đọc báo, sách, truyện, tạp chí Lên mạng chat facebook, zalo Khác

140 132 193 68 241

52

37,8 35,7 52,2 18,4 65,1 14,1 Xung đột với bạn cùng phòng

Không bao giờ Đôi khi

Thỉnh thoảng Rất hay xảy ra

12 96 159 103

3,2 25,9 43,0 27,9 Nhận xét:

Phần lớn sinh viên ở nhà trọ chiếm tỷ lệ cao nhất với 60,5%. Tiếp đến là sinh viên ở

ký túc xá và nơi khác có tỷ lệ lần lượt là 35,7% và 3,8%.

Trong quá trình học tập, sinh viên có đi làm thêm chiếm tỷ lệ 34,3% và không có đi làm thêm chiếm tỷ lệ 65,7%.

Thời gian ngủ mỗi ngày của sinh viên từ 7 đến 9 giờ mỗi ngày chiếm tỷ lệ cao nhất với 53,0%. Sinh viên có thời gian ngủ nhiều hơn 9 giờ mỗi ngày chiếm tỷ lệ thấp nhất với 8,9%.

Tỷ lệ sinh viên thỉnh thoảng tập thể dục, thể thao chiếm tỷ lệ cao nhất với 53,8%. Tiếp đến là không hoặc rất ít và thường xuyên tập thể thao có tỷ lệ lần lượt là 34,6% và 11,6%.

Thời gian thư giãn, sinh viên thường lên mạng chat facebook, zalo với tỷ lệ cao là 65,1%. Tỷ lệ sinh viên tán gẫu với bạn bè, gia đình; đi chơi, hóng gió; đi xem phim; đọc báo, sách, truyện, tạp chí có tỷ lệ lần lượt là 52,2%; 37,8%; 35,7%

và 18,4%. Chỉ có khoảng 14,1% tỷ lệ sinh viên thư giãn bằng cách khác.

Tỷ lệ sinh viên thỉnh thoảng có xung đột với bạn cùng phòng chiếm tỷ lệ cao nhất với 43,0%. Tiếp đến là tỷ lệ rất hay xảy ra và đôi khi có tỷ lệ lần lượt là 27,9%

và 25,9%. Tỷ lệ sinh viên không bao giờ xung đột với bạn cùng phòng chiếm tỷ lệ thấp nhất với 3,2%.

Bảng 3.4. Phân bố các đặc điểm tâm lý của đối tượng nghiên cứu (n=370)

Yếu tố tâm lý Số lượng Tỷ lệ (%)

Thua kém học tập bạn bè

Không

237 133

64,1 35,9 Thiếu tự tin về ngoại hình

Có Không

124 246

33,5 66,5 Khi gặp khó khăn trong cuộc sống chia sẻ với

ai

Bạn bè Gia đình

Không chia sẻ với bất kỳ ai Khác

147 110 96 17

39,7 29,7 25,9 4,7 Nhận xét:

Tỷ lệ sinh viên cho rằng mình có thua kém học tập với bạn bè chiếm tỷ lệ cao với 64,1% và tỷ lệ sinh viên không cảm thấy thua kém chiếm tỷ lệ là 35,9%.

Sinh viên cảm thấy thiếu tự tin về ngoại hình chiếm tỷ lệ 33,5% và không cảm thấy thiếu tự tin về ngoại hình chiếm 66,5%.

Khi gặp khó khăn trong cuộc sống, tỷ lệ sinh viên chọn chia sẻ với bạn bè chiếm cao nhất với 39,7%. Tiếp đến là chia sẻ với gia đình và không chia sẻ với bất kỳ ai có tỷ lệ lần lượt là 29,7% và 25,9%. Sinh viện chọn phương án khác khi chia sẻ những khó khăn chiếm tỷ lệ thấp nhất với 4,7%%.

Bảng 3.5. Phân bố các đặc điểm gia đình của đối tượng nghiên cứu (n=370)

Yếu tố gia đình Số lượng Tỷ lệ (%)

Tình trạng hôn nhân của cha mẹ bạn Hiện tại đang sống chung

Ly dị/Ly thân

Mồ côi (cha hoặc mẹ hoặc mồ côi cả 2)

329 33

8

88,9 8,9 2,2 Trong 1 tháng, mâu thuẫn từ gia đình

Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên

156 100 92 18 4

42,2 27,0 24,8 4,9 1,1 Sự quan tâm của gia đình

Rất nhiều Nhiều Vừa phải Ít

Không quan tâm

168 107 63 25 7

45,4 28,9 17,0 6,8 1,9 Trong 1 tháng, sự quan tâm bạn về GĐ

Rất nhiều Nhiều Vừa phải Ít

Không quan tâm

198 125 37

7 3

53,5 33,8 10,0 1,9 0,8 Gia đình đặt áp lực lên việc học bạn

Rất nhiều Nhiều Vừa phải Ít

Không quan tâm

57 95 161

44 13

15,4 25,7 43,5 11,9 3,5 Nhận xét:

Hiện tại tình trạng hôn nhân của cha mẹ đang sống chung với nhau chiếm tỷ lệ cao nhất với 88,9%. Tiếp đến là tình trạng hôn nhân của cha mẹ ly dị/ly thân và mồ côi có tỷ lệ lần lượt là 8,9% và 2,2%.

Trong 1 tháng, mâu thuẫn từ gia đình không bao giờ xảy ra chiếm tỷ lệ cao với 42,4%. Tình trạng hiếm khi, thỉnh thoảng và thường xuyên xảy ra mâu thuẫn trong gia đình có tỷ lệ lần lượt là 27,0%; 24,8% và 4,9%. Tình trạng gia đình rất thường xuyên mâu thuẫn chiếm tỷ lệ thấp nhất với 1,1%.

Trong 1 tháng, sinh viên nhận được sự quan tâm từ gia đình rất nhiều chiếm tỷ lệ cao nhất với 45,4%. Tiếp đến là nhận được sự quan tâm từ gia đình với tần suất nhiều, vừa phải và ít có tỷ lệ lần lượt là 28,9%; 17,0% và 6,8%. Tỷ lệ sinh viên không nhận được sự quan tâm từ gia đình chiếm tỷ lệ thấp nhất là 1,9%.

Trong 1 tháng, sinh viên quan tâm tới gia đình mình rất nhiều chiếm tỷ lệ cao nhất với 53,5%. Tiếp đến là tần suất quan tâm nhiều và vừa phải có tỷ lệ lần lượt là 33,8% và 10,0%. Tỷ lệ sinh viên quan tâm ít và không quan tâm đến gia đình có tỷ lệ thấp, lần lượt là 1,9% và 0,8%.

Gia đình đặt áp lực vừa phải lên việc học của sinh viên chiếm tỷ lệ cao nhất với 43,5%. Tỷ lệ sinh viên được gia đình đặt áp lực nhiều, rất nhiều và ít có tỷ lệ lần lượt là 25,7%; 15,4% và 11,9%. Gia đình không quan tâm đến việc học của sinh viên có tỷ lệ thấp nhất là 3,5%.

Một phần của tài liệu Lo âu và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trường cao đẳng y dược Hồng Đức thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)