4.2.1. Một số đặc điểm dân số xã hội liên quan đến lo âu ở sinh viên
Nghiên cứu tìm được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa lo âu với giới tính. Cụ thể, sinh viên nam có tỷ lệ lo âu bằng 1,91 lần so với sinh viên nữ (OR=1,91; 95%CI: 1,23-2,9), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,002.
Trong nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thu Mai và Nguyễn Ngọc Duy tại trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và Cao đẳng sư phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh trên đối tượng sinh viên cũng tìm thấy mối liên quan giữa 2 đặc tính trên. Sinh viên nữ có lo âu nhẹ gấp 2 lần sinh viên nam và lo âu trung bình sinh viên nữ gấp 1,5 lần sinh viên nam [9]. Có sự tương đồng này được hiểu sinh viên nữ thường rất hay nhạy cảm hơn nam. Do vậy dễ có các triệu chứng lo âu hơn. Bên cạnh đó, ngoài việc học, sinh viên nữ cũng đối mặt với nhiều nguyên nhân gây lo âu trong vấn đề tình cảm, sinh lý và các mối quan hệ xã hội hơn là sinh viên nam.
Nghiên cứu cũng tìm được mối liên quan giữa lo âu với năm học hiện tại của sinh viên. Cụ thể, sinh viên năm học thứ 3 có tỷ lệ lo âu bằng 3,17 lần so với sinh viên năm học thứ 1 (OR=3,17; 95%CI: 1,67-6,16). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Sinh viên năm thứ 3 – năm cuối có áp lực học tập nhiều hơn sinh viên năm 1, năm 2. Lịch học, lịch thi của sinh viên năm cuối dày đặc, áp lực
gia đình, việc làm sau khi ra trường. Do đó, việc sinh viên năm cuối có lo âu so với các năm khác là điều dễ hiểu.
Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa lo âu với kết quả học tập. Tuy nhiên, ở một số nghiên cứu khác lại tìm được mối liên quan về các vấn đề này. Cụ thể, nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Thu Hà, tìm được mối liên quan giữa kết quả học tập với lo âu. Học sinh có học lực càng giảm tỷ lệ lo âu càng tăng [5]. Có sự khác biệt này có thể do đối tượng nghiên cứu khác nhau. Nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Thu Hà trên đối tượng học sinh THPT. Mỗi một cấp học khác nhau có sự lo lắng, áp lực khác nhau. Với độ tuổi này có nhiều áp lực như phải được điểm tốt trong các kỳ thi, kiểm tra, thi đậu trong kỳ thi THPT quốc gia để đạt được kỳ vọng của bố mẹ, gia đình.
Nghiên cứu cũng chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa lo âu với đặc tính dân tộc và chức vụ của sinh viên. Điều này tương đồng với nghiên cứu của tác giả Dương Thị Niêng trên đối tượng sinh viên trường Đại học Dự bị khi tác giả cũng không tìm thấy mối liên quan trên [11].
4.2.2. Một số đặc điểm học tập, lối sống, tâm lý và gia đình liên quan đến lo âu ở sinh viên
Về học tập:
Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa lo âu với khung chương trình học của sinh viên. Khung chương trình học nặng có tỷ lệ lo âu bằng 0,55 lần so với khung chương trình học vừa phải (OR=0,55; 95%CI: 0,15-1,72), khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Khung chương trình học rất nặng có tỷ lệ lo âu bằng 2,04 lần so với khung chương trình học vừa phải (OR=2,04; 95%CI: 1,07-4,87), khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nghiên cứu của tác giả Dương Thị Niêng năm 2017 cũng tìm được mối liên quan này [11]. Thời gian học tại trường trong mỗi năm học có khoảng 10 tháng, chương trình học rất dày. Nhưng mỗi sinh viên đều
chấp nhận và luôn ý thức được điều đó. Mỗi bạn luôn cố gắng chăm chỉ học tập để đáp ứng được yêu cầu của nhà trường đề ra.
Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan giữa rối loạn lo âu với yếu tố: áp lực trước kỳ thi, mức độ hài lòng với học tập. Nhiều sinh viên vẫn chưa hài lòng với kết quả học tập của bản thân.
Về lối sống:
Thời gian ngủ mỗi ngày của sinh viên có mối liên quan đến tỷ lệ lo âu. Những sinh viên có thời gian ngủ ít hơn 7 giờ mỗi ngày có tỷ lệ lo âu bằng 2,17 lần so với sinh viên có thời gian ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi ngày (OR=2,17; 95%CI: 1,36-3,45), khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Đa số sinh viên ở các tỉnh thành về trường học nên thường ở nhà trọ và kí túc xá. Cuộc sống xa nhà chưa quen, chỗ mới lạ, nên việc sinh viên ngủ đủ ít hơn 7 giờ như theo khuyến cáo là điều hơi khó.
Đặc biệt là giấc ngủ trưa rất quan trọng. Một tổ chức nghiên cứu về giấc ngủ của Mỹ cho biết một giấc ngủ trưa ngắn có thể giúp cải thiện tâm trạng, sự tỉnh táo và hiệu suất làm việc, học tập [33].
Có mối liên quan giữa tình trạng lo âu với việc thư giãn của sinh viên. Những sinh viện thư giãn bằng cách đọc sách, báo có tỷ lệ lo âu bằng 0,47 lần so với những sinh viên đi chơi, hóng gió (OR=0,47; 95%CI: 0,26-0,84), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Ngoài áp lực việc học, cuộc sống, áp lực từ gia đình,… thì mỗi sinh viên chọn cho mình một cách thư giãn, tìm niềm vui khác nhau để quên đi những nỗi lo lắng, căng thẳng. Nào là đi chơi hóng gió, đọc sách, đọc truyện, lướt web, tán gẫu với bạn bè,…
Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa rối loạn lo âu với một số yếu tố lối sống: chỗ ở hiện tại, việc làm thêm và xung đột với bạn.
Kết quả này tương đồng với kết quả của tác giả Dương Thị Niêng năm 2017 khi chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ rối loạn lo âu với các yếu tố về lối sống.
Việc hòa nhập được với cuộc sống tập thể của những sinh viên sống xa nhà, xa gia đình, xa người thân mà từ trước chưa từng trải qua nói lên việc các bạn sinh viên biết yêu thương, nhường nhịn, không xung đột, cãi vã với nhau, chia sẻ những khó khăn với nhau trong lúc sống xa gia đình.
Về tâm lý:
Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ lo âu của sinh viên với yếu tố khi gặp khó khăn chia sẻ với ai. Cụ thể, những sinh viên thường không chia sẻ với ai khi gặp khó khăn có tỷ lệ lo âu bằng 2,33 lần so với những sinh viên chia sẻ với bạn bè (OR=2,33; 95%CI: 1,33-4,10), khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Những sinh viên không chia sẻ với khác khi gặp khó khăn có tỷ lệ lo âu bằng 2,95 lần so với những sinh viên chi sẻ với bạn bè (OR=
2,95; 95%CI: 0,94-9,66), khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Những sinh viên khi khó khăn chia sẻ với một người khác hoặc bằng cách khác có tỷ lệ lo âu bằng 2,91 lần so với những sinh viên chia sẻ với bạn bè (OR=2,91; 95%CI:
1,17-7,22), khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,016. Kết quả khác với nghiên cứu của tác giả Dương Thị Niêng năm 2017 khi cũng tìm được mối liên quan giữa 2 đặc tính trên. Cụ thể, tỷ lệ lo âu ở sinh viên chia sẻ khó khăn với gia đình cao gấp 0,55 lần so với sinh viên chia sẻ khó khăn với bạn bè (OR=0,55; 95%CI: 0,33- 0,93), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tỷ lệ lo âu ở sinh viên chia sẻ khó khăn với nhóm khác cao gấp 0,3 lần so với sinh viên chỉa sẻ với bạn bè (OR=0,3; 95%CI:0,10-0,85), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 [11].
Điều này có thể hiểu phần lớn sinh viên đều sống nhà trọ, kí túc xá. Cuộc sống xa nhà đồng nghĩa với nhiều khó khăn, thử thách đối với sinh viên. Những lúc như thế, việc tìm đến bạn bè, gia đình, người thân yêu là điều khó khăn.
Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa rối loạn lo âu với thiếu tự tin về ngoại hình. Kết quả này khác với nghiên cứu của tác giả Võ
Văn Thương trên đối tượng học sinh lớp 12 trường THPT Trần Quang Khải về tỷ lệ lo âu bằng 1,39 lần so với nhóm học sinh không thiếu tự tin về ngoại hình [13].
Khác biệt này có thể do đối tượng của 2 nghiên cứu khác nhau. Học sinh là độ tuổi chuẩn sắp bước sang tuổi trưởng thành, là độ tuổi mới lớn sẽ quan tâm về sự thay đổi bề ngoài của bản thân hơn. Còn sinh viên đã dần quen với sự thay đổi đó và không lấy sự thay đổi đó biểu hiện sự thiếu tự tin về ngoại hình của mình.
Bên cạnh đó nghiên cứu cũng chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa rối loạn lo âu với thua kém bạn về học tập. Tuy nhiên, nghiên cứu tác giả Võ Văn Thương lại tìm thấy mối liên quan này. Cụ thể, nhóm học sinh thường xuyên cảm thấy thua bạn bè trong học tập có tỷ lệ lo âu bằng 1,59 lần so với nhóm không thường xuyên cảm thấy thua thiệt bạn bè trong học tập [13]. Sự khác biệt này có thể hiểu là đối tượng học sinh chưa đủ lớn, chưa suy nghĩ nhiều vè cuộc sống xung quanh, chỉ tập trung vào việc học ở trường. Do đó, đối tượng học sinh cố gắng trong học tập hơn. Còn đối tượng sinh viên vừa lo trang trải cuộc sống khi sống xa gia đình, vừa thiếu tình thương, động viên từ gia đình kế bên,… đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống nên việc thua kém điểm số với các bạn không quan trọng.
Về gia đình:
Nghiên cứu tìm được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa lo âu với sự quan tâm của gia đình dành cho sinh viên. Những sinh viên có sự quan tâm vừa phải từ gia đình có tỷ lệ lo âu bằng 2,06 lần so với những sinh viên có sự quan tâm rất nhiều từ gia đình (OR=2,06; 95%CI: 1,10-3,88), khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Gia đình luôn là cầu nối, là hậu phương vững chắc nhất, cổ vũ tinh thần, tạo điều kiện tốt nhất để các ban sinh viên học tập tốt. Gia đình luôn sát sao đến thành tích học tập của con mình. Do đó, nghiên cứu tìm thấy mối liên quan này là phù hợp.
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng lo âu với việc gia đình
đặt áp lực lên học tập đối với sinh viên. Những sinh viên gia đình áp lực học tập nhiều có tỷ lệ lo âu bằng 2,40 lần so với những sinh viên gia đình áp lực rất nhiều (OR=2,40; 95%CI: 1,37-4,17), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0,05.
Nhiều gia đình áp đặt, kỳ vọng vào việc học của con mình quá sâu, quá lớn khiến nhiều sinh viên không tránh khỏi sự lo lắng, căng thẳng trước các kỳ thi.
Nghiên cứu chưa tìm được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng lo âu với tình trạng hôn nhân của ba mẹ. Ba mẹ ly dị hay sống ly thân, là một cú sốc rất lớn đối với con cái. Chúng sẽ bị mất mát về mặt tinh thần, bị tổn thường nhiều về tâm lý, mặc cảm tự ti với bạn bè, với xã hội bên ngoài khiến chúng mất kiểm soát và có khả năng dẫn tới nhiều hành động hung hăng khó kiểm soát. Mồ côi ba hoặc mẹ hoặc cả ba và mẹ là nỗi đau đớn nhất trong cuộc đời mỗi con người.
Nhưng có lẽ đến độ tuổi này, sinh viên nhận thức được nhiều, hiểu được những vấn đề đang xảy ra với gia đình mình, biết suy nghĩ đúng sai. Mặc dù tổn thương tâm lý nhưng đa phần mỗi bạn sinh viên đều cố gắng học tập tốt để không khỏi phụ lòng mong đợi của gia đình, thầy cô và nhà trường.
Tình trạng lo âu và gia đình có xảy ra mâu thuẫn cũng không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu. Sinh viên sống xa nhà nên cũng không biết hay chứng kiến cuộc sống hiện tại của gia đình. Nhiều gia đình luôn tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên yên tâm học tập, hoàn thành tốt nhiệm vụ của bản thân mỗi sinh viên. Có bằng chứng cho thấy mỗi quan hệ gia đình tan vỡ hay xung đột trong gia đình là nguyên nhân gây ra lo âu [28]. Nhưng trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phú Khánh năm 2012 và nghiên cứu của tác giả Nguyễn Như Ngọc năm 2013 khi cả 2 nghiên cứu đều tìm ra được mối liên quan trên [8, 10]. Mâu thuẫn trong gia đình càng thường xuyên xảy ra thì tỷ lệ lo âu càng tăng.
Bên cạnh đó nghiên cứu cũng chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa lo âu và sự quan tâm của sinh viên đối với gia đình. Tuy nhiên nghiên cứu của
tác giả Dương Thị Niêng đã tìm ra được mối liên quan giữa 2 đặc tính này. Cụ thể, tỷ lệ lo âu ở sinh viên quan tâm về gia đình nhiều cao gấp 1,31 lần so với sinh viên quan tâm về gia đình rất nhiều (OR=1,31; 95%CI : 1,02-1,66), khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,027 [11]. Như trong trường hợp khi người thân trong gia đình có vấn đề về sức khỏe, các bạn sinh viên sống xa nhà sẽ cảm thấy buồn, lo lắng, ảnh hưởng đến tâm trạng của các bạn khiến các bạn dễ bị lo âu hơn.