Khi đại dịch HIV xuất hiện trên thế giới, đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành để khảo sát kiến thức về HIV/AIDS, về kỹ năng chăm sóc và thái độ của nhân viên y tế, của sinh viên y dược, sinh viên diều dưỡng đối với người bệnh HIV/AIDS. Theo nghiên cứu của Janel Philip, Derek Chadee và Rosana Patricia Yearwood (2014), tại Trinidad và Tobago cho thấy sự kỳ thị rất phổ biến trong xã hội đối với người bệnh HIV/AIDS và các nhóm có nguy cơ.
HIV sự kỳ thị diễn ra ở tất cả các cấp bao gồm các tổ chức chăm sóc sức khỏe và là một trở ngại lớn cho HIV/AIDS hiệu quả phòng ngừa và chăm sóc [45].
Nghiên cứu của Ganga Mahat và Lucille Sanzero Eller (2009), tại Nepal đối với sinh viên điều dưỡng Nepal cho thấy kiến thức, thái độ về HIV/AIDS và các biện pháp phòng ngừa phổ quát. Mặc dù kiến thức liên quan đến HIV/AIDS rất được chú trọng trong giáo dục điều dưỡng, các sinh viên vẫn có một khoảng cách kiến thức lớn, bất kể trình độ học vấn. Ví dụ, trong số các Bác sỹ năm đầu, sinh viên điều dưỡng, những người đã có chứng chỉ điều dưỡng và đã thực hành điều dưỡng trong 3 năm, một số lượng lớn câu hỏi kiến thức chung về HIV và các biện pháp phòng ngừa phổ quát đã được trả lời không chính xác. Phần lớn các
sinh viên sẵn sàng chăm sóc mọi người với HIV/AIDS, nhưng với thái độ tiêu cực và kỳ thị vẫn tồn tại [42]. Điều này có thể thấy nhân viên y tế không thực sự có sự quan tâm đến bệnh HIV, đến sự khó khăn của người bệnh mà chỉ có sự kỳ thị.
Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến thái độ hợp tác trong quá trình chăm sóc, điều trị giữa nhân viên y tế và người bệnh cũng như các hoạt động đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS.
Tại Đại học Harran Thổ Nhĩ Kỳ, kết quả một nghiên cứu trước can thiệp thấy có 73,7% sinh viên điều dưỡng cho rằng HIV lây qua đường côn trùng cắn, hay có 52,6% trả lời chăm sóc người bệnh HIV/AIDS sẽ bị nhiễm HIV. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thái độ trong chăm sóc cho người bệnh HIV/AIDS sau này của các điều dưỡng viên tương lai. Đặc biệt có một tỷ lệ khá lớn (khoảng 40%) sinh viên điều dưỡng cho rằng dùng chung nhà vệ sinh, nhà tắm cũng sẽ làm lây nhiễm HIV/AIDS. Nghiên cứu này cũng cho thấy chỉ có 7,26% sinh viên điều dưỡng trả lời đúng về cách phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, trong đó tỷ lệ này ở sinh viên Y khoa là 80% [38].
Nghiên cứu của Tarja Suominen, Laura Laakkonen và các cộng sự (2013) về trình độ và kiến thức của sinh viên điều dưỡng Nga trong bối cảnh virus gây suy giảm miễn dịch ở người cho thấy trình độ hiểu biết của học sinh về HIV và AIDS ở mức trung bình. Trong số điểm tối đa là 33, giá trị trung bình của câu trả lời đúng là 19,8 (SD + 3,70). Thái độ của sinh viên điều dưỡng khá tiêu cực, điểm tỷ lệ trung bình cho thái độ chung của sinh viên điều dưỡng là 2,75 và đối với thái độ đồng tính luyến ái là 3,3 (min = 1, max = 5). Chỉ có yếu tố nền tảng của giới tương quan với mức độ thù ghét đồng tính chứng minh (p = 0,05). Mức độ sẵn sàng của sinh viên điều dưỡng để chăm sóc cho người nhiễm HIV có liên quan đến thái độ của họ (p = 0,003). Nhóm tác giả cho rằng cần thiết phải cải thiện giáo dục để cung cấp thông tin đầy đủ, cập nhật về HIV và cũng để chuẩn bị cho sinh viên điều dưỡng kỹ năng chăm sóc người bệnh HIV/AIDS. Điều này có thể giúp giải quyết cả những thiếu sót trong kiến thức của học sinh và cũng sửa đổi thái độ của họ đối với công tác chăm sóc người bệnh HIV/AIDS [55].
Evşen Nazik, Sevban Arslan và các cộng sự một nghiên cứu xác định thái độ đối với người bệnh nhiễm HIV/AIDS của 331 sinh viên điều dưỡng ở Thổ Nhĩ Kỳ tại Trường Y tế Adana, Thổ Nhĩ Kỳ với sinh viên điều dưỡng. Dữ liệu được thu thập thông qua thang đo thái độ AIDS (AAS) và được đánh giá bằng phần mềm SPSS, sử dụng tỷ lệ phần trăm, phân tích phương sai. Tổng số điểm AAS của học sinh được tìm thấy là 48,67 ± 13,77. Điểm số trung bình của thang đo thái độ AIDS là 19,39 ± 5,66 cho hoàn cảnh lây nhiễm, 13,28 ± 4,41 cho cảm xúc tiêu cực. Nghiên cứu này đã xác định rằng thái độ tiêu cực tồn tại đối với người nhiễm HIV/AIDS ở những sinh viên điều dưỡng. Những phát hiện này đã được giải thích để đề xuất rằng giáo dục thêm về AIDS cho các sinh viên điều dưỡng là cần thiết [41].
Nghiên cứu của Gulsah Kok (2018) tại Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, Sự thiếu hiểu biết rộng rãi, thông tin hạn chế và/hoặc không chính xác và những quan niệm sai lầm về HIV/AIDS sẽ gây ra sự kỳ thị xã hội. Những hiểu biết sai này có thể dẫn gây ảnh hưởng đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng [43].
Một nghiên cứu của Rotem Baytner-Zamir và các cộng sự (2013) đánh giá về kiến thức và thái độ đối với HIV/AIDS ở các sinh viên y khoa tiền lâm sàng ở Israel cho thấy kiến thức của các sinh viên y khoa tiền lâm sàng nhìn chung rất cao nhưng vẫn có một số quan niệm sai lầm, chủ yếu liên quan đến lây truyền HIV qua cho con bú và kiến thức về phòng chống HIV sau khi tiếp xúc với virus. Sinh viên vẫn thể hiện sự kỳ thị với người bệnh HIV/AIDS. Tác giả cho rằng các trường y ở Israel nên sửa đổi chương trình giảng dạy của họ để bao gồm các phương pháp giảng dạy nhằm cải thiện thái độ liên quan đến HIV [53].
Những hiểu biết hạn chế về HIV/AIDS có thể làm cho thái độ kỳ thị của nhân viên y tế nói chung càng sâu sắc. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra những nguyên nhân khiến NVYT không sẵn sàng và thiếu đồng cảm trong quá trình chăm sóc cho người bệnh hoặc có liên quan đến người bệnh HIV/AIDS như:
Lo sợ sẽ nhiễm HIV thông qua phơi nhiễm nghề nghiệp [58].
Lo lắng sẽ lây truyền HIV cho gia đình của họ [58].
Hiểu không đúng về hoàn cảnh của người bệnh HIV/AIDS [50].
Sự sợ hãi nhiễm HIV thông qua phơi nhiễm nghề nghiệp đã tác động không nhỏ đến sự phát triển mối quan hệ giữa điều dưỡng viên và người bệnh HIV/AIDS khiến cho đại dịch HIV/AIDS được coi là một trong những nguyên nhân của tinh trạng thiếu hụt nhân lực điều dưỡng hiện nay [58].
Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Thùy Dung (2017) tại 2 Trường Đại học y Hà Nội và Đại học Thành Tây, cho thấy tỷ lệ sinh viên điều dưỡng có kiến thức đúng về HIV/AIDS chưa cao (63%). Điểm trung bình chung về kiến thức HIV/AIDS đạt của sinh viên của 2 trường là 20±3,2. Có tới 15,5%
sinh viên có thái độ xa lánh, đổ lỗi cho người có HIV, có 9,1% sinh viên đồng ý/rất đồng ý rằng “người nghiện chích ma túy đáng bị mắc HIV" và sinh viên có thái độ “đồng cảm” với “trẻ em/người bệnh HIV do truyền máu hơn là người bệnh HIV do tiêm chích ma túy” chỉ chiếm 34,3% [14].
Theo Nguyễn Huy Nga và cộng sự (2005), tỉ lệ không trả lời đúng về khái niệm HIV của NVYT lên tới 33,5%. NVYT tự nhận thấy còn thiếu kiến thức về HIV là 76,6%. Nguồn thông tin mà NVYT tiếp nhận được chủ yếu vẫn là báo đài [18].
Hiểu đúng về các tiêu chuẩn chính và phụ trong chẩn đoán bệnh AIDS ở NVYT còn rất thấp (6,7%). Có 78,6% NVYT biết đúng nơi để các dụng cụ sắc nhọn thải ra là các thùng bằng kim loại; 75,1% cho biết biện pháp xử lý dụng cụ y tế sắc nhọn thải ra là đem đốt; 61,3% cho là phải chôn sâu dưới đất; 92,1%
NVYT biết là phải đeo găng dầy khi rửa các dụng cụ sắc nhọn; 89,2% biết đúng cách xử trí vết thương hở da của NVYT khi tiếp xúc với người bệnh; 89,3%
NVYT biết đúng cách rửa tay khi tiếp xúc với máu và dịch thể của người bệnh AIDS. Có 27,6% số NVYT trong mẫu nghiên cứu cho biết họ ngại tiếp xúc với bệnh nhân AIDS, 13,3% NVYT cho rằng họ sẽ từ chối chăm sóc người bệnh AIDS [31].
Nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Linh Chi (2010), tại Trường
Cao đẳng sư phạm Yên Bái phân tích kiến thức, thái độ, thực hành và các yếu tố liên quan trong phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS trên 430 sinh viên cho thấy 97,2% sinh viên có kiến thức đạt chung về phòng chống HIV/AIDS; 94,3% các em biết nguyên nhân gây bệnh HIV/AIDS là do virus; 97% biết cả 3 đường lây nhiễm HIV. Các em có thái độ phòng chống nhiễm HIV/AIDS tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn một số em có thái độ không phù hợp 28% và 5,8% trả lời sợ và rất sợ người bệnh HIV/AIDS. Tỷ lệ đạt về thực hành phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS của các em tương đối cao 84,8%. Sinh viên nữ có xu hướng có kiến thức tốt hơn nam (OR=5; CI: 1,4-17,4). Những đối tượng tiếp cận thông tin về HIV/AIDS có kiến thức, thực hành tốt hơn [30].
Nghiên cứu cắt ngang trên 400 sinh viên của Phan Quốc Hội (2009 - 2010) tại Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh, đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS. Kết quả nghiên cứu cho thấy: về kiến thức có 42% sinh viên xác định được cách phòng ngừa lây nhiễm HIV; 76,2% sinh viên trả lời đúng 6/7 câu câu hỏi về cách phòng tránh; 88% sinh viên trả lời được cả 3 đường lây truyền chính của HIV; 58,8% sinh viên có thể nêu được ít nhất 3 địa điểm có thể làm xét nghiệm HIV. 19,2% sinh viên nhận định rằng mình có nguy cơ nhiễm HIV. Về thái độ có 21,8% có thái độ tích cực với người bệnh, sinh viên trả lời sẽ giúp đỡ (chiếm 38,5%) và tiếp xúc bình thường với người bệnh (chiếm 57,5%). Khoảng 83,2% sinh viên mong muốn được xét nghiệm HIV. Có 90,8% SV cho rằng có thể bảo vệ chính mình tránh lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khi quan hệ tình dục. 80% sinh viên trả lời rằng cả hai đối tác có trách nhiệm bình đẳng trong sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục khác giới. 80,6% sinh viên nữ trả lời cả hai đối tác có trách nhiệm như nhau. 19,2% sinh viên nam trả lời rằng đàn ông có trách nhiệm cao hơn. Thực hành tuổi quan hệ tình dục trung bình lần đầu tiên là 20 tuổi; 56 SV (chiếm 14%) đã từng bị người khác mời/rủ sử dụng ma túy; 39 SV (chiếm 9,8%) đã từng bị người khác mời rủ tiêm chích ma túy. Không có sinh viên nào sử dụng ma túy hoặc tiêm chích ma túy [21].
Một nghiên cứu kiến thức về HIV/AIDS tại 8 trường đại học Y trên toàn quốc cho thấy hầu hết SV đã được học về HIV/AIDS từ khi vào đại học (99%) và
khoảng 60% SV tự đánh giá kiến thức của mình ở mức độ trung bình. Đặc biệt có tới 8,5% - 22,4% SV cho rằng nước tiểu, mồ hôi và nước bọt là những dịch sinh học có nguy cơ lây nhiễm cao [15].
Các nghiên cứu đánh giá việc tham gia và sử dụng bảo hiểm y tế nhà nước trong chăm sóc và điều trị của người nhiễm HIV cho thấy người nhiễm HIV thiếu niềm tin vào bảo hiểm y tế, bao gồm quan niệm tiêu cực về bảo hiểm y tế và/hoặc trải nghiệm tiêu cực khi khám bệnh, chữa bệnh qua bảo hiểm y tế trước đây. Bên cạnh đó là tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử còn tồn tại ở các cơ sở y tế [13], [20], [27], [35].
Có thể thấy rằng, Việt Nam là nước có thái độ kỳ thị với HIV rất rõ ràng và mặc dù điều này đã thay đổi gần đây nhưng những người nhiễm HIV vẫn phải đối mặt với sự phân biệt đối xử. Nhiều người cho rằng thành công của chăm sóc HIV phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng của nhân viên y tế [6], [20]. Michael Platten cùng các cộng sự (2014) nghiên cứu về kiến thức về HIV và các yếu tố liên quan đến thái độ đối với HIV của SV y khoa năm cuối tại Trường đại học y Hà Nội cho thấy, mặc dù SV có phản ứng tích cực về phần câu hỏi phân biệt đối xử và kỳ thị HIV. Tuy nhiên vẫn còn một số lỗ hổng kiến thức về HIV, bao gồm các loại khoa học cơ bản liên quan đến HIV, phòng ngừa, chăm sóc và điều trị. Kiến thức về sự kỳ thị và phân biệt đối xử là một yếu tố dự báo tích cực đáng kể về thái độ không định kiến đối với HIV và AIDS (= 0,186, p <0,01) và thái độ không phân biệt đối xử với HIV và AIDS tại nơi làm việc (= 0,188, p <0,01). Nghiên cứu cho thấy cần tăng cường nhiều hoạt động hỗ trợ chương trình đào tạo liên quan đến HIV cho sinh viên y khoa [49].