CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Kiến thức về HIV/AIDS, thái độ trong phòng chống, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS của đối tượng nghiên cứu
3.2.1. Kiến thức của sinh viên về HIV và phòng chống HIV/AIDS
trong chăm sóc người bệnh HIV theo các mức độ
Kiến thức
SV năm 2 (SL = 174)
SV năm 3 (SL = 157)
Chung (n = 331) Số
lượng %
Số
lượng %
Số
lượng %
Kiến thức đạt 94 54,0 141 89,8 245 71,0
Kiến thức không đạt 80 46,0 16 10,2
96 29,0 p < 0,001
Bảng 3.5 cho thấy số sinh viên có kiến thức đạt về HIV/AIDS chiếm tỉ lệ cao (71,0%), trong đó tỉ lệ đạt về kiến thức của sinh viên năm thứ 3 cao hơn (89,8%) so với tỉ lệ đạt về kiến thức của sinh viên năm thứ 2 (54,0%). Kết quả kiểm định T test cho thấy sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
Bảng 3.6. Điểm kiến thức của sinh viên về HIV/AIDS
Kiến thức
SV năm 2 (SL = 174)
SV năm 3 (SL = 157)
Chung (n = 331)
TB ± SD TB ± SD TB ± SD
Điểm kiến thức về HIV/AIDS
19,53 ± 4,8 26,1 ± 4,5
22,6 ± 5,7 p < 0,001
Bảng 3.6 cho thấy điểm trung bình về kiến thức HIV của sinh viên năm thứ 2 và 3 là 22,6/39, trong đó sinh viên năm thứ 3 có điểm trung bình về kiến thức cao hơn (26,1) điểm trung bình của sinh viên năm thứ 2 (19,53). Kiểm định T test
cho thấy khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
Biểu đồ 3.1. Kiến thức đúng của sinh viên về bệnh học HIV/AIDS
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ kiến thức đúng của sinh viên về bệnh học HIV/AIDS Biểu đồ 3.1 và 3.2 cho thấy số có kiến thức đúng về bệnh học HIV ở sinh viên 2 khóa đạt tỷ lệ ở mức trung bình (58,78%), trong đó câu HIV tồn tại nhiều nhất ở máu, dịch sinh dục, sữa mẹ có tỷ lệ trả lời đúng cao nhất (92,1%), tỷ lệ trả lời đúng thấp nhất là câu trả lời về số lượng TCD4+ báo hiệu thời kỳ triệu chứng ở người lớn nhiễm HIV (26,3%). Sinh viên năm thứ 3 có tỷ lệ trả lời đúng ở tất
48.3
25.9
91.4
77
44.3 58.6
26.8
93
76.4
47.1 53.2
26.3
92.1
76.7
45.6
HIV gắn với CD4 TCD4 giảm HIV tồn tại nhiều nhất ở
Giai đoạn cửa sổ Thời gian XN SV năm 2 SV năm 3 Chung
58.78 41.22
Kiến thức đúng Kiến thức chưa đúng
cả các câu cao hơn sinh viên năm thứ 2.
Bảng 3.7. Kiến thức đúng của sinh viên về cách tiệt trùng và phòng lây truyền đối với HIV
Phương thức tiệt trùng
SV năm 2 (SL = 174)
SV năm 3 (SL = 157)
Chung (n = 331) Số
lượng %
Số
lượng %
Số
lượng % Hấp ướt 1200C, 2atm trong 20
phút 55 31,6 82 52,2 137 41,4
Thực hiện quy trình vô trùng
trong chăm sóc y tế 134 77,0 139 88,5 273 82,5
Trung bình p < 0,05 205 61,95
Kết quả nêu tại Bảng 3.7 cho thấy số sinh viên của cả năm thứ 2 và thứ 3 trả lời đúng về phương thức tiệt trùng HIV bằng hấp ướt 120oC, 2atm trong 20 phút chiếm tỉ lệ rất thấp (41,4%), trong đó sinh viên năm thứ 2 có tỉ lệ trả lời đúng khá thấp (31,6%). Số sinh viên trả lời đúng về thực hiên quy trình vô trùng chăm sóc y tế chiếm tỉ lệ rất cao (82,5%), trong đó tỉ lệ sinh viên năm thứ 3 trả lời đúng lên đến 88,5%. Kiểm định T test cho thấy khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.8. Kiến thức đúng về cách dự phòng
các nhiễm trùng cơ hội cho người bệnh HIV/AIDS của sinh viên
Cách thức dự phòng
SV năm 2 (SL = 174)
SV năm 3 (SL = 157)
Chung (n = 331) Số
lượng %
Số
lượng %
Số
lượng %
Giữ gìn vệ sinh 114 65,5 149 94,9 263 79,5
Chế độ ăn uống hợp lý 70 40,2 136 86,6 206 62,2 Dùng thuốc Cotrimoxazol cho
người nhiễm HIV/AIDS 87 50,0 118 75,2 205 61,9 Dùng thuốc Fluconazol cho
người nhiễm HIV/AIDS 113 64,94 104 66,24 217 65,5
Khác 18 10,3 3 1,9 21 6,3
Trung bình
80,4 46,2 102 65,0
182,4 55,1 p < 0,01
Bảng 3.8 cho thấy tỉ lệ trung bình sinh viên trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến các cách dự phòng nhiễm trùng cơ hội của sinh viên năm thứ 2 và thứ 3 là 55,1%, trong đó điểm trung bình của sinh viên năm thứ 2 là 46,2%, còn điểm trung bình của sinh viên năm thứ 3 là 65,0%. Trong các cách dự phòng nhiễm trùng cơ hội của người bệnh, tỉ lệ sinh viên cho rằng cần giữ gìn vệ sinh là cao nhất (79,5%), tiếp theo là chế độ ăn uống hợp lý (62,2%), số sinh viên lựa chọn dùng thuốc Cotrimoxazol dự phòng nhiễm trùng cơ hội là 61,9% và 6,3% sinh viên lựa chọn phương án khác nhưng không rõ ràng. Sự khác bệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
Bảng 3.9. Kiến thức đúng về
các loại nhiễm trùng cơ hội thường gặp ở người bệnh HIV/AIDS.
Nhiễm trùng cơ hội
SV năm 2 (SL = 174)
SV năm 3 (SL = 157)
Chung (n = 331) Số
lượng %
Số
lượng %
Số
lượng %
Nấm họng 63 36,2 104 66,2 167 50,5
Viêm phổi 89 51,1 132 84,1 221 66,8
Loét họng, miệng do Herpes 114 65,5 131 83,4 245 74,0 Nhiễm lao ngoài phổi hoặc tại
phổi 116 66,7 143 91,1 259 78,2
Nhiễm Toxoplasma 22 12,6 62 39,5 84 25,4
Không biết 00 00,0 00 00,0 00 00,0
Trung bình
67,3 38,7 95,3 60,7
162 49,1 p < 0,001
Bảng 3.9 cho thấy tỉ lệ trung bình sinh viên trả lời đúng các loại nhiễm trùng cơ hội của cả hai khóa là 49,1%, trong đó tỉ lệ trung bình của sinh viên năm thứ 2 là 38,7% thấp hơn sinh viên năm thứ 3 (60,7%). Các nhiễm trùng cơ hội được biết đến nhiều nhất là nhiễm lao ngoài phổi hoặc tại phổi (78,2%), tiếp theo là loét họng, miệng do Herpes (74,0%) và viêm phổi (66,8%). Không có sinh viên nào của cả 2 khóa không biết các loại nhiễm trùng cơ hội. Sự khác biệt về kiến thức này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
Bảng 3.10. Kiến thức về phòng ngừa phơi nhiễm đúng cho nhân viên y tế
Biện pháp dự phòng
SV năm 2 (SL = 174)
SV năm 3 (SL = 157)
Chung (n = 331) Số
lượng %
Số
lượng %
Số
lượng % Tuân thủ quy định về dự phòng
phổ cập 115 66,1 145 92,4 260 78,5
Theo dõi và xử trí tai nạn nghề
nghiệp 118 67,8 142 90,4 260 78,5
Tập huấn về dự phòng phơi
nhiễm nghề nghiệp cho NVYT 137 78,7 143 91,1 280 84,6 Xét nghiệm phát hiện người
bệnh để cách ly 115 66,1 69 43,9 184 55,6
Chuyển người bệnh HIV/AIDS tập trung vào 1 khoa phòng riêng biệt
105 60,3 72 45,9 177 53,5
Trung bình
118 67,8 114,2 72,7
232,2 70,14 p < 0,05
Kết quả nêu tại Bảng 3.10 cho thấy tỉ lệ trung bình sinh viên trả lời đúng liên quan đến các biện pháp phòng ngừa phơi nhiễm HIV cho nhân viên y tế là 70,14%, trong đó tỉ lệ trả lời đúng của sinh viên năm thứ 3 là 72,7%, cao hơn sinh viên năm thứ 2. Tỉ lệ sinh viên cho rằng tuân thủ quy định về dự phòng phổ cập cho nhân viên y tế là cao nhất (92,4%), sau đó là tập huấn về dự phòng phơi nhiễm nghề nghiệp cho NVYT (91,1%) và theo dõi và xử trí tai nạn nghề nghiệp (90,4%).
Sự khác biệt về kiến thức phòng ngừa phơi nhiễm đúng cho nhân viên y tế của sinh viên 2 khối có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.11. Xác định đúng những tình huống có nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp
Tình huống nguy cơ
SV năm 2 (SL = 174)
SV năm 3 (SL = 157)
Chung (n = 331) Số
lượng %
Số
lượng %
Số
lượng % Bị kim tiêm đâm vào tay khi
đang chăm sóc người bệnh 137 78,7 142 90,4 279 84,3 Bị máu, dịch chứa máu bắn vào
mắt 91 52,3 123 78,3 214 64,7
Bị tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết của người nhiễm HIV qua da bị trầy xước
161 92,5 155 98,7 316 95,5
Trung bình
126,7 74,5 140 89,2
269,7 81,5 p < 0,05
Bảng 3.11 cho thấy trong xác định đúng các tình huống nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp, tỉ lệ sinh viên chọn đúng 3 tình huống phơi nhiễm trong bảng của cả 2 năm học là 81,5%, trong đó tỉ lệ chọn đúng của sinh viên năm thứ 3 (89,2) cao hơn so với năm thứ 2. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.12. Kiến thức đúng của sinh viên về các biện pháp phòng tránh kim tiêm/vật sắc nhọn đâm phải trong quá trình chăm sóc người bệnh
Biện pháp phòng tránh kim tiêm/vật
sắc nhọn
SV năm 2 (SL = 174)
SV năm 3 (SL = 157)
Chung (n = 331) Số p
lượng % Số
lượng % Số
lượng % Thận trọng khi làm
việc 143 82,2 148 94,3 291 87,9 p <
0,05 Không dùng tay đậy
nắp kim 46 26,4 35 22,3 81 24,5 p =
0,228 Bỏ kim tiêm, vật sắc
nhọn vào thùng rác theo quy định
152 87,4 150 95,5 302 91,2 p <
0,05 Không lạm dụng tiêm
truyền 73 42,0 81 51,6 154 46,5 p =
0,05 Trung bình 103,5 59,5 103,5 65,9 207 62,5
Kết quả nêu tại Bảng 3.12 cho thấy tỉ lệ trả lời đúng chung của sinh viên cả 2 khóa thấp (62,5%), trong đó biện pháp bỏ kim tiêm vào thùng rác theo quy định là cao nhất (91,2%), sau đó là thận trọng khi làm việc (87,9%). Sinh viên năm thứ 3 (65,9%) có kiến thức đúng về các biện pháp phòng tránh kim tiêm/vật sắc nhọn đâm phải trong quá trình chăm sóc người bệnh cao hơn sinh viên năm thứ 2 (59,5%). Trong đó, tỉ lệ trả lời đúng ý thận trọng khi làm việc ở sinh viên năm thứ 2 (82,2%) thấp hơn sinh viên năm thứ 3 (94,3%) có ý nghĩa thông kê (p < 0,05);
tỉ lệ trả lời đúng ý bỏ kim tiêm, vật sắc nhọn vào thùng rác theo quy định ở sinh viên năm thứ 2 (87,4%) thấp hơn sinh viên năm thứ 3 (95,2%) có ý nghĩa thống kê với (p < 0,05); tỉ lệ trả lời đúng ý không lạm dụng tiêm truyền ở sinh viên năm thứ 2 (42,0%) thấp hơn sinh viên năm thứ 3 (51,6%) có ý nghĩa thông kê với (p = 0,05).
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ sinh viên có kiến thức đạt
Biểu đồ 3.3 cho thấy sinh viên có kiến thức chung đạt là 71,0%, trong đó phần kiến thức có kết quả đạt cao nhất là các tình huống có nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp (81,5%), tiếp theo là kiến thức về phòng ngừa phơi nhiễm (70,14%) và thấp nhất là kiến thức về nhiếm trùng cơ hội thường gặp (49,1%).