Các yếu tố liên quan đến kiến thức về an toàn thực phẩm của người kinh

Một phần của tài liệu Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan của người kinh doanh thức ăn đường phố tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương năm 2020. (Trang 73 - 76)

4.4. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm của người

4.4.1. Các yếu tố liên quan đến kiến thức về an toàn thực phẩm của người kinh

Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính với kiến thức chung đúng về ATTP của người kinh doanh TAĐP, cụ thể, so với nữ giới, nam giới có kiến thức chung đúng gấp 0,58 lần (KTC95%: 0,34 – 0,98), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Thời gian kinh doanh TAĐP có mối liên quan với kiến thức về ATTP của người kinh doanh TAĐP. Cụ thể, so với những người kinh doanh dưới 01 năm, thì những người kinh doanh từ 1 đến 5 năm có kiến thức đúng gấp 2,83 lần (KTC95%: 1,54 – 5,16); p<0,05, những người kinh doanh trên 5 năm có kiến thức đúng gấp 2,54 lần (KTC95%: 1,35 – 4,78; p<0,05). Kết quả này tương tự nghiên cứu của McIntyre và cộng sự (2013), đã báo cáo rằng các yếu tố nhân khẩu học xã hội như thời gian làm việc trong ngành công nghiệp thực phẩm và người xử lý thực phẩm có liên quan đáng kể với kiến thức an toàn thực phẩm được cải thiện [60]. Tuy nhiên, nhóm tuổi, trình độ học vấn chưa tìm thấy mối liên quan với kiến thức về ATTP của người kinh doanh TAĐP trong nghiên cứu này. Nghiên cứu của Phạm Đông Giang tiến hành tại TP. HCM, Việt Nam, báo

cáo rằng tuổi, giới tính và kinh nghiệm làm việc không ảnh hưởng đến kiến thức về ATTP của người kinh doanh TAĐP [22]. Nghiên cứu tiến hành trên người xử lý thực phẩm thức ăn đường phố tại Federal, Brazil báo cáo không có sự khác biệt đáng kể (p> 0,05) xảy ra trong kiến thức tự báo cáo về giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm trước đó [52]. Tương tự, nghiên cứu được tại 22 nhà hàng đô thị ở Zimbabwe cũng cho kết quả là không có sự khác biệt về kiến thức ATTP được ghi nhận dựa trên giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc của những người xử lý thực phẩm (p> 0,05) [65]. Nghiên cứu của Âu Văn Phương (2013) cũng không báo cáo mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi, trình độ học vấn và giới tính với kiến thức về ATTP của người tham gia nghiên cứu [1]. Và một nghiên cứu khác của Abdul ‐ Mutalib và cộng sự (2012), không tìm thấy mối liên quan đáng kể giữa mức độ kiến thức của người trả lời và đặc điểm nhân khẩu học xã hội[32]. Một nghiên cứu khác tại Ả Rập Xê Út cũng báo cáo kết quả tuổi (n = 979; p = 0,330) không có bất kỳ ý nghĩa nào liên quan đến việc tác động đến kiến thức an toàn thực phẩm[38] .Vì vậy, cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu r hơn về ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học đối với kiến thức an toàn thực phẩm của người xử lý thực phẩm.

So với loại hình kinh doanh TAĐP di động, người kinh doanh TAĐP cố định có kiến thức đúng về ATTP gấp 9,57 lần (KTC95%: 5,06 – 18,32), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Lý giải hợp lý cho điều này, vì so với loại cố định thì loại hình di động khó quản lý, và địa điểm kinh doanh của những loại hình này thường xuyên thay đổi, chính vì vậy, mà nhân lực quản lý ATTP địa phương không dễ dàng tiếp cận để có thể hướng dẫn và cập nhật kiến thức về ATTP cho các đối tượng này.

Kiến thức về an toàn thực phẩm của người kinh doanh TAĐP đã được tập huấn về ATTP cơ bản khác biệt đáng kể so với những người không tham gia tập huấn về ATTP (p <0,05; Bảng 3.10). Nghĩa là, có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tham gia tập huấn về ATTP với kiến thức về ATTP của người kinh doanh TAĐP, cụ thể, những người đã tham gia tập huấn kiến thức về ATTP có

kiến thức đúng về ATTP gấp 14,82 lần những người không tham gia tập huấn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001 (KTC95%:7,52 – 29,75). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Âu Văn Phương, cụ thể, Người kinh doanh TAĐP tham gia tập huấn có tỉ lệ kiến thức đúng cao gấp 1,22 (KTC 95%: 1,02‐

1,45) lần những người không được tập huấn. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,04) [1]. Tương tự, McIntyre (2013) và France Ncube (2020) đã báo cáo điểm kiến thức cao hơn đáng kể giữa những người được đào tạo so với người chưa được đào tạo[60], [65] . Điều này cho thấy rằng để tăng cường kiến thức an toàn thực phẩm của những người xử lý thực phẩm, các nhà quản lý cần tăng cường cung cấp các khóa đào tạo cơ bản về ATTP cho những đối tượng này.

Không giống như ở Colombia của Anh, Brazil, Malaysia (McIntyre và cộng sự, 2013 [60]; Da Cunha và cộng sự, 2014 [43]; Lee và cộng sự, 2017 [55]; tập huấn về an toàn thực phẩm chưa bắt buộc ở Việt Nam [9], có thể chiếm số lượng ít người kinh doanh TAĐP, người xử lý thực phẩm trong loại hình kinh doanh TAĐP được đào tạo. Chúng tôi đề nghị nên mở rộng phạm vi của luật an toàn thực phẩm Việt Nam để yêu cầu đối với chủ cơ sở, người kinh doanh TAĐP phải tăng cường tập huấn về an toàn thực phẩm định kỳ. Việc đào tạo như vậy nên được tiến hành trong thời gian từ 6 - 12 tháng [44] và hiệu quả của việc tập huấn cần được đánh giá rõ ràng [78], [73]. Hơn nữa, tập huấn an toàn thực phẩm nên chú trọng hơn vào việc sử dụng các phương pháp thúc đẩy thay đổi hành vi và đạt được các kỹ năng thực tế để thực hiện các quy trình vệ sinh thực phẩm được đề xuất (Da Cunha và cộng sự, 2019 [44]; Reynold & Dolasinski, 2019 [74]). Ngoài ra, những nhà quản lý nên cung cấp động lực và hỗ trợ cho chủ cơ sở, những người xử lý thực phẩm để đảm bảo thành công của những buổi tập huấn về an toàn thực phẩm (Al ‐ Shabib và cộng sự, 2016 [37]). Tập huấn cũng được xem là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kiến thức an toàn thực phẩm ở các bà mẹ Ả Rập[38].

Với sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, thì các thông tin về ATTP không còn là khó tiếp cận với mọi người, tuy nhiên, hạn chế của việc này là những nguồn thông tin chưa được kiểm chứng có thể xuất hiện ồ ạt, và ảnh

hưởng đến kiến thức về ATTP của người kinh doanh TAĐP. Chính vì vậy, thông qua các buổi tập huấn do những chuyên gia trong lĩnh vực ATTP được xem là hiệu quả để tiếp cận kiến thức chính xác về ATTP. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm thấy những người kinh doanh TAĐP tham dự tập huấn có kiến thức chung đúng về ATTP gấp 13,49 lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001 (KTC95%:7,16 – 25,58).

Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan giữa nhóm dân tộc, tôn giáo, địa điểm kinh doanh TAĐP với kiến thức về ATTP của người kinh doanh TAĐP (p>0,05).

Một phần của tài liệu Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan của người kinh doanh thức ăn đường phố tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương năm 2020. (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)