CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.7. Tổng quan về những nghiên cứu trước
Desai và cộng sự (2002), nghiên cứu về sự khác nhau trong hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có hành vi lập kế hoạch thuế và các doanh nghiệp không lập kế hoạch thuế với bộ dữ liệu gồm 850 doanh nghiệp niêm yết tại Mỹ, bằng phương pháp hồi quy và kiểm định t-test tác giả chứng minh rằng doanh nghiệp có hành vi lập kế hoạch thuế sẽ có hiệu quả hoạt động cao hơn so với doanh nghiệp không lập kế hoạch thuế, từ đó có thể thấy rằng những doanh nghiệp tại Mỹ có thể cải thiện được hiểu quả hoạt động cũng như GTDN khi có hành vi lập kế hoạch thuế.
Desai và cộng sự (2007), đã nghiên cứu về mối tương quan giữa né tránh thuế và GTDN với bộ dữ liệu gồm 862 doanh nghiệp từ năm 1993 – 2001 với 4.492 quan sát. Kết quả của nghiên cứu cho thấy việc né tránh thuế không tác động đến GTDN, nhưng tác động tích cực đến công ty được quản trị tốt.
Wang (2011), đã thực hiện nghiên cứu về mối tương quan giữa né tránh thuế và GTDN với mẫu dữ liệu gồm 1500 doanh nghiệp từ năm 1994 đến 2001 và kết quả nghiên cứu cho thấy né tránh thuế làm nâng cao giá trị cho các cổ đông.
Wahab và cộng sự (2012), đã nghiên cứu về mối tương quan giữa né tránh thuế và GTDN cùng mẫu dữ liệu gồm 196 công ty với 588 quan sát của các doanh nghiệp tại Anh trong giai đoạn từ 2005 đến 2007. Kết quả cho thấy hành vi tránh thuế, chất lượng dồn tích, tài sản hữu hình có mối tương quan âm với GTDN.
Ngược lại, quy mô doanh nghiệp và doanh thu nước ngoài thể hiện mối tương quan dương với GTDN đều ở mức ý nghĩa 10%.
Park và cộng sự (2015), đã thực hiện nghiên cứu đề tài mang tên “Khả năng quản lý và né tránh thuế: Bằng chứng từ Hàn Quốc, Châu Á - Thái Bình Dương” với mẫu dữ liệu gồm 7.349 quan sát từ năm 1991 đến 2011. Kết quả cho thấy né tránh thuế có tác động tiêu cực với GTDN và khả năng quản lý.
24
Assidi và cộng sự (2016), nghiên cứu về sự tác động của né tránh thuế đến GTDN với mẫu dữ liệu là các doanh nghiệp cổ phần niêm yết và không niêm yết ở Tunisia trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2010 và kết quả cho thấy tối ưu hóa thuế và GTDN có mối quan hệ tiêu cực. Đồng nghĩa với việc lợi nhuận của công ty sẽ bị tác động trực tiếp từ việc giảm thiểu thuế suất.
Santa và cộng sự (2016), nghiên cứu nhằm xác định mối tương quan giữa hoạt động né tránh thuế và GTDN trên thị trường vốn Brazil với mẫu dữ liệu gồm 323 công ty giao dịch công khai trên thị trường chứng khoán Brazil từ năm 2006 đến 2012, có tất cả 1.704 quan sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy trùng hợp với những nghiên cứu trước của Desai và cộng sự (2009); Wilson (2009) và Abdul và cộng sự (2012). Tác giả cũng đã tuyên bố rằng các hoạt động né tránh thuế không phải lúc nào cũng tạo ra giá trị cho cổ đông và các hiệu ứng hoạt động này không nên được nghiên cứu tác động rời khỏi các vấn đề liên quan đến quản trị doanh nghiệp. Thị trường vốn Brazil được cho là kém phát triển, tuy nhiên, vẫn còn mối tương quan quan trọng giữa BTD và Tobin’s Q, điều đó có nghĩa là các nhà đầu tư nhận thức được những rủi ro do mức độ hoạt động né tránh thuế cao và sẵn sàng điều chỉnh kỳ vọng hoàn trả cổ phiếu của họ để kết hợp những rủi ro đó.
Phan Gia Quyền (2017), nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và mức độ né tránh thuế dựa trên phương pháp ước lượng FGLS với mẫu dữ liệu gồm 462 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và HNX trong giai đoạn 2009 – 2015. Kết quả cho thấy rằng các doanh nghiệp có sở hữu nhà nước thường được định hướng chiến lược mang tính chính trị xã hội, góp phần phát triển kinh tế chứ không nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận vì thế rất ít có hành vi né tránh thuế, do đó sẽ ít có các chiến lược né tránh thuế.
Taher và cộng sự (2017), nghiên cứu xem xét hiệu quả của khả năng quản lý đối với mối tương quan giữa né tránh thuế và GTDN với mẫu dữ liệu gồm 158 doanh nghiệp được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tehran từ năm 2009 đến 2015. Kết quả cho thấy rằng có mối tương quan đáng kể tích cực giữa khả năng
25
quản lý và né tránh thuế, cũng tồn tại mối tương quan tích cực giữa né tránh thuế và GTDN.
Hoàng Thị Phương Thảo và cộng sự (2017), nghiên cứu về né tránh thuế, cấu trúc sở hữu và GTDN: Bằng chứng tại Việt Nam. Kết quả cho thấy ở những doanh nghiệp có sở hữu nhà nước, né tránh thuế sẽ làm giảm GTDN, trong khi ở những doanh nghiệp có sở hữu nước ngoài, né tránh thuế làm tăng GTDN.
Nugroho và cộng sự (2017), đã nghiên cứu về mối tương quan giữa né tránh thuế, quản trị doanh nghiệp và GTDN với bộ dữ liệu gồm 92 doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoản Indonesia từ năm 2013 – 2016. Kết quả cho thấy có mối tương quan tích cực giữa né tránh thuế và GTDN.
Chen và cộng sự (2018), xem xét sự tác động của né tránh thuế đến GTDN của các công ty tại Malaysisa và kết quả cho thấy né tránh thuế tác động ngược chiều với GTDN. Tác giả kết luận rằng việc né tránh thuế không được các cổ đông coi trọng và thực tế dẫn đến việc giảm giá trị công ty, kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Wang (2011), khi cho rằng những lợi ích thu được từ việc né tránh thuế có khả năng được bù đắp bằng chi phí đại diện và nó làm giảm GTDN trong bối cảnh thể chế Trung Quốc. Kết quả cũng chứng minh thêm cho phát hiện của Desai và cộng sự (2009), rằng việc né tránh thuế không chỉ đơn thuần là chuyển tài sản từ chính phủ sang các cổ đông của doanh nghiệp bởi vì né tránh thuế sẽ làm tăng khả năng của cơ hội quản lý và cho phép tiết kiệm thuế được chuyển sang cơ hội nhà quản lý.
Razali và cộng sự (2018), thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của né tránh thuế lên GTDN của các công ty được liệt kê tại Bursa, Malaysia với mẫu dữ liệu bao gồm 387 doanh nghiệp trong giai đoạn từ 2014 đến 2016. Phương pháp đo lường né tránh thuế trong nghiên cứu này là thuế suất hiệu quả (ETR) và chênh lệch thuế (BTD). Kết quả xác định rằng giữa ETR và GTDN có mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa, trong khi đó, giữa BTD và GTDN có mối quan hệ tiêu cực. Điều này cho thấy phương pháp đo lường ETR phù hợp hơn BTD khi xác định giá trị doanh nghiệp.
26