CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.2. Các biến độc lập
Né tránh thuế (TA)
Chưa có sự nhất quán về sự tác động của né tránh thuế đến GTDN từ những nghiên cứu thực nghiệm trước đây, mặc dù những tài liệu nghiên cứu trước đây đều cho rằng né tránh thuế là một trong những hoạt động quan trọng nhằm xác định GTDN. Chẳng hạn, theo Wang (2011); Jonathan và cộng sự (2016), né tránh thuế tác động tích cực đến GTDN. Cũng theo Desai và cộng sự (2006), các công ty thực hiện quản trị doanh nghiệp tối ưu sẽ có tác động đáng kể đến chính sách quản lý
33
trong việc né tránh thuế đối với GTDN. Theo kết luận tương tự, Bryant Kutcher và cộng sự (2012), cho thấy các nhà quản lý lợi ích tối ưu hóa thuế để giảm gánh nặng thuế và tối đa hóa mức lợi nhuận. Do đó, bất kỳ sự thay đổi nào trong GTDN thường đến từ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (Jimenez và cộng sự, 2008) và các nhà quản trị sẽ tìm kiếm các chiến lược để làm giảm gánh nặng thuế và cải thiện lợi nhuận sau thuế từ đó làm gia tăng tài sản cổ đông cũng như GTDN (Wahab và cộng sự, 2012).
Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng né tránh thuế làm giảm GTDN như Chen và cộng sự (2014), khi cho rằng hành vi né tránh thuế đã làm tăng chi phí đại diện và làm giảm GTDN, cùng quan điểm khi Park và cộng sự (2015), chỉ ra rằng có mối quan hệ tiêu cực giữa né tránh thuế và GTDN, và có mối quan hệ tiêu cực giữa khả năng quản lý và tránh thuế. Trong khi hoạt động né tránh thuế giúp cho các doanh nghiệp tối thiểu hóa gánh nặng thuế nhưng lại làm cho các doanh nghiệp phải đối mặt với các khó khăn về tài chính bởi vì đã không thể lường trước được các chi phí phát sinh khác không liên quan đến thuế, trong cùng bối cảnh, việc tối ưu hóa thu nhập chịu thuế ảnh hưởng đến lợi ích của các bên liên quan (MacNaughton và cộng sự, 1997; Nanik và cộng sự, 2015).
Có thể thấy né tránh thuế có thể tác động làm tăng GTDN hoặc tác động làm giảm GTDN. Cũng theo sự không nhất quán quan điểm về sự tác động của né tránh thuế đến GTDN của những nghiên cứu trước đây nên tác giả kỳ vọng né tránh thuế sẽ tác động ngược chiều đến GTDN đồng quan điểm với kết quả nghiên cứu của Chen và cộng sự (2014); Park và cộng sự (2015). Và phương pháp để đo lường né tránh thuế được tác giả sử dụng trong luận văn là chênh lệch thuế (BTD), công thức xác định BTD như sau:
BTD = thu nhập trước thuế - thu nhập chịu thuế
Với phương pháp đo lường BTD này thì cũng có nhiều nhà nghiên cứu trước đã sử dụng như: Wilson (2009); Desai và cộng sự (2009); Martinez và cộng sự (2013) và Chen và cộng sự (2014).
Sở hữu nhà nước (STATE)
34
Tại các quốc gia, nét đặc thù của sở hữu nhà nước được thể hiện rõ khi nhà nước có sự can thiệp lớn vào các hoạt động kinh tế, bên cạnh đó, khi người đại diện cho phần vốn góp của nhà nước trong doanh nghiệp lại không phải là cổ đông của doanh nghiệp thì sở hữu nhà nước sẽ có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động cũng như GTDN, cùng với quan điểm này khi kết quả nghiên cứu của Lee và cộng sự (2011), cũng cho thấy rằng sở hữu nhà nước có tác động ngược chiều lên GTDN. Tuy nhiên, sở hữu nhà nước lại được xem như một cổ đông chi phối các quyết định trong các doanh nghiệp vì nhà nước có khả năng cung cấp cho các doanh nghiệp nguồn lực về tài chính cũng như các hổ trợ về mặt pháp lí vì thế mà có thể cải thiện được hiệu suất hoạt động của công ty (Shleifer và cộng sự, 1998). Cùng với đó, theo Le và cộng sự (2011), cũng nghiên cứu về sở hữu nhà nước tác động lên GTDN tính theo giá trị thị trường (Tobin Q) và giá trị sổ sách (ROA), kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sở hữu nhà nước và ROA có tác động cùng chiều với nhau, không những thế kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mối quan hệ giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường được tác động bởi sở hữu nhà nước và nếu mối tương quan giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường âm khi tỉ lệ sở hữu nhà nước ở mức thấp và ngược lại. Huang và cộng sự (2011), cũng ủng hộ quan điểm trên khi cho rằng sở hữu nhà nước và GTDN là tác động cùng chiều, khi nghiên cứu tại thị trường Trung Quốc trong giai đoạn 2004 – 2009.
Bên cạnh đó, theo Chan và cộng sự (2013), những doanh nghiệp có cổ đông kiểm soát là nhà nước thì ít có những biện pháp né tránh thuế hơn các doanh nghiệp còn lại. Tác giả cũng cho rằng những cổ đông nhà nước thường không tập trung vào mục đích tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp mà chỉ tập trung vào những chiến lược mang tính chất chính trị và xã hội hóa. Vì thế mà ít chú trọng đến những chiến lược nhằm né tránh thuế.
Với những lập luận trên thì tác giả kỳ vọng sở hữu nhà nước sẽ tác động ngược chiều với GTDN. Sở hữu nhà nước được xác định bằng số cổ phần sở hữu bởi cổ đông nhà nước trên tổng số lượng cổ phần của công ty tại thời điểm cuối năm tài chính theo Wei và cộng sự (2009); Lam và cộng sự (2012).
35
Sở hữu nước ngoài (FOREIGN)
Một nguồn lực tài chính quan trọng cho những nước phát triển không thể không kể đến đó chính là dòng vốn đầu tư từ nước ngoài, và những vấn đề có thể có của dòng vốn nước ngoài này đã xuất hiện nhiều hơn với sự gia tăng lượng vốn nước ngoài vào các nước phát triển ngày càng nhiều nên được nhiều sự quan tâm và nghiên cứu của các tác giả. Như theo Gurbuz và cộng sự (2011), những công ty có tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấp thường có hiệu quả hoạt động doanh nghiệp cao hơn so với những công ty khác. Bằng chứng thực nghiệm của Lê Thị Phương Vy và cộng sự (2012), cũng cho thấy rằng sở hữu nước ngoài ở Việt Nam thường không tập trung nên không thể giữ vai trò kiểm soát trong hội đồng quản trị vì thế tác động ngược chiều lên GTDN.
Tuy nhiên, Wu và cộng sự (2013), cho rằng những công ty tư nhân có sở hữu nước ngoài ở Trung Quốc thường đạt hiệu quả trong hoạt động hơn và đóng góp nhiều hơn vào GDP của địa phương, trong khi môi trường về kinh tế và chính trị lại có lợi hơn cho các doanh nghiệp có sở hữu nhà nước. Do đó, chính quyền địa phương thường sử dụng những chính sách của địa phương để hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân và những chính sách đó thường liên quan về thuế. Bên cạnh đó, theo Hoàng Thị Phương Thảo và cộng sự (2017), những công ty có sở hữu nước ngoài thì hoạt động né tránh thuế sẽ làm tăng GTDN.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu như Bekaert và cộng sự (2000); Pavabutr và cộng sự (2007),… đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên giá cổ phiếu. Và trên thực tế cho thấy rằng, dòng vốn đầu tư nước ngoài đang ngày càng tạo ra lợi ích cho thị trường chứng khoán, rõ nét nhất là sự cải thiện trong xu hướng về giá cổ phiếu của các công ty có dòng vốn nước ngoài. Nghiên cứu của Bohn và cộng sự (1996), cũng chỉ ra tác động dương của dòng vốn nước ngoài đến xu hướng giá chứng khoán.
Hơn nữa, các kết quả nghiên cứu của Wang (2007); Yan (2007), cho thấy rằng tác động giữa tỷ lệ sở hữu nước ngoài và xu hướng của giá chứng khoán là tác động
36
tích cực với mẫu nghiên cứu gồm các doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Thái Lan và Indonesia.
Cùng với những lập luận trên thì tác giả cũng kỳ vọng sở hữu nước ngoài có tác động cùng chiều với GTDN, và sở hữu nước ngoài được xác định bằng số cổ phần được sở hữu bởi cổ đông nước ngoài trên tổng số lượng cổ phần của công ty ở thời điểm cuối năm tài chính theo Lam và cộng sự (2012).
Quy mô doanh nghiệp (SIZE)
Một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng như là yếu tố quyết định của một doanh nghiệp có tác động đáng kể đến GTDN đó là quy mô doanh nghiệp. Theo đó, Short và cộng sự (1999); Joh (2003);
Black và cộng sự (2007); Serrasqueiro và cộng sự (2008), cho rằng các doanh nghiệp có thể đạt được dòng tiền nội bộ thặng dư tốt hơn nếu doanh nghiệp có quy mô càng lớn khi đó sẽ có được các cơ hội đầu tư tốt hơn so với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn. Đồng thời, Antoniou và cộng sự (2008), cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp thường có ít rủi ro phá sản và thông tin được minh bạch ở mức độ cao khi có quy mô lớn hơn so với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, cho nên các doanh nghiệp này có thể tiếp cận với thị trường vốn bên ngoài dễ dàng hơn với mức chi phí vay nợ thấp hơn để có thể tối đa hóa lợi nhuận từ lá chắn thuế. Kết quả là doanh nghiệp có quy mô lớn hơn thì GTDN càng lớn so với doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
Do đó, tác giả kỳ vọng rằng quy mô doanh nghiệp sẽ có tác động cùng chiều với GTDN trong mẫu nghiên cứu tương tự với kết quả nghiên cứu của Assidi và cộng sự (2016); Taher và cộng sự (2017); Chen và cộng sự (2018). Và quy mô doanh nghiệp được xác định như sau:
SIZE = Ln (Tổng tài sản) Tổng dồn tích (ACCT)
Frank và cộng sự (2009); Assidi và cộng sự (2016), đã có những nghiên cứu thực nghiệm chứng minh giữa tổng dồn tích và GTDN tồn tại mối tương quan dương, các nghiên cứu này lập luận rằng GTDN có thể tăng lên nhờ vào hành vi
37
quản trị lợi nhuận thông qua việc điều chỉnh lợi nhuận cao hơn so với mức tiềm tàng mà doanh nghiệp có thể đạt được.
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Assidi và cộng sự (2016), thì tác giả kỳ vọng rằng tổng dồn tích tác động cùng chiều với GTDN trong luận văn. Luận văn đo lường chất lượng dồn tích của các doanh nghiệp bằng cách tính chênh lệch giữa lợi nhuận sau thuế và dòng tiền hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản của doanh nghiệp, công thức xác định ACCT như sau:
ACCT = Lợi nhuận sau thuế−Dòng tiền hoạt động kinh doanh Tổng tài sản
Đầu tư của doanh nghiệp (INV)
Đầu tư là nguồn cơ bản của GTDN cũng như tăng trưởng kinh tế, vì thế trong đầu tư các nhà quản lý thường xem thuế thu nhập là một yếu tố quan trọng trong việc ra quyết định của mình. Ngoài ra, phần trăm thuế có thể tương tác tiềm năng với lợi nhuận và tương đối ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của công ty (Hanlon và cộng sự, 2010). Cũng như theo Frank (2002), đã báo hiệu rằng các tình huống kinh tế như đầu tư đã đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định GTDN.
Kết quả nghiên cứu của Assidi và cộng sự (2016), cho rằng một sự gia tăng trong mức độ đầu tư sẽ làm gia tăng lợi nhuận của công ty khi có nhiều ưu đãi từ lá chắn thuế do chi phí khấu hao của doanh nghiệp gia tăng, đồng nghĩa với việc gia tăng GTDN. Bên cạnh đó, theo Cho (1998), luôn có sự tồn tại của mối quan hệ đồng thời giữa sở hữu nội bộ, đầu tư và GTDN.
Từ những lập luận trên thì tác giả kỳ vọng đầu tư của doanh nghiệp tác động cùng chiều với GTDN. Đồng quan điểm với những kết quả nghiên cứu trước như Tang và cộng sự (2010); Assidi và cộng sự (2016), mức độ đầu tư của doanh nghiệp trong luận văn được xác định như sau:
INV = (Tài sản cố địnht – Tài sản cố địnht-1) / Tổng tài sảnt
Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp (GROWTH)
38
Theo Võ Minh Long (2017), tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp, từ đó tác động đến GTDN của doanh nghiệp đó. Và cũng theo Võ Minh Long (2017), tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp tác động tích cực tới GTDN. Kết quả nghiên cứu của Chen và cộng sự (2018), chứng minh rằng tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp tác động cùng chiều với GTDN.
Do đó, tác giả cũng kỳ vọng tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp tác động cùng chiều với GTDN trong nghiên cứu. Xác định tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp được như sau:
GROWTH = (Doanh thu thuầnt – doanh thu thuầnt-1) / Doanh thu thuầnt-1
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
Với mỗi doanh nghiệp thì tỷ suất lợi nhuận đều phải gắn liền với GTDN, vì thế doanh nghiệp cần phải tập trung quản trị tốt chi phí cho hoạt động doanh nghiệp và tích cực nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp với mục tiêu là nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và nhằm mục đích gia tăng GTDN. Vì thế, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) được xem là yếu tố quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp cũng như là một trong những yếu tố được các nhà đầu tư xem xét trước khi đầu tư vào 1 công ty. Bên cạnh đó, cũng nhiều nhà nghiên cứu trước đây đã sử dụng ROA làm biến độc lập nhằm kiểm định sự tác động của né tránh thuế đến GTDN như: Chen và cộng sự (2018); Taher và cộng sự (2017).
Do đó, tác giả kỳ vọng ROA tác động cùng chiều với GTDN và ROA được xác định như sau:
ROA = Lợi nhuận sau thuế / tổng tài sản bình quân Đòn bẩy doanh nghiệp (DEBT)
Theo Miller và cộng sự (1963), trong cấu trúc vốn nếu doanh nghiệp sử dụng nợ vay càng nhiều thì càng nhận được nhiều ưu đãi từ lá chắn thuế và từ đó GTDN được gia tăng. Cùng với đó, kết quả nghiên cứu của Davies và cộng sự (2005);
Mishra (2014), chứng minh rằng đòn bẩy tài chính và GTDN có mối quan hệ tích cực với nhau.
39
Tuy nhiên, trái ngược với quan điểm trên thì cũng có bằng chứng thực nghiệm của Bartram và cộng sự (2011), cho rằng đòn bẩy và GTDN tồn tại mối quan hệ tiêu cực khi trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp nếu sử dụng nợ vay nhiều thì sẽ phải đối mặt với tình trạng kiệt quệ tài chính cũng như rủi ro không trả được lãi vay dẫn đến tình trạng phá sản công ty.
Trong nghiên cứu thực nghiệm về sự tác động của né tránh thuế đến GTDN của Assidi và cộng sự (2016), đòn bẩy doanh nghiệp (DEBT) được sử dụng làm biến độc lập, và kết quả nghiên cứu cũng cho rằng đòn bẩy doanh nghiệp tác động ngược chiều với GTDN.
Từ những cơ sở lập luận trên thì tác giả kỳ vọng đòn bẩy doanh nghiệp tác động ngược chiều với GTDN trong luận văn, đòn bẩy doanh nghiệp được xác định theo nghiên cứu của Assidi và cộng sự (2016) như sau:
DEBT = Nợ ngắn hạn+Nợ dài hạn Tổng vốn chủ sở hữu Tuổi doanh nghiệp (FAGE)
Theo Dalton và cộng sự (1998, 1999), tuổi của doanh nghiệp được đo bằng số năm hoạt động của công ty và ảnh hưởng gián tiếp đến các loại quyết định chiến lược của công ty đưa ra. Những doanh nghiệp có tuổi đời doanh nghiệp càng nhiều thì càng tích lũy nhiều lợi nhuận qua từng năm và đây được xem là nguồn tài trợ ổn định cho công ty hoạt động cũng như phát triển một cách tốt nhất. Lợi thế nhất định mà các doanh nghiệp được thành lập trước thường có như: uy tín, thương hiệu, thị trường,...
Kết quả nghiên cứu của Hoque và cộng sự (2014), chứng mình rằng GTDN càng tăng khi tuổi đời doanh nghiệp càng dài, đồng quan điểm với kết quả nghiên cứu của Võ Minh Long (2017), tuổi của doanh nghiệp tác động cùng chiều với GTDN. Cùng với đó, trong nghiên cứu về tác động của né tránh thuế đến GTDN của Taher và cộng sự (2017); Razali và cộng sự (2018), cũng cho ra kết quả tương tự khi cho rằng tuổi doanh nghiệp tác động cùng chiều với GTDN.
40
Do đó, tác giả kỳ vọng tuổi doanh nghiệp tác động cùng chiều với GTDN và được xác định từ lúc thành lập cho đến hiện tại.
Chỉ số doanh thu của doanh nghiệp (SALES)
Đối với mỗi doanh nghiệp, mục đích cuối cùng là gia tăng GTDN, để đạt được mục đích đó thì mọi quyết tâm và nỗ lực trong hoạt động kinh doanh đều được thể hiện rõ rệt qua sự tăng trưởng của doanh thu. Từ sự tăng trưởng của doanh thu đó mà ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cũng như thể hiện qua GTDN (Võ Minh Long, 2017). Và theo Võ Xuân Vinh (2014), thì chỉ số doanh thu của công ty có tác động trực tiếp đến lợi nhuận của công ty và qua đó có tác động đến GTDN. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Drăniceanu và cộng sự (2013).
Do đó, tác giả kỳ vọng chỉ số doanh thu của doanh nghiệp tác động cùng chiều với GTDN và chỉ số doanh thu của doanh nghiệp được xác định bằng lôgarit tự nhiên của tổng doanh thu bán hàng trong năm tài chính (Bhattacharya và cộng sự, 2009).