2.1. Khái quát về tổ chức phát triển quỹ đất
2.1.4. Quy định về tổ chức phát triển quỹ đất
2.1.4.1. Văn bản quy phạm pháp luật quy định về tổ chức phát triển quỹ đất - Luật Đất đai năm 2003, 2013;
- Nghị định số 112/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý biên chế đối với đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003;
- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
- Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và TĐC;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013;
- Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 ngày 14/02/2015 Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Thông tư số 38/2004/TTLT-BTNMT-BNV ngày 31/12/2004 của Liên Bộ Tài nguyên & Môi trường và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Tổ chức phát triển quỹ đất;
- Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-BTC-BNV ngày 08/01/2010 của liên Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính của Tổ chức phát triển quỹ đất;
- Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
- Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006;
- Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04 tháng 04 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính Về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
2.1.4.2. Quy định về tổ chức phát triển quỹ đất cấp Tỉnh
a. Trước khi có Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ. Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, liên Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT-BTNMT-BNV ngày 31/12/2004 hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Tổ chức phát triển quỹ đất (cấp tỉnh) như sau:
- Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh có chức năng tổ chức thực hiện việc bồi thường hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt và quản lý quỹ đất thuộc khu vực đô thị và khu vực đã có quy hoạch phát triển đô thị mà Nhà nước đã thu hồi nhưng chưa giao, chưa cho thuê.
Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo quy định của pháp luật. Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh là đơn vị sự nghiệp có thu, có con dấu riêng, được mở tài khoản theo quy định hiện hành.
b. Từ khi có Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ đến khi có Luật đất đai 201.
Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Ngày 08 tháng 01 năm 2010 liên Bộ Tài nguyên &
Môi trường, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-BTC-BNV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính của Tổ chức phát triển quỹ đất (cấp tỉnh và
cấp huyện), trong đó ngoài những chức năng nhiệm vụ đang thực hiện còn bổ sung thêm một số chức năng nhiệm vụ khác. Quy định cụ thể về Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh như sau:
- Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và ổn định thị trường bất động sản; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
phát triển các khu tái định cư; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên đất; đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất; quản lý quỹ đất đã thu hồi, đã nhận chuyển nhượng, đã tạo lập, phát triển và thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng.
- Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh là đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường và Giám đốc Sở Nội vụ.
- Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh là đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần hoặc toàn bộ chi phí hoạt động, có tư cách pháp nhân, có trụ sở và con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và các tổ chức tín dụng để hoạt động theo quy định của pháp luật. (Bộ Tài nguyên và Môi trường – Bộ Tài chính – Bộ Nội vụ, 2010).
c. Từ khi có Luật đất đai 2013 đến nay.
Về cơ chế hoạt động và chức năng nhiệm vụ được quy định chi tiết tại điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ – CP ngày 15/5/2014, cơ bản vẫn giống như trước khi có Luật Đất đai 2013. Khác với trước khi có Luật Đất đai 2013 là Tổ chức phát triển quỹ đất hoạt động trên cơ sở văn phòng một cấp, trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Đối với địa phương đã có tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện thì tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất trên cơ sở hợp nhất tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện hiện có. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất theo thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04/4/2015, theo đó ngoài những chức năng như thông tư số 01/2010/TTLT-BTNMT-BTC-BNV Trung tâm phát triển quỹ đất có thêm nhiệm vụ là:
- “Lập kế hoạch tổ chức thực hiện việc thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng
đất hàng năm của quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.”
- “ Được ký hợp đồng thuê các tổ chức, cá nhân làm tư vấn hoặc thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.”
- “ Được thực hiện thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật”.
- “Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành về lĩnh vực công tác được giao.” (Bộ Tài nguyên và Môi trường – Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính, 2015).
2.1.4.3. Quy định về tổ chức phát triển quỹ đất cấp Huyện
Trước khi có Luật Đất đại 2013, tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện được quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-BTC- BNV ngày 08/01/2010 của liên Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ quy định hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính của Tổ chức phát triển quỹ đất (cấp tỉnh và cấp huyện).
Trong đó, quy định Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện có nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế tài chính tương tự như Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh, chỉ khác nhau về vị trí, cơ quan quản lý trực tiếp, cơ cấu tổ chức và biên chế, cụ thể:
* Vị trí và chức năng của Tổ chức PTQĐ cấp huyện được quy định tại Điều 1, Chương I, Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-BTC-BNV của liên bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ,cụ thể như sau:
- Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện được thành lập ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có chức năng tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và ổn định thị trường bất động sản; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; phát triển các khu tái định cư; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên đất; đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất; quản lý quỹ đất đã thu hồi, đã nhận chuyển nhượng, đã tạo lập, phát triển và thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng.
- Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện là đơn vị trực thuộc UBND cấp huyện, do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của Chủ tịch UBND cấp huyện và Giám đốc sở Nội vụ.
- Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện là đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần hoặc toàn bộ chi phí hoạt động, có tư cách pháp nhân, có trụ sở và con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và các tổ chức tín dụng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
* Về cơ cấu tổ chức và biên chế được quy định tại Điều 3, Chương I, Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-BTC-BNV của liên bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ,cụ thể như sau:
- Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc; việc bổ nhiệm và miễn nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc thực hiện theo phân cấp quản lý cán bộ của UBND cấp tỉnh, phù hợp với tiêu chuẩn, chức danh theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện được thành lập tối đa không quá 03 phòng chuyên môn, nghiệp vụ; số lượng phòng chuyên môn, nghiệp vụ thành lập căn cứ vào đặc điểm của từng địa phương và theo nhiệm vụ của Tổ chức phát triển quỹ đất.
- Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện theo đề nghị của Giám đốc Tổ chức phát triển quỹ đất và Trưởng Phòng Nội vụ cấp huyện.
- Biên chế của Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện là biên chế sự nghiệp do UBND cấp tỉnh quyết định. Việc quản lý, sử dụng biên chế của Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 112/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ.
- Từ khi có Luật đất Nghị định 43/2014/NĐ – CP ngày 15/5/2014, Tại điều 5 5 Nghị định 43/2014/NĐ – CP ngày 15/5/2014 quy định việc tổ chức lại tổ chức phát triển quỹ đất trên cơ sở hợp nhất Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện xong trước ngày 31 tháng 12 năm 2015. Trong thời gian chưa thành lập hoặc tổ chức lại thì Trung tâm phát triển quỹ đất đã thành lập được tiếp tục hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao (Chính phủ, 2014).