4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng quản lý và sử dụng đất đai quận Long Biên
4.1.3. Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai quận Long Biên
Kết quả thống kê đất đai năm 2016 (tính đến 31/12/2016) được thể hiện trong bảng 4.1 cụ thể như sau:
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của quận Long Biên, năm 2016
Thứ tự Mục đích sử dụng Mã Diện tích
(ha)
Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất của ĐVHC (1+2+3) 5,993.03
1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 1,779.28 29.69
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1680.96 28.05
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1580.79 26.38
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUK 843.15 14.07
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 737.64 12.31
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 100.17 1.67
1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 93.80 1.57
1.3 Đất nông nghiệp khác NKH 4.52 0.07
2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 4,077.57 68.04
2.1 Đất ở đô thị ODT 1,162.86 19.4
2.2 Đất chuyên dùng CDG 2914.71 48.63
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 62.01 1.03
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 402.02 5.72
2.2.3 Đất an ninh CAN 2.02 6.71
2.2.4 Đất khu công nghiệp SKK 348.68 5.82
2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 709.71 11.84
2.2.6 Đát SX xây dựng gốm sứ SKX 10.37 0.17
2.2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 24.39 0.41
2.2.8 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 17.19 0.29
2.2.9 Đất phát triển hạ tầng DHT 1312.35 21.90
2.2.10 Đất cơ sở thể dục- thể thao DTT 5.57 0.09
2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 61.59 1.03
3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 136.18 2.27
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường, 2017
Qua bảng 4.1 thấy tổng diện tích tự nhiên của quận là 5,993.03 ha, bao gồm:
- Đất nông nghiệp:1,779.28 ha, chiếm 29.69% diện tích tự nhiên.
- Đất phi nông nghiệp: 4,077.57 ha, chiếm 68.04% diện tích tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng: 136.18 ha, chiếm 2.27% diện tích tự nhiên.
Bảng 4.2. Biến động đất đai giai đoạn 2012-2016 của quận Long Biên
Thứ tự Mục đích sử dụng Mã
Diện tích năm
2016
So với năm 2012 Diện tích
năm 2012
Tăng (+) giảm (-) Tổng diện tích đất của ĐVHC (1+2+3) 5993.03 5993.03
1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 1779.28 2004.02 -224.74
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1680.96 1898.66 -217.70 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1580.79 1850.56 -269.78
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 843.16 1092.11 -248.95
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 735.69 753.18 -17.50
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 100.17 48.10 52.08
1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 93.80 105.36 -11.56
1.3 Đất nông nghiệp khác NKH 4.52 4.52
2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 4077.58 3819.70 257.87
2.1 Đất ở OCT 1162.86 1027.17 135.69
2.1.1 Đất ở tại đô thị ODT 1162.86 1027.17 135.69
2.2 Đất chuyên dùng CDG 1648.80 1560.09 88.71
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 32.01 30.86 1.15
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 343.02 345.61 -2.61
2.2.3 Đất an ninh CAN 2.02 1.08 0.94
2.2.4
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông
nghiệp CSK 443.14 452.42 -9.28
2.2.5 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 828.60 730.12 98.48
2.3 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 17.19 12.00 5.19
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,
nhà hỏa táng NTD 41.59 36.64 4.94
2.5 Đất sông suối, mặt nước chuyển dùng SMN 1206.23 1182.22 24.01
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0.91 1.57 -0.66
3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 136.18 169.31 -33.13
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường, 2017
4.1.3.2. Tình hình quản lý đất đai
a. Công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền quận Long Biên đã quán triệt chủ trương, chính sách pháp luật về đất đai, vận dụng vào địa phương một cách hợp lý, tăng cường tuyên truyền chính sách, pháp luật cho người sử dụng đất nhận thức rõ hơn về quyền sở hữu đất đai của Nhà nước và quyền sử dụng đất của các chủ thể. Công tác quản lý đất đai của Quận đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng. Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai được Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủỷ ban nhân dân quận luôn bám sát các nội dung quy định trong Luật Đất đai, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
b. Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Nhìn chung, công tác khảo sát, đo đạc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất được triển khai khá tốt. Năm 1993, quận Long Biên (trước đây thuộc huyện Gia Lâm) đã thực hiện đo đạc thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500 đối với đất khu dân cư và 1/2000 đối với đất canh tác. Cho đến nay công tác đo đạc bản đồ địa chính trên địa bàn toàn quận đã thực hiện xong 14/14 phường theo hệ tọa độ quốc gia VN2000. Toàn bộ diện tích tự nhiên được đo đạc, trong đó có 786,2953ha được đo vẽ theo tỷ lệ 1/500 chiếm 13,12% tổng diện tích được đo đạc; 3294,2237ha được đo vẽ theo tỷ lệ 1/1000, chiếm tỷ lệ 54,97% tổng diện tích đo đạc; 1293,9114ha được đo vẽ theo tỷ lệ 1/2000 chiếm 21,59%. Kết quả trên đã tạo điều kiện cho việc quản lý Nhà nước về đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở có nhiều thuận lợi.
c. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Từ năm 2005 khi có quyết định phê duyệt quy hoạch sử dụng đất và giao thông tỷ lệ 1/2000 quận Long Biên, công tác quản lý đất đai theo quy hoạch thực sự đạt hiệu quả, giúp UBND quận tiến hành giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhanh chóng và thuận tiện, hạn chế tối đa các nguồn lực của nhà nước trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội trong các năm tiếp theo.
Song song với việc lập quy hoạch tổng thể, một số quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và 1/500 các khu đô thị mới đã và đang được triển khai thực hiện như quy hoạch khu đô thị mới Thượng Thanh, khu đô thị công viên phần mềm, quỹ đất 2 bên đường Quốc lộ 5 kéo dài…
d. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất Công tác giao đất được Ủy ban nhân dân Quận tổ chức thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Trên thực tế công tác giao đất nông nghiệp theo Nghị định 64 đã được tiến hành. Công tác giao đất phi nông nghiệp như đất ở, đất cơ quan, trụ sở, đất cơ sở sản xuất kinh doanh, y tế, văn hóa, giáo dục….
được Ủy ban nhân dân Quận tổ chức thực hiện theo đúng thẩm quyền, trình tự pháp luật quy định.
Công tác cho thuê đất cũng được quản lý và tổ chức thực hiện chặt chẽ từ việc quản lý thuê đất công ích ở các phường cho đến thuê đất làm khu vực sản xuất kinh doanh.
Công tác cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được UBND Quận quản lý chặt chẽ, đầy đủ và đúng pháp luật, đảm bảo việc chuyển mục đích sử dụng đất phải tuân thủ theo quy hoạch và kế hoạch.
e. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tính đến 31/12/2016, toàn Quận đã cấp được 51.494 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân; 580 giấy chứng nhận cho các tổ chức, trong đó có 32.321 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở với diện tích được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở là 668,9199ha, đạt 60,45% tổng diện tích đất ở.
Hiện nay còn tồn đọng một số diện tích không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Ủy ban nhân dân quận Long Biên đã và đang chỉ đạo các phường xử lý những vướng mắc tồn tại trên theo Nghị định 84/CP của Chính Phủ.
Bộ hồ sơ địa chính đã được hoàn thiện gồm bản đồ địa chính, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
f. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Trong những năm qua, UBND Quận đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường và các phường thực hiện nghiêm túc công tác kiểm kê đất đai và công tác thống kê đất đai hàng năm theo đúng quy định của Luật Đất đai, giúp lãnh đạo
các cấp nắm bắt được thực trạng sử dụng đất của cấp mình, sự biến động về sử dụng đất của cấp mình và sự biến động sử dụng đất hàng năm để có kế hoạch đưa vào khai thác sử dụng đất đai có hiệu quả.
14/14 phường thuộc Quận cung cấp đầy đủ biểu mẫu, bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của phường và báo cáo thuyết minh về phòng Tài nguyên và Môi trường. Phòng Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với UBND các phường, báo cáo kết quả thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất quận Long Biên năm 2015 về Sở Tài nguyên và môi trường theo đúng tiến độ.
Công tác đăng ký thống kê đất đai đã được tổ chức thực hiện thường xuyên và kịp thời. Tất cả các phường đã được lập sổ mục kê và sổ địa chính theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
g. Công tác quản lý đất đai
Công tác quản lý tài chính về đất đai được tổ chức thực hiện nghiêm túc theo quy định của Nhà nước. Các khoản thu từ đất đều được nộp vào Kho bạc Nhà nước theo đúng các quy định về tài chính. Không có vi phạm nào về lĩnh vực này. Nguồn thu từ đất đã được điều tiết lại để xây dựng, củng cố, cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất các phường, nhờ đó mà trong những năm gần đây, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đã được cải thiện đáng kể.
h. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản
Việc công bố giá đất hàng năm, công bố quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường công tác cấp giấy chụng nhận quyền sử dụng đất, tổ chức đấu giá đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất công khai đã góp phần thúc đẩy việc phát triển và làm lành mạnh thị trường quyền sử dụng đất và thị trường bất động sản.
i. Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Công tác quản lý và giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là một nhiệm vụ quan trọng luôn được Quận ủy và Ủy ban nhân Quận quan tâm đảm bảo việc sử dụng đất đúng pháp luật, hợp lý và đạt hiệu quả cao, kịp thời chấn chỉnh các sai phạm về sử dụng đất trên địa bàn quận.
Các quyền của người sử dụng đất luôn được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ như quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất,.. Mọi nghĩa vụ của người sử dụng đất đều
được chính quyền giám sát và quản lý như nghĩa vụ nộp thuế nhà đát, thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính.
k. Công tác thanh tra kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai và xử lý vi phạm phạm luật đất đai
Trong thời gian qua, phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân Quận phối kết hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các Ban, ngành trong Quận tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên việc sử dụng đất, số vụ khiếu nại, tố cáo phát sinh đã được giải quyết dứt điểm. Công tác thanh tra, kiểm tra ở cơ sở được thường xuyên tiến hành nên những sai phạm đã được khắc phục ngay từ khi mới phát sinh, không để lại hậu quả đáng tiếc, các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai được xử lý kịp thời, kiên quyết dứt điểm và đảm bảo đúng pháp luật.
l. Công tác giải quyết tranh chấp đất đai; giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai
Nhìn chung, công tác giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo được quan tâm thực hiện, xử lý kịp thời dứt điểm các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai như sử dụng đất không đúng mục đích, tranh chấp, lấn chiểm… Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, khi mà giá đất ngày càng tăng lên, tình trạng tranh chấp, lấn chiểm, sử dụng sai mục đích… sẽ có chiều hướng tăng lên. Do vậy, cần sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp trong công tác quản lý đất đai, ngăn chặn việc vi phạm pháp luật đất đai.
Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo luôn được UBND Quận quan tâm giải quyết thỏa đáng, không để tình trạng khiếu kiện vượt cấp kéo dài.
Trong năm 2016, đã tiếp nhận 123 đơn thư, chuyển phường giải quyết 35 vụ, đã giải quyết 68 vụ, đang giải quyết 20 vụ.
m. Việc quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
Thời kỳ trước Luật Đất đai 2003, việc quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai gặp rất nhiều khó khăn do chưa có bộ phận chuyên trách trong tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai, cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý nhà nước vê đất đai. Tuy nhiên, những năm gần đây, Ủy ban nhân dân Quận đã và đang làm tốt công tác dịch vụ công về đất đai mà đại diện là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, văn phòng vừa có chức năng quản lý nhà nước về đất đai, vừa cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai.
n. Đánh giá chung
Trong thời gian vừa qua, nhìn chung công tác quản lý Nhà nước về đất đai từ quận đến phường đã dần đi vào nền nếp, đảm bảo thực hiện việc quản lý và sử dụng đất theo đúng quy định của Luật Đất đai. Vai trò quản lý nhà nước về đất đai ở cơ sở đã được tăng cường. Đội ngũ cán bộ địa chính đã được kiện toàn và bổ sung.