Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 26 - 30)

2.3.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới

Từ thế kỷ XVIII và nhất là thế kỷ XX, việc phát triển công nghiệp và khoa học kỹ thuật đã đem lại thành tựu kỳ diệu là thay đổi hẳn bộ mặt trái đất và cuộc sống con người. Nhưng do chạy theo lợi nhuận tối đa cục bộ không có một chiến lược phát triển chung nên đã gây ra hậu quả tiêu cực: ô nhiễm môi trường và thoái hoá đất. Thật sự khi đất nông nghiệp bị thoái hoá đã đe doạ cuộc sống của con người. Theo tổ chức Nông lương Liên Hiệp quốc (FAO) cho biết, tình trạng thoái hoá đất gia tăng đã khiến năng suất cây trồng giảm và có thể đe doạ tới tình hỡnh an ninh lương thực đối với khoảng ẳ dõn số trờn thế giới. Năng suất cõy trồng giảm, giá lương thực tăng cao, nguồn dự trữ thấp. Trong khi đó nhu cầu tiêu dùng tăng và thiên tai đang là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu đói cho hàng triệu người ở các nước đang phát triển. Theo ước tính của FAO, khoảng 1,5 tỷ người tương đương ẳ dõn số thế giới sống phụ thuộc trực tiếp vào đất, vốn đang bị thoái hoá mạnh. Trong thời gian dài, thoái hóa đất đang mở rộng trên phạm vi toàn thế giới và tác động tới hơn 20% diện tích đất nông nghiệp, 30%

đất lâm nghiệp và 10% đất đồng cỏ. Xói mòn đất dẫn tới giảm năng suất đất cũng là nguy cơ mất an ninh lương thực, phá hoại nguồn tài nguyên và sinh thái làm mất đa dạng sinh học và các nguy cơ khác.

Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, hiện tại dân số thế giới vào khoảng hơn 6 tỷ người thì lượng lương thực còn có thể đáp ứng được, tuy nhiên không đồng đều giữa các vùng. Vì vậy, trong thời gian tới nông nghiệp sẽ phải gánh chịu sức ép của nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng của con người. Hiện nay trên thế giới có khoảng 3,3 tỷ ha đất nông nghiệp, trong đó đã khai thác được 1,5 tỷ ha, còn lại đa phần là đất xấu, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Quy mô đất nông nghiệp được phân bố như sau: Châu Mỹ 35

%, Châu Á 26 %, Châu Âu 13 %, Châu Phi 20 %, Châu Đại Dương 6 %. Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người toàn thế giới là 12.000 m2 (Mỹ 2000 m2, Bungari 7000 m2, Nhật Bản 650 m2). Theo báo cáo của UNDP năm

1995 ở khu vực Đông Nam Á bình quân diện tích đất trên đầu người của một số nước như sau: Indonesia 0,12ha, Malaysia 0,27ha, Philippin 0,13ha, Thailand 0,42ha, Việt Nam 0,1ha.

2.3.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam

Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2015, Việt Nam có diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 10.295.164 ha, dân số là 86.927 nghìn người, bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 1.184 m2/người (Tổng cục thống kê, 2015).

Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thoả mãn nhu cầu cho xã hội về sản phẩm nông nghiệp đang trở thành vấn đề cấp bách luôn được các nhà quản lý và sử dụng đất quan tâm. Thực tế cho thấy, trong những năm qua do tốc độ công nghiệp hoá cũng như đô thị hoá diễn ra khá mạnh mẽ ở nhiều địa phương trên phạm vi cả nước làm cho diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam có nhiều biến động, theo tư liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì biến động về số lượng đất nông nghiệp của nước ta trong 10 năm gần đây được thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên cả nước từ năm 2005 - 2015

Chỉ tiêu

Diện tích (ha) Biến động (ha)

2005 2010 2015 2005-

2010

2010- 2015

2005- 2015 Tổng diện tích

đất nông nghiệp 24.882.560 26.100.160 26.791.580 1.217.600 691.420 1.909.020 Đất sản xuất

nông nghiệp 9.415.568 10.117.893 10.295.164 702.325 177.271 879.596 Đất lâm nghiệp 14.677.409 15.249.025 15.700.150 571.616 451.125 1.022.741 Đất nuôi trồng

thủy sản 700.061 690.218 749.110 -9.843 58.892 49.049

Đất làm muối 14.075 17.562 16700 3.487 -862 2.625

Đất nông nghiệp

khác 15.447 25.462 30.456 10.015 4.994 15.009

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005, 2010, 2015) Đất sản xuất nông nghiệp nước ta đang có chiều hướng tăng lên, đến năm 2015 so với năm 2005 tăng lên 879.596 ha. Tuy nhiên, so với một số nước trên thế giới, nước ta có tỷ lệ đất dùng vào nông nghiệp còn thấp. Do đó cần có nhiều biện pháp thiết thực để khai thác diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích khác nhau nhằm nâng cao diện tích đất sản xuất nông nghiệp và tránh mất đất sản xuất nông nghiệp.

Trong các loại đất, đất đồi núi dốc chiếm đến 70% tổng diện tích, loại đất tốt đáng kể nhất là đất đỏ bazan có diện tích 2,4 triệu ha chiếm 7,2%. Trong các loại đất vùng đồng bằng, đất phù sa có gần 3 triệu ha, chiếm 8,7% tổng diện tích.

Nếu kể thêm một số loại đất tốt khác thì Việt Nam chỉ có khoảng 20% diện tích.

Diện tích đất còn lại là các loại đất xấu, có nhiều trở ngại cho sản xuất nông nghiệp như quá dốc, khô hạn, úng, phèn mặn, nghèo dinh dưỡng hoặc tầng đất quá mỏng...

Bảng 2.2. Diện tích các nhóm đất Việt Nam

Nhóm đất Diện tích (ha)

1. Cồn cát và cát biển 502.045

2. Đất mặn 991.202

3. Đất phèn 2140.306

4. Đất phù sa 2936.413

5. Đất lầy và than bùn 7.796

6. Đất xám bạc màu 2481.987

7. Đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn 34.234

8. Đất đen 237.602

9. Đất đỏ vàng 15815.790

10. Đất mùn vàng đỏ trên núi 2976.313

11. Đất mùn trên núi cao 280.714

12. Đất thung lũng cho sản phẩm dốc tụ 330.814

13. Đất sói mòn trơ sỏi đá 505.298

14. Các loại đất khác 2901.953

15. Đất chưa điều tra 749.633

Nguồn: Viện QH&KTNN (2004) Đầu tư và hiệu quả khai thác đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam nói chung chưa cao. Thể hiện ở tỷ lệ đất thủy lợi hóa, hệ số sử dụng đất thấp, chỉ đạt 1,6 vụ/năm; năng suất cây trồng thấp, chỉ có năng suất lúa, cà phê, ngô đã đạt và vượt mức trung bình thế giới. Năng suất trung bình thế giới đối với từng loại cây trồng này là: lúa 4 tấn/ha, ngô 5,5 tấn/ha, cà phê đạt 7 tạ nhân/ha. Bên cạnh đó, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp còn thấp, năm 2012 thu nhập bình quân của mỗi nông dân chỉ đạt khoảng 4,2 triệu đồng/năm, tức là khoảng 350 nghìn đồng/tháng (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, 2012).

Chất lượng nhu cầu quỹ đất cho phát triển để đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương chưa cao. Những con số chưa được tính toán

khoa học, chưa sát với phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường bất động sản. Thực tế này đã dẫn đến hậu quả là vừa thiếu, vừa thừa quỹ đất. Hơn nữa trách nhiệm của các cấp trong việc quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được xác định rõ.

Báo cáo về Quy hoạch sử dụng đất năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng: Sự kém hiệu quả còn thể hiện ở sự phối hợp chưa tốt giữa các bộ, ngành, các địa phương trong công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, giữa quy hoạch sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp với quy hoạch sử dụng đất cho nuôi trồng thủy sản. Phần lớn các địa phương, nhất là các thành phố còn lúng túng trong việc gắn kết giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn. Nhiều quy hoạch ngành được xây dựng sau khi quy hoạch sử dụng đất được xét duyệt nên không được cập nhật đầy đủ dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Kết quả kiểm kê cho thấy phần lớn các chỉ tiêu đều không đạt quy hoạch sử dụng đất, hoặc là không hoàn thành, hoặc là thực hiện quá chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đã được Chính phủ xét duyệt. Trong đó, đất trồng lúa nước vượt 10,3%, đất trồng cây lâu năm vượt 10,87%, và đất ở vượt 2,0%; các loại đất không đạt chỉ tiêu quy hoạch gồm đất nuôi trồng thủy sản chỉ đạt 84,72%, đất lâm nghiệp 96,27%, đất chuyên dùng đạt 94,28%.

Vấn đề thoái hoá đất Việt Nam đang là một thách thức to lớn. Nguyên nhân thoái hoá đất bắt nguồn từ các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hậu quả của chiến tranh. Thoái hoá đất diễn ra trên quy mô rộng lớn từ đồng bằng, ven biển đến trung du miền núi. Hậu quả thoái hoá đất rất nghiêm trọng dẫn tới sự suy thoái tài nguyên động thực vật, suy giảm và mất khả năng sản xuất của đất.

Để bảo vệ môi trường đất, cần khắc phục các tồn tại đồng thời áp dụng các biện pháp ưu tiên như:

- Nghiên cứu và phổ biến công nghệ tiến bộ trong sinh học, đầu tư thâm canh, đảm bảo sản xuất bền vững nâng cao độ phì nhiêu đất.

- Đẩy mạnh trồng cây lâu năm (cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, cây đặc sản) có giá trị kinh tế cao trên đất dốc, nhân rộng các mô hình trang trại. Phục hồi lớp phủ thực vật bằng trồng rừng và hệ thống nông lâm kết hợp.

Là một nước có đa phần dân số làm nghề nông thì bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người nông dân rất thấp là một trở ngại to lớn. Để vượt qua,

phát triển một nền nông nghiệp đủ sức cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn dân và có một phần xuất khẩu cần biết cách khai thác hợp lý đất đai, cần triệt để tiết kiệm đất, sử dụng đất có hiệu quả cao trên cơ sở phát triển một nền nông nghiệp bền vững.

Trong những năm qua, nhờ sự đổi mới về chính sách của Đảng, Nhà nước có sự chú trọng đầu tư ngân sách cho nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp, đội ngũ khoa học của ngành đã nghiên cứu thành công trên nhiều lĩnh vực như: giống cây trồng, vật nuôi, thú y, lâm nghiệp, thủy lợi, canh tác, bảo vệ thực vật, đất, phân bón…Nhiều công trình nghiên cứu được hội đồng khoa học đánh giá cao, được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận là những tiến bộ khoa học kỹ thuật và đã đưa vào áp dựng trong sản xuất, đưa năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp không ngừng tăng trong những năm qua, đem lại hiệu quả kinh tế cao, được người sản xuất đánh giá cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)