Phần 4. Kết quả nghiên cứu
4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
4.3.1. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính
Các chỉ tiêu kinh tế của các loại hình sử dụng đất là cơ sở để giải quyết sự tranh chấp các cây trồng trên cùng một vùng đất. Nguyên tắc chung là lựa chọn các loại hình sử dụng đất có giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp, giá trị ngày công lao động cao mà chi phí vật chất thấp. Từ các chỉ tiêu trên tính toán hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng của thị xã Phú Thọ. Các kết quả được thể hiện qua bảng sau:
* Tiểu vùng 1
Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1
ĐVT: Tính trên 1 ha
LUT Kiểu sử dụng đất GTSX
(triệu đ)
CPTG (triệu đ)
TNHH (triệu đ)
HQĐV (lần)
Số công lao động
(Công)
GTNCLĐ Tổng điểm
Cấp đánh giá
2 Lúa Lúa xuân - Lúa mùa 67,00 35,40 31,60 0,89 341,01 92,67 5 Thấp
2 Lúa - 1 màu
LX - LM - Đậu tương 86,85 39,05 47,80 1,22 505,40 94,58 7 TB
LX - LM - Ngô 94,77 47,40 47,37 0,99 491,51 96,38 6 TB
LX - LM - Su hào 102,00 47,90 54,10 1,13 385,78 140,24 9 Cao
LX - LM - Bắp cải 103,55 47,18 56,37 1,19 777,56 72,50 8 Cao
Chuyên rau màu
Đỗ - Ngô - Su hào 99,07 41,31 57,76 1,39 602,52 95,86 8 Cao
Đỗ - Ngô - Bắp cải 100,62 40,59 60,03 1,48 730,29 82,20 8 Cao
Lạc - Ngô - Bí xanh 70,54 29,92 40,62 1,36 690,67 58,81 6 TB
Cà chua- Ngô - Đậu tương 88,97 33,56 55,41 1,65 746,98 74,18 8 Cao
Ngô - Bí đỏ hè - Đậu
tương 86,07 27,95 58,12 2,08 646,98
89,83 8 Cao
Cây công nghiệp ngắn ngày
Sắn 31,75 14,40 17,35 1,20 420,20 41,29 5 Thấp
Mía 46,76 20,05 26,71 1,33 397,98 67,11 5 Thấp
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
- LUT 2 Lúa
LUT 2 lúa trong tiểu vùng 1 có 1 kiểu sử dụng đất. LUT này cho hiệu quả kinh tế thấp, GTSX chỉ đạt 67 triệu đồng/ ha, TNHH đạt 31,6 triệu đồng/ ha và HQĐV là 0,89 lần.
- LUT 2 lúa - 1 màu
Đây là LUT chiếm đại đa số diện tích gieo trồng của tiểu vùng 1. LUT này có 4 kiểu sử dụng đất. Trong số đó có 2 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao là LX - LM - Bắp cải (GTSX đạt 103,55 triệu đồng/ ha, TNHH đạt 56,37 triệu đồng/ ha, HQĐV là 1,19 lần) và LX - LM - Su hào (GTSX đạt 102 triệu đồng/ha, TNHH đạt 54,10 triệu đồng/ha, HQĐV là 1,13 lần). Hai kiểu sử dụng đất còn lại là LX - LM - Đậu tương và LX - LM - Ngô đều cho hiệu quả kinh tế trung bình.
Tuy nhiên nói đến hiệu quả đồng vốn thì công thức luân canh LX - LM - Đậu tương lại có hiệu quả cao nhất (1,22 lần), sau đó đến LX - LM - Bắp cải (1,19 lần), LX - LM - Su hào (1,13 lần) và cuối cùng là LX - LM - Ngô (0,99 lần). Lý do kiểu sử dụng đất LX - LM - Đậu tương có hiệu quả đồng vốn cao là do đây là cây trồng phù hợp với nhiều loại đất và nó đang được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, và chi phí bỏ ra mỗi ha đậu tương không lớn so với các loại cây trồng khác.
- LUT chuyên rau màu
Cây rau màu trong LUT này khá đa dạng và phong phú bao gồm các loại cây như: ngô, su hào, bắp cải, cà chua, bí xanh, đậu tương, bí đỏ, đỗ… và các loại cây rau màu khác trồng rải rác với diện tích không đáng kể.
Đối với LUT chuyên rau màu có 5 kiểu sử dụng đất với các loại cây khác nhau. Trong đó có 4 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao, kiểu sử dụng đất có giá trị cao nhất là Đỗ - Ngô - Bắp cải với GTSX là 100,62 triệu đồng/ ha, TNHH là 60,03 triệu đồng/ ha và HQĐV là 1,48 lần. Chỉ có 1 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế trung bình là Lạc - Ngô - Bí xanh với TNHH là 40,62 triệu đồng/ ha, GTSX là 70,54 triệu đồng/ha, TNHH là 40,62 triệu đồng/ ha.
Trong số 5 kiểu sử dụng đất, kiểu sử dụng đất có HQĐV cao nhất là Ngô - Bí đỏ hè - Đậu tương (2,08 lần). Sở dĩ kiểu sử dụng đất Ngô - Bí đỏ hè - Đậu tương có HQĐV cao là do chi phí cho việc trồng bí đỏ và đậu tương không nhiều mà GTSX của 2 loại cây này lại cao vì chúng là loại thực phẩm được người dân trong vùng cũng như các vùng khác ưa chuộng.
* Tiểu vùng 2
Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2
ĐVT: Tính trên 1 ha
LUT Kiểu sử dụng đất GTSX
(triệu đ)
CPTG (triệu đ)
TNHH (triệu đ)
HQĐV (lần)
Số công lao động
(Công)
GTNCLĐ Tổng điểm
Cấp đánh giá
2 Lúa Lúa xuân - Lúa mùa 63,88 35,24 28,64 0,81 387,70 73,87 4 Thấp
2 Lúa - 1 màu
LX - LM - ngô 89,95 47,24 42,71 0,90 716,48 79,11 5 Thấp
LX - LM - cà chua 110,03 53,35 56,68 1,06 535,97 134,62 9 Cao
LX - LM - khoai lang 118,91 46,76 72,15 1,54 377,77 129,42 9 Cao
LX - LM - bí xanh 94,90 46,01 48,89 1,06 422,09 101,19 7 TB
Chuyên rau màu
Khoai lang - Ngô - Đậu tương 84,57 26,32 58,25 2,21 597,06 97,56 8 Cao
Lạc - Ngô - Su hào 79,64 31,50 48,14 1,53 605,33 79,53 7 TB
Lạc - Ngô - Bắp cải 78,97 30,61 48,36 1,58 916,41 52,77 6 TB
Ngô - Dưa lê - Đậu tương 78,28 29,67 48,61 1,64 680,36 71,45 7 TB
Bí xanh - Ngô - Đậu tương 79,81 28,80 51,01 1,78 666,48 76,54 8 Cao
Cây công nghiệp ngắn ngày
Sắn 30,37 14,54 15,83 1,09 410,66 38,55 4 Thấp
Mía 52,61 20,91 31,70 1,52 402,68 78,72 7 TB
Cây công nghiệp
dài ngày Chè 26,60 6,30 20,30 4,22 348,75 179,96 7 TB
Cây ăn quả Bưởi 222,16 8,33 213,83 25,67 406,55 525,96 9 Cao
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
- LUT 2 lúa
LUT 2 lúa của tiểu vùng 2 có 1 kiểu sử dụng đất là LX - LM cho hiệu quả kinh tế thấp. GTSX của LUT 2 lúa ở tiểu vùng 2 là 63,88 triệu đồng/ ha, TNHH là 28,64 triệu đồng/ha, HQĐV là 0,81 lần. Bởi lẽ vùng này nằm xa sông nên không có phù xa bồi đắp, do vậy đất không màu mỡ như ở tiểu vùng 1.
- LUT 2 Lúa - 1 Màu
Trong LUT này cây trồng chủ yếu vẫn là luá xuân, lúa mùa và các loại cây vụ đông như: đậu tương, cà chua, khoai lang, bí xanh, ngô và một số cây rau màu khác trồng lẻ tẻ. Có 3 Kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao là LX - LM - Khoai lang, LX - LM - Cà chua và Khoai lang - Ngô - Đậu tương. Kiểu sử dụng đất LX - LM - Khoai lang có tổng thu lớn nhất với GTSX là 118,91 triệu đồng/
ha, TNHH đạt 72,15 triệu đồng/ha và chỉ số HQĐV là 1,54 lần. Trong LUT này có 1 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế trung bình là LX - LM - bí xanh.
- LUT chuyên rau màu
LUT này có 6 kiểu sử dụng đất với nhiều loại cây rau màu đa dạng. Các kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao nhất là Khoai lang - Ngô - Đậu tương (GTSX đạt 84,57 triệu đồng/ha, TNHH đạt 58,25 triệu đồng/ha, HQĐV là 2,21 lần), thấp nhất là Ngô - Dưa lê - Đậu tương (GTSX đạt 79,28 triệu đồng/ha, TNHH đạt 48,61 triệu đồng/ha, HQĐV là 1,64 lần).
Có 3 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế trung bình là Lạc - Ngô - Su hào, Ngô - Dưa lê - Đậu tương và Lạc - Ngô - Bắp cải.
Các kiểu sử dụng đất trong LUT này đều có HQĐV lớn hơn 1,1; có 1 kiểu sử dụng đất có HQĐV lớn hơn 2 là Khoai lang - Ngô - Đậu tương. Tiểu vùng này cần phát triển rộng hơn nữa các kiểu sử dụng đất có giá trị kinh tế cao.
- LUT cây công nghiệp ngắn ngày
Trong LUT này có 2 kiểu sử dụng đất là thâm canh mía và sắn. Cả 2 kiểu sử dụng đất này đều cho hiệu quả kinh tế không cao.
- LUT cây công nghiệp dài ngày
LUT cây công nghiệp dài ngày trồng cây chè cho HQĐV lớn (4,22 lần) nhưng hiệu quả kinh tế lại không cao (TNHH đạt 20,30 triệu đồng/ha, GTSX đạt 26,60 triệu đồng/ha).
- LUT cây ăn quả
LUT cây ăn quả trong tiểu vùng này chỉ có diện tích rất nhỏ, nhưng lại là loại hình sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao, cây trồng chủ yếu là bưởi với GTSX đạt 222,16 triệu đồng/ha, TNHH đạt 213,83 triệu đồng/ha, HQĐV là 25,67 lần.
* Đánh giá chung
Từ bảng kết quả phân tích hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trên 2 tiểu vùng nghiên cứu có thể đưa ra một số kết luận sau:
- Trên cùng 1 tiểu vùng giá trị sản xuất của các LUT khác nhau là khác nhau. Điều này hoàn toàn đúng vì thông thường các LUT khác nhau sẽ bố trí các loại cây khác nhau nên GTSX cũng như TNHH, HQĐV của nó cũng khác nhau.
- Trong các loại hình sử dụng đất của thị xã Phú Thọ thì LUT cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao nhất với GTSX đạt 222,16 triệu đồng/ha, TNHH đạt 213,83 triệu đồng/ha và HQĐV là 25,67 lần).
- Cùng 1 loại hình sử dụng đất nhưng ở các tiểu vùng khác nhau thì hiệu quả kinh tế khác nhau.
Ví dụ: Cùng là loại hình sử dụng đất 2 lúa với kiểu sử dụng đất LX - LM thì ở tiểu vùng 1 có hiệu quả cao hơn so với tiểu vùng 2. Hay LUT 2 Lúa - 1 Màu tiểu vùng 1 có hiệu quả cao hơn ở tiểu vùng 2. Nguyên nhân của sự chênh lệch đó là do điều kiện địa hình, loại đất của các tiểu vùng khác nhau.
Tóm lại, mỗi tiểu vùng sinh thái tại thị xã Phú Thọ đều có đặc trưng riêng về hệ thống cây trồng và tập quán canh tác. Căn cứ vào hiệu quả kinh tế và sự phù hợp cây trồng với điều kiện sinh thái, điều kiện tự nhiên và xã hội để có sự lựa chọn các công thức trồng trọt đạt hiệu quả cao nhất.