Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 41 - 45)

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.1.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, tình hình sản xuất nông nghiệp (diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng),…

tại phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp, phòng Thống kê, các xã, phường được chọn trên địa bàn nghiên cứu tại thị xã Phú Thọ.

3.5.1.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp a. Chọn điểm nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, nó có ảnh hưởng đến tính chính xác, khách quan và tính thực tiễn của kết quả nghiên cứu đề tài.

Thị xã Phú Thọ có quy mô mới với 10 đơn vị hành chính trực thuộc (gồm 5 phường và 5 xã). Nằm trong vùng trung du Bắc Bộ, nằm trên vùng giáp giữa đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi, hướng dốc thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Nhìn chung, địa hình, địa mạo của thị xã chia làm 2 dạng chính:

+ Địa hình đồng bằng phù sa: Độ dốc thường dưới 30, một phần là dải đất phù sa cổ có địa hình lượn sóng độ dốc từ 3 - 50. Cây trồng chủ yếu là lúa và các loại rau màu. Gồm có phường Trường Thịnh, phường Phong Châu, phường Âu Cơ, phường Hùng Vương, xã Thanh Minh, xã Hà Thạch. Đại diện là xã Hà Thạch và xã Thanh Minh.

+ Địa hình đồi trung du: Địa hình, địa mạo ở vùng này chủ yếu là đồi thấp, độ cao từ 25 - 75 m, độ dốc thoải trung bình từ 10 - 250. Cây trồng chủ yếu là lúa, rau màu và cây ăn quả. Gồm có phường Thanh Vinh, xã Văn Lung, xã Phú Hộ, xã Hà Lộc. Đại diện là xã Văn Lung và xã Hà Lộc.

b. Thu thập số liệu

Sử dụng các phương pháp điều tra nhanh nông thôn bằng phiếu điều tra nông hộ với 120 phiếu. Sau khi đã xác định các xã đại diện nghiên cứu cho các điểm điều tra, tiến hành chọn mẫu điều tra là các hộ nông dân, là các hộ sản xuất nông nghiệp và lựa chọn ngẫu nhiên có định hướng.

3.5.2. Phương pháp thống kê và đánh giá hiệu quả

* Phân tích xử lý số liệu theo chuỗi thời gian để nhận biết quy luật của các yếu tố liên quan trong quá trình sử dụng đất và hiệu quả kinh tế sử dụng đất làm cơ sở đưa ra những giải pháp sử dụng đất hiệu quả hơn. Số liệu thu thập được xử lý bằng Excel.

+ Phân tích hiệu quả kinh tế

- Giá trị sản xuất (GTSX): Là giá trị toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong kỳ sử dụng đất (một vụ, một năm, tính cho từng cây trồng và có thể tính cho cả công thức luân canh hay hệ thống sử dụng đất).

GTSX = Năng suất × Giá bán sản phẩm

- Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ sản xuất quy ra tiền sử dụng trực tiếp cho quá trình sử dụng đất (giống, phân bón, thuốc hóa học, dụng cụ, nhiên liệu, nguyên liệu).

- Thu nhập hỗn hợp (TNHH):

TNHH = GTSX - CPTG - Hiệu quả đồng vốn (HQĐV):

HQĐV = TNHH/CPTG (lần)

- Giá trị ngày công lao động (GTNCLĐ) = Thu nhập hỗn hợp/Tổng số công lao động

Để thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất, tôi tiến hành phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế dựa vào ý kiến nông hộ được phỏng vấn. Các chỉ tiêu được phân ra thành 3 cấp trình bày ở bàng sau:

Bảng 3.1. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

Cấp đánh giá Thang điểm TNHH HQĐV GTNCLĐ

Điểm Triệu đ/ha Lần 1.000đ/công

Cao 3 >50 >1,1 >100

Trung bình 2 30-50 0,9-1,1 70 – 100

Thấp 1 <30 <0,9 <70

Tổng có 3 chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế của các LUT. Số điểm tối đa của một tiêu chí là 3 điểm. LUT có số điểm tối đa là 9 điểm.

Nếu số điểm của một LUT 7 – 9 điểm: Hiệu qủa kinh tế cao.

Nếu số điểm của một LUT 5 – 7 điểm: Hiệu qủa kinh tế trung bình.

Nếu số điểm của một LUT nhỏ hơn 5 điểm: Hiệu qủa kinh tế thấp.

+ Phân tích hiệu quả xã hội

- Mức độ thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm (công/ha).

- Giá trị ngày công lao động (GTNCLĐ) = Thu nhập hỗn hợp/ Tổng số công lao động.

- Mức độ chấp nhận của người dân.

Để thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất, tôi tiến hành phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội dựa vào ý kiến nông hộ được phỏng vấn. Các chỉ tiêu được phân ra thành 3 cấp trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.2. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

Cấp đánh giá Thang điểm CLĐ GTNCLĐ Mức độ chấp nhận của người dân

Điểm Công 1.000đ/công

Cao 3 >700 >100 >75%

Trung bình 2 500 – 600 70 – 100 50 - 75 %

Thấp 1 <500 <70 < 50%

Tổng có 3 chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả về xã hội của các LUT. Số điểm tối đa của một tiêu chí là 3 điểm. LUT có số điểm tối đa là 9 điểm.

Nếu số điểm của một LUT 7 – 9 điểm: Hiệu xã hội cao.

Nếu số điểm của một LUT 5 – < 7 điểm: Hiệu qủa xã hội trung bình.

Nếu số điểm của một LUT nhỏ hơn 5 điểm: Hiệu qủa xã hội thấp.

+ Phân tích hiệu quả môi trường

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường gồm có:

- Mức độ sử dụng phân hóa học so với khuyến cáo sử dụng của Phòng NN

& PTNT thị xã Phú Thọ.

- Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật so với khuyến cáo sử dụng của Phòng NN & PTNT thị xã Phú Thọ.

Để thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả môi trường các loại hình sử dụng đất, tôi tiến hành phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường dựa vào ý kiến nông hộ được phỏng vấn. Các chỉ tiêu được phân ra thành 3 cấp trình bày ở bàng sau:

Bảng 3.3. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường

Tổng có 2 chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả môi trường của các LUT. Số điểm tối đa của một tiêu chí là 3 điểm. LUT có số điểm tối đa là 6 điểm.

Nếu số điểm của một LUT 4 – 6 điểm: Hiệu môi trường cao.

Nếu số điểm của một LUT 2 – < 4 điểm: Hiệu qủa môi trường trung bình.

Nếu số điểm của một LUT nhỏ hơn 2 điểm: Hiệu qủa môi trường thấp.

3.5.3. Phương pháp dự báo

Các đề xuất được dựa trên các kết quả nghiên cứu của đề tài và những dự báo về nhu cầu của xã hội và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nông nghiệp.

Cấp đánh giá Thang điểm Sử dụng phân bón Sử dụng TBVTV

Cao 3 Phân vô cơ và hữu cơ

theo đúng định mức Theo đúng định mức

Trung bình 2

Phân vô cơ theo định mức, bón phân hữu cơ

dưới định mức

Dưới định mức

Thấp 1 Dưới định mức hoặc

cao hơn định mức Cao hơn định mức

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)