đồng bằng (n= 52) Các biến Hệ số Giá trị t Giá trị P Hằng số -147,025 -3,118*** 0,003 Tuổi chủ hộ 0,294 1,155 0,255 Trình độ học vấn của chủ hộ 11,443 2,893*** 0,006 Lao động.hộ-1 2,500 0,559 0,579 Diện tích đất ruộng.hộ-1 16,340 11,867*** 0,000
Tham dự khuyến nông -0,307 -0,236 0,815 Giá lúa 46,535 2,623** 0,012 Số nguồn thu nhập từ nông nghiệp 7,730 1,935* 0,060 Số nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp -2,520 -0,534 0,596 R= 0,915; R2= 0,837; R2(được điều chỉnh df) = 0,807
Sai số chuẩn của ước lượng (SE) = 16,95 Thống kê Durbin-Watson: 2,28
*** có ý nghĩa ở mức 1%, ** có ý nghĩa ở mức 5%, * có ý nghĩa ở mức 10%
Kết quả quá trình phân tích hồi quy xác định, thu nhập của nông hộ ở khu vực
đồng bằng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố được thể hiện trong Bảng 13. Hệ số tương quan bội R= 0,915 chỉ ra mối quan hệ giữa thu nhập và các biến giải thích có mối tương quan thuận và giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hệ số xác định R2 = 0,837, nghĩa là 83,7% của sự thay đổi thu nhập nông hộ ở khu vực đồng bằng được giải thích bởi các biến nghiên cứu trong mô hình hồi quy với mức độ ý nghĩa cho phép ởα = 0,05. Trong đó:
a1 = 0,29. Nghĩa là khi độ tuổi chủ hộ tăng lên 1 đơn vị thì thu nhập của hộ tăng lên tương ứng là 0,29 đơn vị, với điều kiện các biến khác không đổi. Tuy nhiên, thông sốước lượng không có ý nghĩa về mặt thống kê.
a2 = 11,44. Nghĩa là khi học vấn của chủ hộ tăng lên 1 đơn vị thì thu nhập của hộ
tăng lên tương ứng là 11,44 đơn vị, với điều kiện các biến khác không đổi. Thông số ước lượng có ý nghĩa thông kê tại mức tin cậy 99%
a3 = 2,50. Nghĩa là khi lao động trong hộ tăng lên 1 đơn vị thì thu nhập của hộ
tăng lên tương ứng là 2,50 đơn vị, với điều kiện các biến khác không đổi. Tuy nhiên, thông sốước lượng không có ý nghĩa về mặt thống kê.
a4 = 16,34. Nghĩa là khi diện tích đất ruộng của hộ tăng lên 1 đơn vị thì thu nhập của hộ tăng lên tương ứng là 16,34 đơn vị. Thông sốước lượng có ý nghĩa thông kê tại mức tin cậy 99%.
a5 = - 0,30. Nghĩa là khi số lần tham dự khuyến nông của hộ tăng lên 1 đơn vị thì thu nhập của hộ giảm tương ứng là 0,30 đơn vị, với điều kiện các biến khác không đổi. Tuy nhiên, thông sốước lượng không có ý nghĩa về mặt thống kê.
a6 = 46,53. Nghĩa là khi giá lúa tăng lên 1 đơn vị thì thu nhập của nông hộ tăng lên tương ứng là 46,53 đơn vị, với điều kiện các biến khác không đổi. Thông số ước lượng có ý nghĩa thông kê tại mức tin cậy 95%.
a7 = 7,73. Nghĩa là khi số nguồn thu nhập từ nông nghiệp tăng lên 1 đơn vị thì thu nhập của nông hộ tăng lên tương ứng là 7,73 đơn vị, với điều kiện các biến khác không đổi. Thông sốước lượng có ý nghĩa thông kê tại mức tin cậy 90%.
a8 = -2,52. Nghĩa là khi số nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp tăng lên 1 đơn vị
thì thu nhập của nông hộ giảm tương ứng là 2,52 đơn vị, với điều kiện các biến khác không đổi. Tuy nhiên, thông sốước lượng không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Các thông sốước lượng phân tích từ hàm hồi quy tổng thu nhập hộ gia đình trên năm chỉ ra các biến: trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất ruộng.hộ-1, giá lúa, số
nguồn thu nhập từ nông nghiệp là có ý nghĩa về mặt thống kê, nghĩa là có ảnh hưởng
đến tổng thu nhập nông hộ.năm-1. Ngược lại, các biến như tuổi chủ hộ, lao động.hộ-1, tham dự khuyến nông, số nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp không có ý nghĩa thống kê Kết quả này cho thấy, diện tích đất ruộng.hộ-1 là biến có ý nghĩa nhất trong mô hình, thực tế cho thấy ở khu vực đồng bằng chủ yếu sản xuất lúa 2 vụ (Đông Xuân – Hè Thu), nông hộ sở hữu nhiều đất ruộng sẽ sản xuất lúa gạo nhiều hơn. Và khi bán vào thời điểm giá lúa cao sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn, thu nhập cũng tăng cao hơn, cho thấy giá lúa cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập. Bên cạnh đó, nếu chủ hộ
có trình độ học vấn cao họ sẽ có nhiều thuận lợi trong tiếp thu và áp dụng những kỹ
thuật mới vào sản xuất hiệu quả hơn, giúp tăng cao hiệu quả kinh tế. Biến cuối cùng là số nguồn thu từ nông nghiệp, nói cách khác nếu họđa dạng các hoạt động sản xuất, một mặt khả năng hạn chế rủi ro do ảnh hưởng của thiên tai (mất mùa, dịch bệnh) sẽ cao hơn so với sản xuất độc canh; mặt khác, nông hộ có thể tạo được nguồn vốn xoay vòng để
mở rộng sản xuất. Vì vậy, thu nhập của hộ sẽ bền vững và tăng cao hơn. Hai biến tuổi chủ hộ, lao động.hộ-1 tuy không có ý nghĩa về mặt thống kê nhưng có quan hệđồng biến với tổng thu nhập, điều này cho thấy hai biến trên vẫn có tác động làm tăng tổng thu nhập nông hộ.
Vì vậy, để nâng cao thu nhập cho các nông hộở khu vực đồng bằng, chủ hộ cần nâng cao trình độ học vấn để có thể tiếp thu những kỹ thuật mới và áp dụng vào sản xuất hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nhà nước cần có chính sách ổn định giá thu mua lúa gạo để người nông dân sản xuất thu được nhiều lợi nhuận. Mặt khác, các nông hộ cần
đa dạng hóa các hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đang dạng cây trồng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây trồng có giá trị thấp sang cây trồng có giá trị cao hơn
1.5.5.2. Những nhân tốảnh hưởng đến thu nhập nông hộở khu vực đồi núi
Bảng 14: Kết quả hồi quy cho biết các nhân tốảnh hưởng đến thu nhập ở khu vực
đồi núi (n= 55) Các biến Hệ số Giá trị t Giá trị P Hằng số -0,095 -0,007 0,994 Tuổi chủ hộ -0,034 -0,346 0,731 Trình độ học vấn của chủ hộ 1,343 0,903 0,371 Số lao động.hộ-1 -3,368 -1,844* 0,072 Diện tích đất ruộng.hộ-1 14,921 13,950*** 0,000 Tham dự khuyến nông -1,863 -0,370 0,713 Giá lúa 3,946 0,818 0,417 Số nguồn thu nhập từ nông nghiệp 1,762 1,551 0,128 Số nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp 9,448 3,723*** 0,001 R= 0,912; R2= 0,832; R2(được điều chỉnh df) = 0,803
Sai số chuẩn của ước lượng (SE) = 7,88 Thống kê Durbin-Watson: 2,1
*** có ý nghĩa ở mức 1%, ** có ý nghĩa ở mức 5%, * có ý nghĩa ở mức 10%
Kết quả quá trình phân tích hồi quy xác định, thu nhập của nông hộ ở khu vực
đồi núi chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố được thể hiện trong Bảng 14. Hệ số tương quan bội R= 0,912 chỉ ra mối quan hệ giữa thu nhập và các biến giải thích có mối tương quan thuận và giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hệ số xác định R2 = 0,832, nghĩa là 83,2% của sự thay đổi thu nhập nông hộ ở khu vực đồi núi được giải thích bởi các biến nghiên cứu trong mô hình hồi quy, với mức độ ý nghĩa cho phép ở α = 0,05. Trong đó:
a1 = -0,03. Nghĩa là khi độ tuổi chủ hộ tăng lên 1 đơn vị thì thu nhập của hộ
giảm tương ứng là 0,03 đơn vị, với điều kiện các biến khác không đổi. Tuy nhiên, thông sốước lượng không có ý nghĩa về mặt thống kê.
a2 = 1,34. Nghĩa là khi học vấn của chủ hộ tăng lên 1 đơn vị thì thu nhập của hộ
tăng lên tương ứng là 1,34 đơn vị, với điều kiện các biến khác không đổi. Tuy nhiên, thông sốước lượng không có ý nghĩa về mặt thống kê.
a3 = -3,36. Nghĩa là khi lao động trong hộ tăng lên 1 đơn vị thì thu nhập của hộ
giảm tương ứng là 3,36 đơn vị, với điều kiện các biến khác không đổi. Thông số ước lượng có ý nghĩa thông kê tại mức tin cậy 90%.
a4 = 14,92. Nghĩa là khi diện tích đất ruộng của hộ tăng lên 1 đơn vị thì thu nhập của hộ tăng lên tương ứng là 14,92 đơn vị. Thông sốước lượng có ý nghĩa thông kê tại mức tin cậy 99%.
a5 = - 1,86. Nghĩa là khi số lần tham dự khuyến nông của hộ tăng lên 1 đơn vị thì thu nhập của hộ giảm tương ứng là 1,86 đơn vị, với điều kiện các biến khác không đổi. Tuy nhiên, thông sốước lượng không có ý nghĩa về mặt thống kê.
a6 = 3,94. Nghĩa là khi giá lúa tăng lên 1 đơn vị thì thu nhập của nông hộ tăng lên tương ứng là 3,94 đơn vị, với điều kiện các biến khác không đổi. Tuy nhiên, thông sốước lượng không có ý nghĩa về mặt thống kê.
a7 = 1,76. Nghĩa là khi số nguồn thu nhập từ nông nghiệp tăng lên 1 đơn vị thì thu nhập của nông hộ tăng lên tương ứng là 1,76 đơn vị, với điều kiện các biến khác không đổi. Tuy nhiên, thông sốước lượng không có ý nghĩa về mặt thống kê.
a8 = 9,44. Nghĩa là khi số nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp tăng lên 1 đơn vị
thì thu nhập của nông hộ tăng lên tương ứng là 9,44 đơn vị, với điều kiện các biến khác không đổi. Thông sốước lượng có ý nghĩa thông kê tại mức tin cậy 99%.
Các thông sốước lượng phân tích từ hàm hồi quy tổng thu nhập hộ gia đình trên năm chỉ ra các biến: số lao động.hộ-1, diện tích đất ruộng.hộ-1, số nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp là có ý nghĩa về mặt thống kê; nhưng các biến: tuổi chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, tham dự khuyến nông, giá lúa, số nguồn thu nhập từ nông nghiệp là không có ý nghĩa về măt thống kê. Như vậy các biến: số lao động.hộ-1, diện tích đất ruộng.hộ-1, số nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp là có ảnh hưởng đến tổng thu nhập của nông hộ.năm-1.
Biến số lao động.hộ-1 có quan hệ nghịch biến với tổng thu nhập. Điều này cho thấy, nông hộ sử dụng lao động trong các hoạt động sản xuất vượt quá mức lao động tối
ưu. Biến diện tích đất ruộng.hộ-1 là biến có ý nghĩa nhất trong mô hình, thực tế cho thấy
ở khu vực đồi núi nông hộ sử dụng nhiều loại đất canh tác, trồng nhiều loai cây trồng khác nhau. Tuy nhiên, đất sản xuất lúa 2 vụ (Đông Xuân – Hè Thu) vẫn chiếm đa số. Vì vậy, nông hộ sở hữu nhiều đất ruộng sẽ sản xuất lúa gạo nhiều hơn do đó thu nhập từ
sản xuất lúa cao hơn dẫn đến thu nhập nông hộ tăng lên. Biến cuối cùng là số nguồn thu từ phi nông nghiệp, cho thấy nếu nông hộ có nhiều nguồn thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp thu nhập của hộ sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, biến trình độ học vấn của chủ hộ, giá lúa, số nguồn thu từ nông nghiệp tuy không có ý nghĩa về mặt thống kê nhưng có quan hệđồng biến với tổng thu nhập, điều này cho thấy 3 biến trên vẫn có tác động làm tăng tổng thu nhập nông hộ.
Vì vậy, để nâng cao thu nhập cho các nông hộở khu vực đồi núi, nông hộ cần sử
dụng lao động có hiệu quả hơn trong sản xuât nông nghiệp cũng như trong canh tác lúa và đa dạng các hoạt động phi nông nghiệp. Bên cạnh đó, chủ hộ cũng cần nâng cao trình
độ học vấn để có thể tiếp cận và áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuât hiệu quả hơn. Mặt khác, nhà nước cũng cần có chính sách ổn định giá thu mua lúa gạo để người nông dân thu được nhiều lợi nhuận và đang dạng cây trồng từ cây trồng có giá trị thấp sang cây trồng có giá trị cao hơn để có thểđem lại thu nhập cao hơn.
Tóm lại, để nâng cao thu nhập cho các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu, người nông dân cần nâng cao trình độ học vấn để có thể tiếp thu những kỹ thuật mới và áp dụng vào sản xuất hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nhà nước cần có chính sách ổn định giá thu mua lúa gạo để người nông dân sản xuất thu được nhiều lợi nhuận. Mặt khác, các nông hộ cần đa dạng hóa các hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đa dạng cây trồng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây trồng có giá trị thấp sang cây trồng có giá trị
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Thu nhập của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau. Hiện nay, trong sản xuất nông nghiệp, lúa vẫn là cây trồng quan trọng nhất với 98,5% nông hộ có nguồn thu nhập từ lúa. Nguồn thu nhập của nông hộ cũng khác nhau giữa hai khu vực và nhóm dân tộc. Ngoài nông nghiệp, nông hộ còn thu từ các hoạt động phi nông nghiệp, trong số hoạt động phi nông nghiệp, thu nhập từ buôn bán, hưởng lương nhà nước và làm thuê phi nông nghiệp. Thu nhập bình quân.hộ-1 ở địa bàn nghiên cứu 36,3 triệu đồng.năm-1. Trong các nhóm nông hộ, nhóm dân tộc Kinh ở khu vực đồng bằng có mức thu nhập bình quân trên hộ cao nhất (47,2 triệu đồng.năm-1) và thấp nhất là nhóm dân tộc Khmer ở khu vực đồi núi (20,3 triệu đồng.năm-1), khoảng cách thu nhập giữa các nông hộ có thu nhập lớn nhất và thấp nhất là 7,0 lần.
Ở khu vực đồng bằng, trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất ruộng.hộ-1, giá lúa, số nguồn thu nhập từ nông nghiệp là có ý nghĩa về mặt thống kê, nghĩa là có ảnh hưởng đến tổng thu nhập nông hộ.năm-1. Ngược lại, các biến như tuổi chủ hộ, lao
động.hộ-1, tham dự khuyến nông, số nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp không có ý nghĩa thống kế. Tuy nhiên, hai biến tuổi chủ hộ, lao động.hộ-1 tuy không có ý nghĩa về
mặt thống kê nhưng có quan hệđồng biến với tổng thu nhập, điều này cho thấy hai biến trên vẫn có tác động làm tăng tổng thu nhập nông hộ.
Ở khu vực đồi núi, các biến số lao động.hộ-1, diện tích đất ruộng.hộ-1, số nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp là những nhân tố ảnh hưởng đến tổng thu nhập của nông hộ.năm-1. Các biến tuổi chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, tham dự khuyến nông, giá lúa, số nguồn thu nhập từ nông nghiệp là không có ý nghĩa về măt thống kê. Bên cạnh
đó, biến trình độ học vấn của chủ hộ, giá lúa, số nguồn thu từ nông nghiệp tuy không có ý nghĩa về mặt thống kê nhưng có quan hệđồng biến với tổng thu nhập, điều này cho thấy 3 biến trên vẫn có tác động làm tăng tổng thu nhập nông hộ.
Những yếu tố nông hộ cho rằng đóng góp nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống trong thời gian qua là do năng suất cây trồng được tăng lên (54,0%), 34,5% tăng lên nhờ
tăng diện tích đất canh tác. Các nguyên nhân khác ít phổ biến hơn bao gồm do tăng thu nhập từ phi nông nghiệp và trình độ canh tác cao hơn trước (28,3%), đa dạng cây trồng (27,4%), tăng thu nhập từ chăn nuôi (19,5%), kiếm được nhiều việc làm hơn trước (14,2%), tăng thu nhập từ mùa lũ và giá lúa cao (6,2%).
Ở khu vực đồng bằng, 3 yếu tố quan trọng đóng góp để cải thiện mức sống là tăng năng suất cây trồng (76,7%), tăng diện tích đất canh tác (42,6%) và tăng thu nhập từ phi nông nghiệp (27,7%). Nông hộ người Kinh ở khu vực đồi núi thì 3 yếu tố đóng góp quan trọng nhất để cải thiện mức sống là đa dạng cây trồng (61,5%), tăng năng suất cây trồng (57,7%) và trình độ canh tác cao hơn trước (42,3%). Nông hộ Khmer cho rằng thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp (40,0%), đa dạng cây trồng (37,5%), và trình
độ canh tác cao hơn trước (32,5%) là những yếu tố quan trọng cải thiện thu nhập.
Yếu tố được nhiều nông hộ cho rằng là gây nên khó khăn trong việc nâng cao