Thu nhập bình quân và mực độ chênh lệch thu nhập của nông hộ

Một phần của tài liệu nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ tại huyện Tri Tôn - An Giang (Trang 25 - 26)

Đơn vị: Triệu đồng.năm-1.hộ-1

Đồng bằng Đồi núi

Thu nhập

Kinh (54) Kinh (31) Khmer (50) Tổng (135)

Nhỏ nhất 9,6 9,1 7,1 7,1 Lớn nhất 135,3 70,1 48,1 135,3 Bình quân 47,2 33,7 20,3 36,3 Lớn nhất/nhỏ nhất (lần) 8,2 5,4 4,7 7,0 Độ lệch chuẩn 34,5 19,2 11,3 28,7 Số trong ngoặc là mẫu

1.5.3. Quan điểm về thay đổi thu nhập của nông hộ

1.5.3.1. Quan điểm về nâng cao thu nhập của nông hộ

Với số lượng lớn các nông hộ cho rằng mức sống của họ được cải thiện trong thời gian qua, một câu hỏi rõ ràng được đặt ra: đâu là những yếu tố chính đằng sau những cải thiện này? Chúng tôi đã đề nghị các nông hộ nêu tên 3 yếu tố mà họ cho là quan trọng trong việc góp phần làm thay đổi thu nhập. Bảng câu hỏi điều tra đưa ra 9 câu trả lời được mã hóa sẵn, nhưng những người được phỏng vấn cũng được phép đưa ra câu trả lời khác. Trong số những nông hộ cho rằng mức sống được cải thiện, có 54,0% số người được phỏng vấn chính là do năng suất cây trồng được tăng lên (Bảng 9). Thực tế cho thấy, năng suất lúa đã tăng từ 4,3 tấn/ha (2002) lên 5,1 tấn/ha (2006) (Phòng Thống kê huyện Tri Tôn, 2007). Điều này cũng đúng với nhận định của Minot and Goletti (2000), một trong những nguyên nhân giảm nghèo ở Việt Nam là do tăng năng suất lúa và các cây trồng khác. Ngoài ra, 34,5% nói rằng thu nhập của nông hộ

tăng lên nhờ tăng diện tích đất canh tác. Các nguyên nhân khác ít phổ biến hơn bao gồm tăng thu nhập từ phi nông nghiệp và trình độ canh tác cao hơn trước (28,3%), đa dạng cây trồng (27,4%), tăng thu nhập từ chăn nuôi (19,5%), kiếm được nhiều việc làm hơn trước (14,2%), tăng thu nhập từ mùa lũ và giá lúa cao (6,2%) (Bảng 9).

Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa các câu trả lời của hai nhóm nông hộ sống ở đồng bằng và đồi núi, và giữa hai nhóm dân tộc Kinh và Khmer. Ở khu vực đồng bằng, 3 yếu tố quan trọng để cải thiện mức sống là tăng năng suất cây trồng (76,7%), tăng diện tích đất canh tác (42,6%) và tăng thu nhập từ phi nông nghiệp (27,7%). Thực tế

cho thấy, hoạt động nông nghiệp chủ yếu là sản xuất lúa 2 vụ (Đông Xuân và Hè Thu), và chịu sự ngập lũ từ tháng 8 đến tháng 12 hàng năm nên đồng ruộng được bồi đắp phù sa. Mặt khác, người nông dân đã có những áp dụng mới trong kỹ thuật sản xuất như

thay đổi giống lúa, sạ hàng, áp dụng IPM nên năng suất lúa ngày một tăng. Từ đó họ

tích lũy được nhiều hơn và mua thêm đất sản xuất. Đối với nhóm nông hộ người Kinh ở

khu vực đồi núi 3 yếu tốđóng góp quan trọng nhất để cải thiện mức sống là đa dạng cây trồng (61,5%), tăng năng suất cây trồng (57,7%) và trình độ canh tác cao hơn trước (42,3%). Ởđây, nông hộ ngoài sở hữu một phần diện tích ruộng sản xuất lúa 2 vụ, họ

còn sở hữu thêm phần diện tích đất đồi núi. Phần diện tích này được trồng chủ yếu là cây ăn trái (xoài), các cây công nghiệp (điều, tầm vông) xen dưới là các loại hoa màu. Vì vậy, ngoài lúa, nguồn thu từ các cây trồng trên cũng đã đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập của hộ.

Phần lớn nông hộ Khmer phải canh tác trên diện tích đất ruộng nhỏ (<1ha) và

đất ruộng trên phụ thuộc nhiều vào nước mưa, nên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả canh tác và thu nhập. Vì vậy, đối với nhóm hộ này, việc tăng thu nhập nhờ vào các hoạt động

phi nông nghiệp (40,0%) như buôn bán, hưởng lương nhà nước, làm thuê phi nông nghiệp được cho là một yếu tố quan trọng cải thiện thu nhập. Bên cạnh đó, lúa là cây trồng chính, nông hộ cũng trồng cây ăn trái, cây công nghiệp, và trồng thêm đậu xanh,

đậu phộng ở ruộng trên. Mặt khác, trong những năm gần đây, các chương trình khuyến nông cũng đã tập trung hỗ trợ nhiều về kỹ thuật canh tác cho các hộ Khmer. Vì vậy, đa dạng cây trồng (37,5%), và trình độ canh tác cao hơn trước (32,5%) cũng được cho là một trong những yếu tố cải thiện thu nhập.

Bảng 9: Những yếu tố góp phần nâng cao thu nhập của nông hộ

Đơn vị: phần trăm

Đồng bằng Đồi núi

Yếu tố nâng cao thu nhập Kinh (54) Kinh (31) Khmer (50) T(135)ổng

Đa dạng cây trồng 0,0 61,5 37,5 27,4 Tăng diện tích đất canh tác 42,6 34,6 25,0 34,5

Tăng năng suất cây trồng 76,6 57,7 25,0 54,0 Tăng thu nhập từ chăn nuôi 19,1 7,7 27,5 19,5 Kiếm được nhiều việc làm hơn 8,5 3,8 27,5 14,2

Tăng thu nhập từ phi nông nghiêp 27,7 11,5 40,0 28,3

Trình độ canh tác cao hơn 17,0 42,3 32,5 28,3 Tăng thu nhập từ mùa lũ 12,8 3,8 0,0 6,2 Giá lúa cao 12,8 0,0 2,5 6,2

Ghi chú: người trả lời phỏng vấn đưa ra nhiều câu trả lời

Số trong ngoặc là mẫu

1.5.3.2 Quan điểm về khó khăn trong nâng cao thu nhập của nông hộ

Bảng 10 cho thấy, có nhiều nguyên nhân gây khó khăn trong việc nâng cao thu nhập của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu, trong đó, yếu tố được nhiều nông hộ cho rằng quan trọng nhất là giá vật tư nông nghiệp cao (78,1%). Theo Nam Nguyên (2008), trong cơ cấu giá thành sản xuất lúa, chi phí phân bón vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng trong những năm gần đây, tại An Giang năm 2007 ở mức thấp hơn nhưng vẫn chiếm khoảng 37,2%.

Yếu tố khó khăn tiếp theo là giá sản phẩm bấp bênh (42,1%) kết quảđiều tra cho thấy giá lúa trên địa bàn nghiên cứu có sự dao động khá lớn vụ Đông Xuân từ 1.700 – 3.500 đồng/kg, vụ Hè Thu từ 1.600 – 2.800 đồng/kg. Theo Nguyễn Sinh Cúc (2003)

ĐBSCL là vùng thuần nông nghiệp vì vậy khi giá nông sản giảm, nông dân ở vùng này bịảnh hưởng nghiêm trọng. Võ Tòng Xuân (2008) cho rằng, hiện nay người nông dân tiêu thụ sản phẩm thường thông qua thương lái là chính, sự liên kết giữa nông dân (người sản xuất nguyên liệu) và doanh nghiệp (người đưa ra thị trường) đang rất thiếu, lực lượng thương lái tư nhân thao túng từ xã đến cấp tỉnh. Vì vậy, người nông dân thường bị ép giá và thua thiệt trong tiêu thụ sản phẩm.

Yếu tố thứ ba gây nên khó khăn trong nâng cao thu nhập theo các nông hộ là thiếu vốn sản xuất (28,9%). Điều này đúng với nhận định của Võ Tòng Xuân (2008) cho rằng, một trong những nguyên nhân làm cho lợi tức của người nông dân tăng chậm là không đủ tài chính đểđầu tư cho sản xuất. Đây là một trở ngại khá phổ biến với hầu hết nông hộ ở nông thôn. Những nông hộ vay được vốn, chỉ vừa đủđể sản xuất và phải trả nợ ngay sau thu hoạch. Vì thế người nông dân khó có điều kiện tiết kiệm tích lũy.

Các yếu tố khó khăn trong việc nâng cao thu nhập cũng có sự khác biệt giữa hai nhóm nông hộ sống ở khu vực đồng bằng và đồi núi và giữa hai nhóm Kinh và Khmer.

Đối với nhóm nông hộ người Kinh ở khu vực đồi núi 3 yếu tố gây khó khăn trong việc nâng cao thu nhập là giá vật tư nông nghiệp cao (75,0%), giá sản phẩm bấp bênh (50,0%) và do thời tiết (20,0%). Trong khi đó đối với nông hộ người Kinh ở khu vực

đồng bằng là giá vật tư nông nghiệp cao (97,9%), giá sản phẩm bấp bênh (60,0%) và thiếu vốn (36,2%). Đối với nhóm nông hộ người Khmer các yếu tố gây khó khăn trong việc nâng cao thu nhập là giá vật tư nông nghiệp cao (59,6%), thời tiết, diện tích đất canh tác ít, và thiếu vốn (31,9%). Có thể thấy, giá vật tư nông nghiệp là yếu tố chung tác động lớn nhất đến các nhóm ở hai khu vực đồi núi và đồng bằng. Trong khi đó, theo Bùi Đạt Trâm (2007), do Tri Tôn có địa hình núi cao, dốc, bị chia cắt thành từng khối, thảm phủ rừng thưa, với hệ thống khe suối có lòng dẫn ngắn, dốc, diện tích lưu vực nhỏ, nên tốc độ dòng chảy lũ nhanh, khả năng tạo dòng chảy ngầm trong mùa lũ bổ sung nước cho mùa kiệt là rất ít, tình trạng thiếu nước dùng trong sinh hoạt và sản xuất trong mùa khô diễn ra ở mức nghiêm trọng. Hơn nữa, do chịu ảnh hưởng của chếđộ gió mùa

Đông Bắc và Tây Nam kết hợp với địa hình đồi núi, hạn khí tượng ở Tri Tôn là nặng nề

hơn các khu vực khác của tỉnh An Giang. Nơi đây hạn xảy ra không chỉ ở trong mùa khô mà ngay cả trong mùa mưa. Phần lớn nông hộ người Khmer đều có sở hữu đất ruộng trên. Vì vậy, yếu tố về thời tiết (thiếu nước) cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn không kém phần quan trọng ảnh hưởng lớn đến những nhóm hộ

sống ở khu vực đồi núi, đặc biệt là hộ Khmer bởi vì phần lớn những nông hộ này đều canh tác ởđất ruộng trên.

Một phần của tài liệu nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ tại huyện Tri Tôn - An Giang (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)