Đơn vị: phần trăm
Đồng bằng Đồi núi
Khó khăn trong nâng cao
thu nhập Kinh (54) Kinh (31) Khmer (50)
Tổng (135) Thiếu vốn 36,2 5,0 31,9 28,9 Diện tích đất canh tác ít 25,5 15,0 31,9 26,3 Thiếu việc làm 6,4 10,0 2,1 5,3 Ngành nghề chưa phát triển 2,1 0,0 4,3 2,6 Giá vật tư nông nghiệp cao 97,9 75,0 59,6 78,1 Giá sản phẩm bấp bênh 60,0 50,0 14,9 42,1 Dịch vụ khuyến nông chưa tốt 2,1 0,0 0,0 0,9
Trình độ canh tác thấp 0,0 10,0 17,0 8,8
Đông con 10,6 10,0 12,8 11,4
Thời tiết 2,1 20,0 31,9 17,5
Ghi chú: người trả lời phỏng vấn đưa ra nhiều câu trả lời
Số trong ngoặc là mẫu
1.5.4. Khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật, thị trường, vốn của nông hộ
1.5.4.1. Hiểu biết về kỹ thuật nông nghiệp và quản lý sản xuất của nông hộ
Trong những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam phải đương đầu với sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường và hòa nhập với nền kinh tế thế giới. Ngoài những yếu tốđầu vào quan trọng của sản xuất như giống, phân, thuốc, trang bị cơ giới và vốn, kiến thức nông nghiệp đã trở nên yếu tố quan trọng giúp nông dân thành công trong hoạt
động sản xuất (Đinh Phi Hổ, 2003). Bảng 11 cho thấy, những hiểu biết về kỹ thuật quản lý sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu chủ yếu từ kinh
nghiệm (100,0%). Kết quả trên cùng quan điểm với Võ Tòng Xuân (2008) cho rằng, người nông dân áp dụng kỹ thuật sản xuất không đồng đều, mỗi người thường tự làm theo kinh nghiệm không theo khuyến cáo kỹ thuật một cách triệt để, làm sâu bệnh dễ
xâm nhập từđó phải sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường, đẩy giá thành sản xuất lên cao và làm giảm chất lượng sản phẩm.
Những kênh thông tin về sản xuất nông nghiệp được nông hộ tiếp cận nhiều là tìm hiểu qua bạn bè, người thân (69,6%), từ tổ chức khuyến nông (65,9%), và từ xem ti vi, nghe đài (53,5%). Nông hộ tìm hiểu kỹ thuật quản lý sản xuất nông nghiệp từ sách, báo là rất thấp (1,5%), một phần nguyên nhân là do trình độ học vấn thấp nên khả năng hiểu biết qua sách, báo khó khăn hơn. Đặc biệt, đối với các hộ người Khmer, tỷ lệ chủ
hộ mù chữ và chỉ học đến cấp 1 là rất cao, vì vậy, hầu như không có hộ nào tìm hiểu kỹ
thuật qua đọc sách báo. Mặt khác, các loại sách, báo về kỹ thuật nông nghiệp hiện nay cũng chưa được phổ biến nhiều đối với người nông dân, chủ yếu chỉ được cung cấp
định kỳ cho cơ quan ở các xã, hay nói cách khác, cơ hội để người dân tiếp cận kiến thức nông nghiệp qua sách báo rất thấp.