Hiểu biết về kỹ thuật nông nghiệp, quản lý sản xuất của nông hộ

Một phần của tài liệu nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ tại huyện Tri Tôn - An Giang (Trang 28 - 29)

Đơn vị: phần trăm

Đồng bằng Đồi núi

Hiểu biết kỹ thuật,

quản lý sản xuất Kinh (54) Kinh (31) Khmer (50) Tổng (135)

Kinh nghiệm 100,0 100,0 100,0 100,0 Tổ chức khuyến nông 74,1 67,7 56,0 65,9

Đọc sách, báo 1,9 3,2 0,0 1,5 Xem ti vi, nghe đài 83,3 54,8 20,0 53,3 Bạn bè 81,5 77,4 52,0 69,6

Số trong ngoặc là mẫu

1.5.4.2. Khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm của nông hộ

Theo kết quả nghiên cứu từ Bộ NN & PTNT, hiện nay trên 80,0% hộ sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam thường có thói quen bán hàng cho thương lái và chịu sự chi phối trực tiếp của thương lái về giá cả (tình trạng phổ biến là bị thương lái ép giá). Chỉ

có chưa đầy 10% hộ tiêu thụ thông qua hình thức hợp tác xã và khoảng 8,0% hộ mang sản phẩm của mình bán tại các chợ địa phương (Báo Sài Gòn Giải Phóng, 2008). Kết quả khảo sát (Bảng 12) cũng cho thấy rằng, khó khăn lớn nhất trong việc tiêu thụ sản phẩm của hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu hiện nay là bị thương lái ép giá (37,8%),

điều này tác động nhiều đến thu nhập của hộ nông dân vì các sản phẩm nông nghiệp

được xem là nguồn thu chính của hộ. Theo Hồ Thị Minh Hợp (2007) cho rằng, những người nông dân sẽ gặp thiệt thòi hơn khi thương lái vừa là người mua vừa là người cung cấp thông tin giá cả. Bên cạnh khó khăn trên người nông dân còn phải đối mặt với việc thiếu phương tiện vận chuyển (11,1%), sản phẩm chất lượng thấp (10,4%) và không biết nơi tiêu thụ (8,1%).

Khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm cũng có sự khác biệt giữa các nhóm nông hộ

và giữa hai khu vực. Ở khu vực đồi núi, tỷ lệ nông hộ gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm cao hơn ở khu vực đồng bằng, đặc biệt đối với nhóm hộ người Khmer (Bảng 9). Nguyên nhân do địa hình đồi núi, hệ thống kênh rạch, các tuyến đường giao thông chưa thuận lợi nên việc vận chuyển hàng hóa còn khó khăn, làm tăng chi phí tiêu thụ. Bên cạnh đó, một số nông dân chưa quan tâm nhiều đến việc bảo quản sản phẩm sau thu

hoạch dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp. Hồ Thị Minh Hợp (2007) cũng cho rằng, yếu kém về cơ sở hạ tầng, phương tiện kết nối thị trường, và thiếu tổ chức là những trở ngại của nông dân Việt Nam khi tiếp cận thị trường. Mặt khác, phần lớn nông hộ Khmer canh tác trên quy mô diện tích nhỏ, sản xuất trong điều kiện khó khăn về nước tưới nên sản phẩm làm ra chất lượng không đồng đều dẫn đến họ dễ bị thương lái ép giá. Theo Nguyễn Ngọc Đệ và cộng sự (2003) cho rằng, người nông dân Khmer chưa thích ứng với cơ chế thị trường, chưa thích nghi với quy luật cạnh tranh là một trong những nguyên nhân gây khó khăn để cải thiện thu nhập nông hộ. Một thực tế cho thấy, hiện nay rất nhiều nông dân thiếu hiểu biết về thông tin thị trường, về sự biến động giá cả

dẫn đến họ luôn bịđộng trên thị trường sản phẩm sản xuất ra, từđó hiệu quả sản xuất không cao.

Một phần của tài liệu nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ tại huyện Tri Tôn - An Giang (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)