Thực hiện các phương pháp phòng bệnh tổng hợp sau:
* Tuyên truyền phòng bệnh
Tổ chức tuyên truyền phổ biến kiến thức về bệnh, tính chất nguy hiểm của bệnh và các biện pháp phòng chống dịch tới từng trang trại, gia trại, hộ gia đình và cộng đồng.
- Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân chăn nuôi trong từng thôn xóm kí cam kết thực hiện:
+ Không giấu dịch.
+ Không mua lợn bệnh.
+ Không bán chạy lợn bệnh.
+ Không vận chuyển lợn bệnh ra khỏi vùng dịch.
* Chủ động giám sát, phát hiện sớm dịch.
Khi phát hiện lợn có những biểu hiện bất thường: bỏ ăn, sốt cao, lợn nái sảy thai, người chăn nuôi cần báo ngay cho nhân viên thú y xã hoặc trưởng thôn.
- Chính quyền xã, ban chăn nuôi thú y xã có trách nhiệm tổ chức, phân công giám sát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, lập sổ theo dõi tình hình chăn nuôi, dịch bệnh, kết quả tiêm phòng các bệnh ở lợn tại địa phương đến từng thôn xóm, hộ chăn nuôi.
- Lập bản đồ dịch tễ Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn tại địa phương để chủ động tham mưu các biện pháp phòng bệnh có hiệu quả.
- Tổ chức lấy mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán bệnh đột xuất. Đồng thời, thường xuyên giám sát sự xuất hiện của virus để dự báo sớm dịch bệnh.
- Kiểm soát chặt chẽ lợn xuất ra, nhập vào địa phương.
2.8.1.1. Vệ sinh phòng bệnh
- Cải thiện môi trường trong chuồng nuôi: thoáng mát, giảm mùi hôi chuồng…
- Thực hiện biện pháp chăn nuôi “cùng vào, cùng ra”.
- Tránh nhập lợn mới vào trại trong lúc dịch đe dọa.
- Loại thải những lợn còi cọc, bệnh nặng.
- Kiểm soát nguồn tinh tốt.
- Không nuôi lợn thả rông.
- Thường xuyên vệ sinh cơ giới và tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển và các dụng cụ khác bằng các loại hoá chất như: vôi bột, chlorine, iodine ...
- Xử lý phân và chất thải chuồng nuôi theo phương pháp ủ sinh học hoặc xây dựng bể Biogas.
- Con giống đưa vào chăn nuôi phải khoẻ mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y.
- Vệ sinh thức ăn, nước uống: thức ăn, nước uống dùng trong chăn nuôi phải đảm bảo vệ sinh. Không sử dụng thức ăn ôi thiu, ẩm mốc, không đảm bảo chất lượng ..., thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống ...
- Tiêm đầy đủ vacxin phòng bệnh: dịch tả lợn, FMD, Mycoplasma, PRRS, circovirus…
2.8.1.2. Phòng bệnh bằng vacxin
Theo báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 12 tháng năm 2012 ngành Nông nghiệp và PTNT (Bộ NN và PTNT, 2012) có 7 loại vacxin được phép lưu hành và sử dụng tại Việt Nam.
- Vacxin nhược độc BSL-PS 100 của Công ty Bestar - Singappo, chủng vacxin JKL 100 thuộc dòng Bắc Mỹ.
- Vacxin nhược độc Amervac PRRS của Công ty Hipra - Tây Ban Nha, chủng vacxin VP046 BIS.
- Vacxin Porcilis PRRS của Công ty Intervet Hà Lan.
- Vacxin nhược độc Ingelvac PRRS MLV của Công ty Boehringer - Đức, chủng vacxin ATCC VR-2332 thuộc dòng Bắc Mỹ.
- Vacxin vô hoạt Hội chứng rối loạn hô hấp, sinh sản lợn (PRRS) của Công ty Chengdu- Trung Quốc, chủng NVDC-JXA1 thuộc dòng Bắc Mỹ.
- Vacxin nhược độc chủng JXA1-R của Công ty China Animal Husbandry Industry Company (CAHIC) - Trung Quốc, chủng JXA1-R thuộc dòng Bắc Mỹ.
- Vacxin nhược độc chủng độc lực cao (live JXA1-R Highly Pathogenic Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome vacxin), của Công ty Đại Hoa Nông - Trung Quốc, chủng JXA1-R thuộc dòng Bắc Mỹ.
Hiện nay, tuy chưa có những đánh giá cụ thể về hiệu quả sử dụng vacxin ở Việt Nam, những việc tiêm phòng vacxin chỉ thực sự hiệu quả khi được đồng thời thực hiện cùng hàng loạt các biện pháp khác như an toàn sinh học, kiểm tra huyết thanh định kỳ.
2.8.1.3. Kiểm dịch vận chuyển
- Kiểm soát chặt chẽ lợn, sản phẩm của lợn vận chuyển qua biên giới.
- Tại các địa phương kiểm soát chặt chẽ lợn, sản phẩm của lợn vận chuyển, xuất ra, nhập vào địa phương.
- Xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
2.8.2. Điều trị bệnh
Hiện nay, PRRS không có thuốc điều trị, chỉ có thể sử dụng một số thuốc tăng cường sức đề kháng, điều trị triệu chứng và chủ yếu là ngăn ngừa bệnh kế phát.
Với những trang trại đang xảy ra dịch, thực hiện đúng các bước sau:
- Loại bỏ những con bị quá nặng.
- Tách những con bỏ ăn ra chuồng riêng.
- Giãn mật độ nuôi tối đa.
- Không tắm cho lợn có dấu hiệu bị bệnh, chỉ rửa chuồng, tích cực vệ sinh.
- Sát trùng chuồng trại ngày 1 – 2 lần.
- Pha Vitamin C vào nước cho uống khi đàn lợn có triệu chứng sốt cao.
- Một tuần cho uống 2 ngày Sorbitol để giải độc gan, thận.
- Sử dụng cám có thuốc kháng sinh cho đến khi hết bệnh (1 – 2 tháng).
- Với những con bỏ ăn: phải tách ra để tiêm cùng lúc 2 loại thuốc là kháng sinh và thuốc điều trị triệu chứng.
- Kháng sinh kéo dài và phổ rộng: Amoxillin LA, Oxytetraxyllin LA, Tiamulin…để điều trị vi khuẩn kế phát.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm sử dụng các loại sau: Funicin, Ketoprofen (Ketofen, Ketovet) khi đàn lợn có triệu chứng sốt cao.
- Không nên sử dụng thuốc kháng viêm dạng Corticoids.
Thời gian điều trị phải kéo dài từ 10 – 15 ngày lợn mới có thể hết bệnh. Đối với lợn nái phải lấy thân nhiệt ít nhất 2lần/ngày và tiêm thuốc hạ sốt cho những con > 39,50C.
Nên xem xét kỹ và chẩn đoán chính xác có phải bị PRRS (chết < 30%) hay là dịch tả lợn (chết 100% khi có triệu chứng bệnh).
* Cụ thể phác đồ điều trị như sau:
- Chống nhiễm bệnh kế phát: dùng kháng sinh có tác dụng với đường hô hấp:
+ Nếu lợn còn ăn thì trộn vào thức ăn hàng ngày một trong các loại kháng sinh sau: Flofenicol 40ppm (40gr/tấn thức ăn) hoặc 10 – 15 ngày, Lincomix S liều 2kg/tấn thức ăn, Tylansulfa – G 2kg/tấn thức ăn.
+ Nếu con vật bỏ ăn dùng một trong các loại kháng sinh sau đây:
Amoxicillin LA 15% liều 1ml/10kgP, Linco – spectin, Cafelosporin liều 1gr/30 – 50kgP. Liệu trình 3 – 7 ngày.
Với lợn nái có thể tiêm chậm vào tĩnh mạch vành tai, còn đối với lợn con có thể tiêm bắp ở vùng cổ.
- Nâng cao sức đề kháng: có thể sử dụng kết hợp một số loại thuốc sau:
+ Vitamin C 5% liều 5 – 10 ml/con/ngày (có thể tiêm bắp).
+ Đường glucoza 5% liều 10 – 20 – 30 ml/con/ngày.
+ Urotropin 10% liều 5 – 10 – 20 ml/con/ngày.
+ Thuốc trợ tim.
2.8.3. Chống dịch - Khai báo ổ dịch.
- Chuẩn đoán xét nghiệm.
- Công bố dịch: Điều 17, Pháp lệnh Thú y; 1 thôn, 3 xã, 3 huyện.
- Tiêu hủy lợn mắc bệnh: là những lợn có bệnh, đã được chăm sóc tích cực trong 7 ngày nhưng không bình phục.
- Hỗ trợ theo Quyết định số 719/QĐ – TTg ngày 05/06/2008 của Thủ tướng chính phủ.