Xử lý khi có dịch lợn tai xanh

Một phần của tài liệu Phân tích một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (prrs) ở đàn lợn nuôi tại tỉnh hưng yên trong hai năm 2015 2016 (Trang 52 - 60)

4.1. Tình hình chăn nuôi, vệ sinh, tiêm phòng và dịch bệnh lợn tai xanh tại tỉnh Hưng Yên

4.1.5. Xử lý khi có dịch lợn tai xanh

Xử lý khi có dịch cũng là một vấn đề đã và đang được các cơ quan quản lý và các cấp chính quyền quan tâm. Vì trong công tác xử lý khi có dịch không tốt sẽ ảnh hưởng đến sự lây lan và phát sinh dịch PRRS tại địa phương.

Trong hai năm 2015-2016 vừa qua, Tỉnh Hưng Yên đã không xảy ra vụ dịch Lợn tai xanh nào. Tuy nhiên để nắm bắt được sự hiểu biết và cách xử lý khi có dịch của người chăn nuôi lợn, chúng tôi vẫn tiến hành điều điều tra và phân tích, kết quả được trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Xử lý khi có dịch

STT Xử lý khi có dịch Số hộ(hộ) Tỷ lệ (%)

1 Khai báo vơi chính quyền 354 83.49

2 Bán 26 6.13

3 Chữa trị 56 13.21

4 Mổ thịt 2 0.47

5 Vứt bỏ 15 3.54

6 Tiêm phòng cho số chưa bị 15 3.54

354

26

56

2 15 15

0 50 100 150 200 250 300 350 400

Khai báo với chính quyền

Bán Chữa trị Mổ thịt Vứt bỏ Tiêm phòng cho số chưa bị

Số hộ

Xử lý khi có dịch

Hình 4.9. Xử lý khi có dịch

Kết quả được thể hiện qua bảng 4.8 cho thấy: khi xảy ra dịch, số hộ khai báo với chính quyền chiểm tỷ lệ cao 83.49%, cho thấy ý thức trách nhiệm của người dân khi có dịch đã nâng cao. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ không khai báo và đem bán chạy chiếm tỷ lệ 6.13% và số hộ vứt bỏ chiếm tỷ lệ 3.54%. Số hộ chữa trị chiếm 13.21% và số hộ tiêm phòng số lợn chưa bị bệnh chiếm tỷ lệ 3.54%. Có 0.47% hộ mổ thịt lợn bệnh. Đây cũng là điểm đáng chú ý trong công tác tuyên truyền giáo dục sự cho bà con chăn nuôi về mối nguy hiểm của việc giết mổ lợn bị dịch đem bán hoặc làm thức ăn.

4.2. TỶ LỆ HUYẾT THANH DƯƠNG TÍNH VỚI KHÁNG THỂ KHÁNG PRRSV LƯU HÀNH TRONG ĐÀN LỢN NUÔI TỈNH HƯNG YÊN (2015-2016)

4.2.1. Tỷ lệ huyết thanh dương tính với kháng thể kháng PRRSV ở lợn chưa tiêm phòng vacxin lợn tai xanh

Chúng tôi đã lấy mẫu và xét nghiệm 160 mẫu huyết thanh lợn chưa tiêm phòng vacxin, kết quả về tỷ lệ huyết thanh dương tính với kháng thể virus PRRS được trình bày ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Tỷ lệ huyết thanh dương tính trong đàn lợn nuôi chưa được tiêm phòng virus PRRS tỉnh Hưng Yên năm 2015-2016

Năm Nội Dung Số lượng

mẫu

HT âm

tính Tỷ lệ HT dương

tính Tỷ lệ

2015 Chưa tiêm phòng 100 97 97% 3 3%

2016 Chưa tiêm phòng 60 43 72% 17 28%

Kết quả 4.9 cho thấy năm 2015 trong số 100 mẫu huyết thanh xét nghiệm chỉ có 3 mẫu dương tính với kháng thể virus PRRS chiếm tỷ lệ 3%. Trong khi đó năm 2016 trong số 60 mẫu huyết thanh xét nghiệm đã có 17 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 28%. Điều này cho thấy tỷ lệ huyết thanh dương tính với kháng thể virus PRRS ở lợn chưa tiêm phòng vacxin của tỉnh Hưng Yên đã tăng qua các năm và chiếm tỷ lệ tương đối cao so với kết quả nghiên cứu trước đây (Cuong et al., 2014) tại đàn lợn nuôi thuộc tỉnh Cần Thơ (tỷ lệ huyết thanh dương tính 6.7%

ở lợn chưa tiêm phòng vacxin).

4.2.2. Tỷ lệ huyết thanh dương tính với kháng thể kháng PRRSV ở lợn đã được tiêm phòng vacxin tai xanh

Để xác định tỷ lệ huyết thanh dương tính ở lợn được tiêm phòng vacxin PRRS, chúng tôi lấy 160 mẫu huyết thanh tại một số hộ chăn nuôi thuộc bốn huyện (Ân Thi, Phủ Cừ, Tiên Lữ , Kim Động). Kết quả phân tích ở bảng 4.10

cho thấy tỷ lệ lợn có huyết thanh dương tính sau tiêm phòng năm 2015 là 87%

và năm 2016 là 95%. Tuy nhiên hiệu quả phòng bệnh bằng sử dụng vacxin PRRS nhược độc vẫn còn là vấn đề tranh cãi do lo ngại sự biến chủng virus, sự bài thải virus vacxin qua bào thai hoặc ra môi trường bên ngoài và sự không phù hợp giữa chủng vacxin và chủng gây bệnh thực địa.

Bảng 4.10. Tỷ lệ huyết thanh dương tính trong đàn lợn nuôi được tiêm phòng virus PRRS tỉnh Hưng Yên năm 2015-2016

Năm Nội Dung Số lượng

mẫu

HT dương

tính

Tỷ lệ HT âm

tính Tỷ lệ

2015 Đã tiêm phòng 100 87 87% 13 13%

2016 Đã tiêm phòng 60 57 95% 3 5%

4.3. MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ LÀM PHÁT SINH VÀ LÂY LAN HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH SẢN VÀ HÔ HẤP TẠI HƯNG YÊN

Nguyên nhân làm lây lan và phát sinh dịch bệnh PRRS có thể do rất nhiều yếu tố, tuy nhiên để xác định một số yếu tố nguy cơ chính làm phát sinh và lây lan dịch bệnh PRRS tại một số xã thuộc tỉnh Hưng Yên, chúng tôi tiến hành điều tra và phân tích tại 64 hộ chăn nuôi (đây là những hộ có lợn được xét nghiệm huyết thanh) và quy định như sau:

+ Hộ có gia súc tiêm phòng vacxin Lợn tai xanh không có kháng thể bảo hộ và hộ có gia súc phơi nhiễm (xét nghiệm dương tính huyết thanh học với virus PRRS) là những hộ bệnh.

+ Hộ có gia súc tiêm phòng vacxin PRRS có kháng thể bảo hộ và hộ có gia súc xét nghiệm âm tính huyết thanh học với kháng thể virus PRRS là những hộ chứng.

4.3.1. Địa điểm chăn nuôi gần đường quốc lộ <500m

Hưng Yên có hệ thống giao thông thuận tiện cho việc giao lưu, trao đổi buôn bán với các tỉnh khác. Cũng từ các hoạt động giao thông, xe chuyên chở các động vật có nguy cơ làm lây lan, phát sinh mầm bệnh là rất lớn.

Để xác định mối liên quan giữa chăn nuôi gần đường quốc lộ với nguy cơ phát sinh và lây lan dịch PRRS chúng tôi đã tiến hành tổng hợp và phân tích, kết quả được trình bày ở bảng 4.11.

Bảng 4.11. Kết quả phân tích yếu tố địa điểm chăn nuôi gần đường quốc lộ <500m

Yếu tố nguy cơ Hộ bệnh Hộ chứng Tổng hàng

Địa điểm chăn nuôi gần đường

quốc lộ

Có 7 6 13

Không 9 42 51

Tổng cột 16 48 64

Tỷ suất chênh lệch OR (odds ratio) 5.44

Chitest (Giá trị P-value) 0.011

Kết luận: Không chấp nhận H0 (vì P – value <0.05): Hộ chăn nuôi có chuồng trại gần đường quốc lộ có nguy cơ mắc dịch PRRS cao gấp 5.44 lần so với những hộ có chuồng trại cách xa đường quốc lộ

Qua kết quả phân tích ở bảng 4.11 cho thấy địa điểm chăn nuôi gần đường giao thông chính gây nguy cơ làm lây lan và phát sinh dịch lợn tai xanh cao gấp 5.44 lần so với hộ có địa điểm chăn nuôi không gần đường giao thông chính. Vì vậy, các hộ chăn nuôi ở các khu vực gần đường giao thông chính cần cách li khu vực chăn nuôi của mình bằng tường rào bao quanh và tăng cường công tác phòng chống dịch bằng chăn nuôi an toàn sinh học.

4.3.2. Địa điểm chăn nuôi gần địa điểm giết mổ (<500m)

Hưng Yên là tỉnh có nền chăn nuôi phát triển nên kèm theo đó các địa điểm giết mổ cũng phát triển theo. Chất thải từ các địa điểm giết mổ là nguồn mầm bệnh rất nguy hiểm. Để xác định mối liên quan giữa chăn nuôi gần địa điểm giết mổ với nguy cơ phát sinh và lây lan dịch PRRS chúng tôi đã tiến hành tổng hợp và phân tích, kết quả được trình bày ở bảng 4.12.

Bảng 4.12. Kết quả phân tích yếu tố địa điểm chăn nuôi gần địa điểm giết mổ <500m

Yếu tố nguy cơ Hộ bệnh Hộ chứng Tổng hàng

Địa điểm chăn nuôi gần địa điểm giết mổ

Có 11 16 27

Không 5 32 37

Tổng cột 16 48 64

Tỷ suất chênh lệch OR (odds ration): 4.4

Chitest (Giá trị P - value): 0.0169

Kết luận: Không chấp nhận H0 (vì P – value <0.05): Hộ chăn nuôi có chuồng trại gần địa điểm giết mổ có nguy cơ mắc dịch PRRS cao gấp 4.4 lần so với những hộ có chuồng

trại xa địa điểm giết mổ.

Qua kết quả phân tích ở bảng 4.12 cho thấy địa điểm chăn nuôi gần địa điểm giết mổ gây nguy cơ làm lây lan và phát sinh hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp cao gấp 4.4 lần so với hộ có địa điểm chăn nuôi không gần địa điểm giết mổ. Vì vậy, các hộ chăn nuôi ở các khu vực gần địa điểm giết mổ cần cách li khu vực chăn nuôi của mình bằng tường rào bao quanh và tăng cường công tác phòng chống dịch bằng chăn nuôi an toàn sinh học, thường xuyên khử trùng chuồng trại cũng như khu vực xung quanh.

4.3.3. Sử dụng thức ăn thu gom trong chăn nuôi

Thức ăn là một phần quan trọng góp phần vào hiệu quả trong chăn nuôi.

Người chăn nuôi cần chọn chế độ ăn thích hợp tạo điều kiện cân bằng hài hòa, để đàn lợn có chế độ dinh dưỡng thích hợp giúp cho sự tăng trưởng của đàn lợn. Để xác định mối liên quan giữa hộ chăn nuôi sử dụng thức ăn thu gom với nguy cơ phát sinh và lây lan dịch PRRS chúng tôi đã tiến hành tổng hợp và phân tích, kết quả được trình bày ở bảng 4.13.

Bảng 4.13. Kết quả phân tích yếu tố sử dụng thức ăn thu gom trong chăn nuôi.

Yếu tố nguy cơ Hộ bệnh Hộ chứng Tổng hàng

Sử dụng thức ăn thu gom

Có 4 5 9

Không 12 43 55

Tổng cột 16 48 64

Tỷ suất chênh lệch OR (odds ration): 2.8667

Chitest (Giá trị P - value): 0.1581

Kết luận: Không chấp nhận H1 (vì P – value >0.05): Chưa tìm thấy mối liên hệ hộ chăn sử dụng thức ăn thu gom và yếu tố nguy cơ mắc dịch PRRS

Kết quả ở bảng 4.13 cho thấy việc sử dụng thức ăn thu gom không có liên quan và làm tăng nguy cơ phát sinh và lây lan dịch PRRS. Chưa tìm thấy mối liên hệ giữa 2 yếu tố này.

4.3.4. Sử dụng nước giếng trong chăn nuôi

Trong chăn nuôi, nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nước liên quan đến mọi quá trình trao đổi chất, điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp tiêu hóa thức ăn và loại bỏ tạp chất cặn bã trong cơ thể. Nước ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như hiệu quả sản xuất trên vật nuôi. Nước dùng trong chăn nuôi kém chất lượng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gia súc cũng như năng suất chăn nuôi. Để xác định mối liên quan giữa hộ chăn nuôi sử dụng nước giếng trong chăn nuôi với nguy cơ phát sinh và lây lan dịch PRRS chúng tôi đã tiến hành tổng hợp và phân tích, kết quả được trình bày ở bảng 4.14.

Bảng 4.14. Kết quả phân tích yếu tố sử dụng nước giếng trong chăn nuôi.

Yếu tố nguy cơ Hộ bệnh Hộ chứng Tổng hàng

Sử dụng nước giếng trong chăn nuôi

Có 3 8 11

Không 13 40 53

Tổng cột 16 48 64

Tỷ suất chênh lệch OR (odds ration): 1.1538

Chitest (Giá trị P - value): 0.8484

Kết luận: Không chấp nhận H1 (vì P – value >0.05): Chưa tìm thấy mối liên hệ hộ chăn sử dụng nước giếng trong chăn nuôi và yếu tố nguy cơ mắc dịch PRRS

Kết quả ở bảng 4.14 cho thấy yếu tố sử dụng nước giếng trong chăn nuôi không liên quan đến vấn đề làm phát sinh dịch Tai xanh ở Hưng Yên.

4.3.5. Mua con giống nguồn gốc không rõ ràng

Trong quá trình tiến hành điều tra các hộ chăn nuôi về nguồn gốc con giống chúng tôi thấy một số hộ chăn nuôi mua con giống ở các địa phương khác về nuôi không rõ nguồn gốc. Do số lượng con giống nhập về không nhiều, đều nuôi nhỏ lẻ nên không được kiểm dịch và phần lớn con giống được chủ chăn nuôi vận chuyển bằng xe máy. Một số hộ có thể mua được con giống ngay trong địa bàn xã. Việc mua con giống không rõ nguồn gốc và phương thức vận chuyển lợn giống như trên có thể là yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch PRRS. Để xác định đây có phải là một yếu tố nguy cơ có làm lây lan dịch PRRS hay không, chúng tôi đã phân tích số liệu điều tra. Kết quả được trình bày ở bảng 4.15.

Bảng 4.14. Kết quả phân tích yếu tố mua con giống nguồn gốc không rõ ràng Yếu tố nguy cơ Hộ bệnh Hộ chứng Tổng hàng Mua con giống nguồn gốc

không rõ ràng

Có 8 5 13

Không 8 43 51

Tổng cột 16 48 64

Tỷ suất chênh lệch OR (odds ration): 8.6

Chitest (Giá trị P - value): 0.0018

Kết luận: Không chấp nhận H0 (vì P – value <0.05): Hộ chăn nuôi mua con giống nguồn gốc không rõ ràng có nguy cơ mắc dịch PRRS cao gấp 8.6 lần so với những hộ mua con giống nguồn gốc rõ ràng.

Qua kết quả phân tích ở bảng 4.15 cho thấy người chăn nuôi mua con giống nguồn gốc không rõ ràng gây nguy cơ làm lây lan và phát sinh hội chứng rối loạn

sinh sản và hô hấp cao gấp 8,6 lần so với những hộ mua con giống có nguồn gốc rõ ràng. Vì vậy, các hộ chăn nuôi cần mua con giống có nguồn gốc rõ ràng để ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh và lây lan.

4.3.6. Không sử dụng thuốc sát trùng tiêu độc định kỳ

Việc sử dụng thuốc sát trùng để vệ sinh tiêu độc định kỳ khu chăn nuôi là một trong những biện pháp an toàn sinh học hữu hiệu, giúp phòng chống dịch hiệu quả. Tuy nhiên, đối với chăn nuôi nhỏ lẻ thì vấn đề này ít được quan tâm đến.

Sau khi điều tra, kết quả được đưa vào bảng tương liên để phân tích. Kết quả được trình bày ở bảng 4.16.

Bảng 4.16. Kết quả phân tích yếu tố hộ chăn nuôi không sử dụng thuốc sát trùng tiêu độc định kỳ

Yếu tố nguy cơ Hộ bệnh Hộ chứng Tổng hàng

Không sử dụng thuốc sát trùng tiêu độc định kỳ

Có 12 16 28

Không 4 32 36

Tổng cột 16 48 64

Tỷ suất chênh lệch OR (odds ration): 6

Chitest (Giá trị P - value): 0.0061

Kết luận: Không chấp nhận H0 (vì P – value <0.05): Hộ chăn nuôi không sử dụng thuốc sát trùng định kỳ có nguy cơ mắc dịch PRRS cao gấp 6 lần so với những hộ tiêu độc định kỳ.

Kết quả ở bảng 4.16 cho thấy, giá trị P < 0.05 và tỷ suất chênh lệch lớn hơn 1, nghĩa là nghiên cứu này có ý nghĩa về mặt thống kê, việc các hô chăn nuôi không sử dụng hóa chất để tiêu độc khử trùng thường xuyên có nguy cơ phát sinh và lây lan dịch lên gấp 6 lần so với những hộ chăn nuôi sử dụng hóa chất tiêu độc khử trùng chuồng trại định kỳ. Vì vậy cần có các biện pháp vệ sinh tiêu độc khử trùng phù hợp như: vệ sinh khu vực chuồng nuôi hàng ngày, định kì phun thuốc khử trùng ở khu vực chăn nuôi và xung quanh, vệ sinh chuồng trại, đối với khách thăm quan, và những người ra vào khu vực chuồng nuôi nên tiến hành vệ sinh khử trùng trước khi vào khu chuồng.

4.3.7. Xử lý chất thải, xả thẳng ra ngoài môi trường

Bên cạnh việc vệ sinh chuồng trại, công tác xử lý chất thải trong chăn nuôi cũng là vấn đề cần được quan tâm hiện nay. Chúng tôi tiến hành xác định mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ là xả thẳng chất thải trong chăn nuôi với việc phát sinh là lây lan dịch PRRS. Kết quả được trình bày ở bảng 4.17.

Bảng 4.15. Kết quả phân tích yếu tố xả thẳng chất thải ra ngoài môi trường

Yếu tố nguy cơ Hộ bệnh Hộ chứng Tổng hàng

Xả thẳng chất thải ra ngoài môi trường

Có 9 18 27

Không 7 30 37

Tổng cột 16 48 64

Tỷ suất chênh lệch OR (odds ration): 2.7778

Chitest (Giá trị P - value): 0.0866

Kết luận: Không chấp nhận H1 (vì P – value >0.05): Chưa tìm thấy mối liên hệ hộ chăn nuôi xả thẳng chất thải ra ngoài môi trường và yếu tố nguy cơ mắc dịch PRRS

Kết quả ở bảng 4.17 cho ta thấy P > 0.05 nghĩa là chưa tìm thấy mối liên quan giữa việc các hộ chăn nuôi xả thẳng chất thải ra ngoài môi trường và yếu tố nguy cơ mắc PRRS. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy chất thải chăn nuôi khi xả thẳng ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước, môi trường không khí, môi trường đất... Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh về hô hấp, tiêu hóa do chất thải chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh. Chính vì thế, chất thải chăn nuôi cần được quản lý chặt chẽ hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (prrs) ở đàn lợn nuôi tại tỉnh hưng yên trong hai năm 2015 2016 (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)