4.1. Tình hình chăn nuôi, vệ sinh, tiêm phòng và dịch bệnh lợn tai xanh tại tỉnh Hưng Yên
4.1.2. Tình hình chăn nuôi
Với đặc điểm một tỉnh thuần nông, so với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng, Hưng Yên là tỉnh duy nhất có tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ lệ cao nhất so với tổng tỷ trọng cơ cấu kinh tế chung.
Sự phát triển của ngành trồng trọt đã có tác động mạnh mẽ đến ngành chăn nuôi của tỉnh. Trong điều kiện dịch bệnh khó kiểm soát nhưng ngành chăn nuôi của tỉnh vẫn giữ được tăng trưởng khá ổn định, bình quân khoảng 9%/
năm. Số lượng gia súc, lợn tăng nhanh, có nhiều tiến bộ cả về giống và phương thức chăn nuôi, chuyển từ chăn nuôi mang tính tận dụng là chủ yếu sang chăn nuôi công nghiệp hoặc bán công nghiệp, đầu tư thâm canh tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
Chăn nuôi lợn phát triển tương đối mạnh mẽ. Tuy vậy, chăn nuôi trang trại, gia trại đang có xu hướng giảm mạnh. Xu thế chăn nuôi hộ trong khu vực dân cư cũng giảm mạnh do hiệu quả không cao và gây ô nhiễm môi trường.
4.1.2.1. Cơ cấu chăn nuôi
Sau quá trình tiến hành điều tra đã rút ra được đặc điểm trong cơ cấu chăn nuôi trên đàn lợn tại các địa điểm điều tra. Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu 4.1.
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại các hộ điều tra
Stt Loại lợn Số lượng(con) Tỷ lệ (%)
1 Lợn con 10558 27.94
2 Lợn thịt 22157 58.63
3 Lợn nái 4952 13.10
4 Lợn đực giống 123 0.33
Tổng 37790 100
10558
22157
4952
123 0
5000 10000 15000 20000 25000
Lợn con Lợn thịt Lợn nái Lợn đực giống
Số lượng (con)
Loại lợn
Hình 4.2. Tình hình chăn nuôi lợn tại các hộ diều tra
Bảng số liệu trên cho thấy phần lớn các hộ chăn nuôi tập trung chủ yếu vào nuôi lợn thịt, chiếm 58.63% hơn một nửa trong tổng số. Tiếp đến là lợn con với 27.94%. Lợn nái chiếm 13.10%. Lợn đực giống chiếm tỷ lệ nhỏ nhất chỉ 0.33%.
Cơ cấu chăn nuôi như trên hoàn toàn phù hợp với thị trường tiêu thụ. Nhu cầu thịt lợn là vô cùng lớn nên người dân tập trung chăn nuôi lợn thịt với số lượng lớn.
4.1.2.2. Tình hình nguồn cung cấp con giống
Nguồn cung cấp con giống không những ảnh hưởng đến quá trình phát sinh dịch bệnh mà còn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm thịt:
- Nếu nhập con giống từ những nơi đang có dịch thì chính là tạo điều kiện cho dịch bệnh phát tán ra diện rộng và cũng chính là mang dịch bệnh từ bên ngoài vào chuồng nuôi.
- Nếu nhập con giống từ những trại vừa mới khỏi bệnh, cơ thể con vật còn yếu và còi cọc nên sẽ kéo dài thời gian nuôi ảnh hưởng đến năng suất.
Sau đây là kết quả điều tra được ghi nhận ở bảng 4.2 Bảng 4.2. Tình hình sử dụng nguồn con giống
Stt Nguồn con giống Số hộ(hộ) Tỷ lệ(%)
1 Tự sản xuất 214 50.47
2 Mua nơi khác có kiểm dịch 194 45.76
3 Mua nơi khác không kiểm dịch 16 3.77
Tổng 424 100.00
214
194
16 0
50 100 150 200 250
Tự sản xuất Mua nơi khác có kiểm dịch
Mua nơi khác không kiểm dịch
Số hộ
Nguồn gốc giống
Hình 4.3. Tình hình sử dụng nguồn con giống
Qua bảng 4.2 cho thấy, số hộ chăn nuôi ở đây vẫn tự sản suất con giống là chủ yếu do đó chiếm tỷ lệ cao nhất với 50,47%, tiếp đến là mua con giống ở nơi có kiểm dịch chiếm 45,76%, còn mua con giống nơi không kiểm dịch chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,77%. Có thể nói là người chăn nuôi ở Hưng Yên đã chú trọng đến khâu lợn giống nhằm giảm thiểu dịch bệnh lây nhiễm từ ngoài vào.
4.1.2.3. Tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi tại các hộ điều tra
Thức ăn chăn nuôi là yếu tố mang tính quyết định tới năng suất cũng như sản lượng trong chăn nuôi. Nhu cầu thức ăn của loài lợn khá cao và do thường nuôi với số lượng nhiều nên việc cung cấp thức ăn vô cùng quan trọng. Thức ăn cho chăn nuôi lợn khá đa dạng, vì thế cũng có rất nhiều nguồn cung cấp khác nhau. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng hộ chăn nuôi mà sử dụng các phương thức sau:
- Dùng thức ăn đậm đặc trộn nguyên liệu sẵn có ở địa phương (thức ăn bán công nghiệp).
- Dùng thức ăn tự trộn (tự chế).
- Dùng thức ăn hỗn hợp (hay cám bao) của các xí nghiệp sản xuất thức ăn gia súc có uy tín (thức ăn công nghiệp).
- Dùng đồ ăn dư trong sinh hoạt hàng ngày từ nhiều nơi (thức ăn thu gom).
Tiến hành điều tra các loại thức ăn sử dụng ở địa bàn Hưng Yên. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi tại các hộ điều tra
Stt Nguồn thức ăn Số hộ(hộ) Tỷ lệ(%)
1 Thức ăn công nghiêp 212 50.00
2 Thức ăn bán công nghiệp 174 41.04
3 Thức ăn tự chế 26 6.13
4 Thức ăn thu gom 12 2.83
Tổng 424 100.00
212
174
26 12
0 50 100 150 200 250
Thức ăn công nghiệp
Thức ăn bán công nghiệp
Thức ăn tự chế Thức ăn thu gom
Số hộ
Nguồn thức ăn
Hình 4.4. Tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi tại các hộ điều tra Thức ăn công nghiệp và thức ăn bán công nghiệp là hai loại thức ăn được các hộ chăn nuôi sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ lần lượt là 50% và 41.04%. Hai loại thức ăn có ưu điểm nổi bật là sự tiện lợi, thức ăn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự sinh trưởng, từng giai đoạn phát triển của loài lợn nên mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thức ăn công nghiệp nên việc lựa chọn và sử dụng chúng ngày càng phổ biến. Bên cạnh đó một số hộ gia đình sử dụng thức ăn tự chế (6.13%) và thức ăn thu gom (2.83%).
4.1.2.4. Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi tại các hộ điều tra
Trong chăn nuôi, nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nước ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như hiệu quả sản xuất trên vật nuôi. Nước liên quan đến
mọi quá trình trao đổi chất, điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp tiêu hóa thức ăn và loại bỏ tạp chất cặn bã.
Nước dùng trong chăn nuôi kém chất lượng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gia súc cũng như năng suất chăn nuôi. Yêu cầu nước mát, sạch, không chứa khoáng độc, vi sinh vật có hại. Ở những vùng nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn (phèn sắt, phèn nhôm) sẽ có ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng và sức kháng bệnh của lợn nuôi.
Nếu sử dụng nguồn nước mặt thì phải quan tâm đến khía cạnh vi sinh vật có hại vốn từ đầu nguồn sông ngòi, ao đầm.
Nếu sử dụng nguồn nước ngầm thì phải chú trọng tới chất khoáng hòa tan trong nước, nếu hàm lượng khoáng độc quá nhiều thì không dùng để nuôi lợn được.
Kết quả của quá trình điều tra nguồn nước được sử dụng trong chăn nuôi tại các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Hưng Yên được trình bày ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi
Stt Nguồn nước Số hộ(hộ) Tỷ lệ (%)
1 Nước máy 11 2.59
2 Nước giếng 407 95.99
3 Nước mưa 6 1.42
4 Nước ao hồ 0 0
Tổng 424 100
11
407
6 0
0 50 100 150 200 250 300 350 400 450
Nước máy Nước giếng Nước mưa Nước ao hồ
Số hộ
Nguồn nước
Hình 4.5. Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi
Nhìn vào bảng kết quả 4.4 ta thấy hầu hết các hộ chăn nuôi đều sử dụng nước giếng cho chăn nuôi, nó chiếm tới 95.99%. Chỉ một số hộ gia đình lấy nguồn nước khác để chăn nuôi, nước máy chiếm 2.59% và nước mưa là 1.42%.
Thực tế các hộ chăn nuôi đều chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình nên việc sử dung nước giếng khoan để dùng là điều thường gặp. Và chất lượng nguồn nước này thì không có kết luận có đảm bảo hay không. Chỉ một số ít hộ nuôi theo hình thức công nghiệp hiện đại, quy mô lớn nên đầu tư sử dụng nước máy. Nguồn nước ao hồ rất may là không được dùng để chăn nuôi.