4.1. Tình hình chăn nuôi, vệ sinh, tiêm phòng và dịch bệnh lợn tai xanh tại tỉnh Hưng Yên
4.1.3. Vệ sinh trong chăn nuôi tại các hộ được điều tra
Vệ sinh chuồng trại là khâu quan trọng trong hoạt động chăn nuôi lợn. Vệ sinh chuồng trại loại trừ bớt các yếu tố độc hại, các mầm bệnh truyền nhiễm,hạn chế sự phát sinh và lây lan các bệnh truyền nhiễm. Vấn đề vệ sinh cần phải hết sức quan tâm, tiến hành đúng quy trình. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Tình hình vệ sinh chuồng trại
Stt Vệ sinh chuồng trại Số hộ(hộ) Tỷ lệ(%)
1 Vệ sinh hàng ngày 382 90.09
2 Vệ sinh 3 lần/ tuần 8 1.89
3 Vệ sinh hàng tuần 32 7.55
4 Vệ sinh hàng tháng 2 0.47
Tổng 424 100
382
8 32
0 2 50 100 150 200 250 300 350 400 450
Vệ sinh hàng ngày Vệ sinh 3 lần/tuần Vệ sinh hàng tuần Vệ sinh hàng tháng
Số hộ
Vệ sinh chuồng trại
Hình 4.6. Tình hình vệ sinh chuồng trại
Từ bảng 4.5 ta thấy phần lớn các hộ chăn nuôi đã có ý thức vệ sinh chuồng trại, thể hiện ở chỗ có 90.09% số hộ chăn nuôi tiến hành vệ sinh chuồng trại hằng ngày. Số hộ vệ sinh chuồng trại 3 lần/ tuần và vệ sinh hàng tuần lần lượt chiếm tỷ lệ là 1.89% và 7.55% chiếm tỷ lệ khá ít. Đặc biệt vẫn còn một số hộ tiến hành vệ sinh chuồng trại theo tháng chiếm tỷ lệ 0.47%.
Điều này rất nguy hiểm vì chuồng trại quá bẩn, ẩn chứa rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm, có thể làm bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm. Đối với những trường hợp này cần quan tâm phổ biến kiến thức, nâng cao ý thức vệ sinh chăn nuôi và hướng dẫn thực hành.
4.1.3.2. Tình hình xử lý chất thải trong chăn nuôi tại các hộ được điều tra Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế ở nước ta, vấn đề ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề bức thiết hiện nay. Một trong những nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trường là từ chăn nuôi. Ngành chăn nuôi ở nước ta những năm gần đây đã và đang phát triển nhanh chóng về cả chất lượng và quy mô. Tuy nhiên, chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ cũng như trại chăn nuôi lớn việc quản lý và sử dụng các nguồn chất thải từ chăn nuôi còn nhiều bất cập.
Một trong những nguyên nhân là do người chăn nuôi chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc xử lý nguồn chất thải; kinh phí phục vụ cho việc xử lý chất thải còn thấp; luật xử lý chất thải còn chưa đồng bộ và khó áp dụng; chăn nuôi nhỏ lẻ cũng là một trong những nguyên nhân làm việc quản lý và xử lý chất thải còn gặp khó khăn.
Chất thải trong chăn nuôi ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe con người và vật nuôi:
- Gây ô nhiễm nguồn nước bề mặt, nước ngầm, môi trường khí, môi trường đất và các sản phẩm nông nghiệp.
- Gây ra nhiều căn bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa do trong chất thải chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh.
Ngoài việc vệ sinh chuồng trại thì công tác xử lý chất thải chăn nuôi cũng được chúng tôi điều tra. Nhưng trong quá trình điều tra có một số hộ sử dụng đồng thời hai cách để xử lý chất thải chăn nuôi. Kết quả xử lý chất thải chăn nuôi được ghi nhận qua bảng 4.6.
Bảng 4.6. Tình hình xử lý chất thải trong chăn nuôi
STT Xử lý chất thải Số hộ(hộ) Tỷ lệ(%)
1 Ủ biogas 311 73.35
2 Trực tiếp bón cây 0 0
3 Nuôi cá 68 16.04
4 Xả ra ngoài môi trường 45 10.61
Tổng 424 100
311
0
68
45 0
50 100 150 200 250 300 350
Ủ biogas Trực tiếp bón cây
Nuôi cá Xả ra ngoài môi trường
Số hộ
Xử lý chất thải
Hình 4.7. Tình hình xử lý chất thải trong chăn nuôi
Có rất nhiều phương pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn. Qua điều tra cho thấy phương pháp xử lý bằng cách ủ biogas được sử dụng rộng rãi nhất, chiếm 73.35%. Phương pháp xử lý dùng làm thức ăn cho cá chiếm 16.04%.
Ngoài ra vẫn còn một số hộ vẫn xả thẳng chất thải ra ngoài môi trường chiếm tỷ lệ 10.61%.
Việc xử lý chất thải chăn nuôi lợn bằng phương pháp ủ sinh học biogas được dùng rộng rãi bởi các lợi ích mà nó đem lại cho đời sống. Khí ga là nguồn năng lượng dùng để đốt, chạy máy phát điện, còn các chất cặn sau quá trình lên men dùng làm phân bón cây. Việc xả thẳng chất thải ra môi trường gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường sống, con người và vật nuôi. Vì vậy cần khuyến khích các hộ chăn nuôi trên sử dụng các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi khác hợp lý, hiệu quả hơn.