Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thành phần bệnh chính hại ngô tại xã đông la, huyện hoài đức, thành phố Hà Nội
Trên cây ngô có rất nhiều loài nấm gây hại khác nhau, để khảo sát thành phần, mức độ phổ biến của các bệnh do nấm gây ra trên ngô, chúng tôi tiến hành điều tra thành phần bệnh chính hại ngô vụ xuân hè tại xã Đông La, huyện Hoài Đức, TP .Hà Nội trên các giống ngô được trồng tại đây. Điều tra định kì 7 ngày một lần theo quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về phương pháp điều tra, phát hiện dịch hại cây ngô (QCVN 01-167/2014 : BNNPTNT) thu được kết quả như sau:
Bảng 4.1. Thành phần bệnh chính hại ngô vụ xuân hè tại xã Đông La, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội
STT
Tên bệnh Giai
đoạn cây bị bệnh
Bộ phận bị hại
Mức độ gây hại Tên Vệt Nam Tên khoa học
1 Đốm lá nhỏ Bipolaris maydis 3-4 lá Lá +++
2 Đốm lá lớn Exserohilum turcicum 7-8 lá Lá ++
3 Khô vằn Rhizoctonia solani 8-10 lá Thân,bẹ lá +
4 Gỉ sắt Puccinia maydis 9-10 lá Lá +++
Ghi chú: + Bệnh nhẹ TLB < 5%; ++ Bệnh trung bình TLB 5-10%; +++ Bệnh nặng TLB > 10%
Qua bảng 4.1 chúng tôi thấy: thành phần bệnh chính hại ngô vụ xuân hè tại xã Đông La phong phú, giai đoạn bị bệnh, bộ phận bị hại và mức độ gây hại giữa các bệnh là khác nhau. Bệnh xuất hiện từ khi cây được 3 - 4 lá cho đến khi thu hoạch, chủ yếu bệnh gây hại nhiều trên lá từ giai đoạn cây 5 - 6 lá đến 8 - 10 lá.
Bệnh gây hại trên khắp các bộ phận của cây từ lá, bẹ lá, thân, bắp, áo bắp,... Bệnh gây hại nặng điển hình là bệnh đốm lá nhỏ, bệnh xuất hiện sớm nhất khi cây ngô được 3 - 4 lá và tồn tại trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây ngô, bệnh hại chủ yếu ở lá và một phần ở bẹ lá. Tiếp đến bệnh gỉ sắt cũng là một bệnh gây hại nhiều cho cây ngô, bệnh hại chủ yếu ở lá, mặc dù bệnh xuất hiện muộn hơn nhưng khả năng gây hại của bệnh lớn hơn so với bệnh đốm lá lớn và bệnh đốm lá nhỏ vì nấm gây hại tấn công, xâm nhập và làm chết tế bào lá, làm cho lá bị khô, chết hoại, mất khả năng quang hợp. Bệnh đốm lá lớn xuất hiện sau bệnh đốm lá nhỏ, giai đoạn cây 5 - 6 lá bệnh bắt đầu xuất hiện và gây hại mạnh
cho đến cuối vụ. Bệnh khô vằn xuất hiện vào giai đoạn cây 8 - 10 lá gây hại chủ yếu ở bẹ lá, thân nhiễm với mức độ trung bình trên đồng ruộng.
A B
C D
Hình 4.1. Thành phần bệnh chính hại ngô vụ xuân hè tại xã Đông La, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội
Ghi chú: A: Bệnh đốm lá lớn ngô (Exserohilum turcicum) C: Bệnh gỉ sắt ngô (Puccinia maydis)
B: Bệnh đốm lá nhỏ ngô (Bipolaris maydis) D: Bệnh khô vằn ngô (Rhizoctonia solani).
4.2. TÌNH HÌNH PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN GÂY HẠI CỦA BỆNH ĐỐM LÁ NHỎ (B. MAYDIS) TRÊN NGÔ VỤ XUÂN HÈ TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC, TP. HÀ NỘI
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến phát sinh, phát triển bệnh đốm lá nhỏ ngô (Bipolaris maydis). Điều tra diễn biến bệnh đốm lá nhỏ ngô tại huyện Hoài Đức từ tháng 01/2016 định kì 7 ngày một lần theo quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về phương pháp điều tra, phát hiện dịch hại cây ngô (QCVN 01-167/2014:
BNNPTNT, 2014) thu được kết quả như sau.
4.2.1. Tình hình phát sinh, phát triển gây hại của bệnh đốm lá nhỏ ngô ở một số địa phương khác nhau tại huyện Hoài Đức
Điều tra diễn biến bệnh đốm lá nhỏ (Bipolaris maydis) hại ngô nếp HN88 ở các vùng trồng ngô vụ xuân hè tại huyện Hoài Đức ta được bảng như sau.
Bảng 4.2. Diễn biến bệnh đốm lá nhỏ (Bipolaris maydis) hại ngô nếp HN88 ở các vùng trồng ngô vụ xuân hè tại huyện Hoài Đức
Ngày điều
tra
Giai đoạn
Đông La Tiền Yên Vân Côn
TLB (%)
CSB (%)
TLB (%)
CSB (%)
TLB (%)
CSB (%)
01/3 Cây con - - - - - -
08/3 3-4 lá 4,0 0,44 3,0 0,33 3,0 0,33
15/3 5-6 lá 11,0 1,67 10,0 1,56 9,0 1,22
22/3 7-8 lá 18,0 3,11 16,0 2,67 15,0 2,33
29/3 Xoáy nõn 22,0 3,11 20,0 3,33 19,0 3,22
05/4 Trỗ cờ, phun râu 21,0 2,56 17,0 1,89 15,0 1,67 12/4 Tung phấn, thụ tinh 19,0 2,11 15,0 1,67 13,0 1,44
19/4 Chín sữa 16,0 1,78 13,0 1,44 11,0 1,22
26/4 Chín sáp 14,0 1,56 11,0 1,22 10,0 1,11
Ghi chú: - TLB (%): Tỷ lệ bệnh (%) - CSB (%): Chỉ số bệnh (%)
Hình 4.2. Diễn biến bệnh đốm lá nhỏ ( Bipolaris maydis ) hại ngô nếp HN88 ở các vùng trồng ngô vụxuân hè tại huyện Hoài Đức
Qua bảng 4.2 cho thấy: Ở các vùng khác nhau thì diễn biến bệnh đốm lá nhỏ ngô (Bipolaris maydis) trên giống ngô HN88 là khác nhau. Bệnh phát sinh và gây hại tăng dần từ giai đoạn 3 - 4 lá đến xoáy nõn, sau đó bệnh giảm dần. Bệnh hại nặng nhất ở giai đoạn 7 - 8 lá đến xoáy nõn. Bệnh đốm lá nhỏ (Bipolaris maydis) gây hại trên giống ngô HN88 cao nhất ở vùng đất xã Đông La với TLB 22,0%, CSB 3,11%; ở vùng Tiền Yên, vùng đất Vân Côn bệnh đốm lá nhỏ ngô (Bipolaris maydis) gây hại trên giống ngô HN88 là thấp hơn.
Do đó ở các vùng khác nhau bệnh đốm lá nhỏ ngô (Bipolaris maydis) gây hại khác nhau nguyên nhân là do chế độ chăm sóc, nguồn bệnh từ vụ trước để lại, bệnh đi theo hạt giống,...
4.2.2. Tình hình phát sinh, phát triển gây hại của bệnh đốm lá nhỏ ngô trên một số nền luân canh khác nhau tại huyện Hoài Đức
Điều tra diễn biến bệnh đốm lá nhỏ (Bipolaris maydis) hại ngô nếp HN88 vụ xuân hè ở các chế độ luân canh khác nhau được trồng tại xã Đông La ta được bảng số liệu sau.
Bảng 4.3. Diễn biến bệnh đốm lá nhỏ (Bipolaris maydis) hại ngô nếp HN88 ở các chế độ luân canh khác nhau vụ xuân hè 2016 tại xã Đông La Ngày
điều tra
Giai đoạn
Ngô – Lúa – cà chua
Lúa- Ngô –
cải bắp Lúa- lúa -ngô TLB
(%)
CSB (%)
TLB (%)
CSB (%)
TLB (%)
CSB (%)
01/3 Cây con - - - - - -
08/3 3-4 lá 3,0 0,33 2,0 0,22 2,0 0,22
15/3 5-6 lá 11,0 1,44 9,0 1,00 7,0 0,78
22/3 7-8 lá 19,0 3,00 17,0 2,33 14,0 2,00
29/3 Xoáy nõn 22,0 3,33 19,0 2,78 16,0 2,44
05/4 Trỗ cờ, phun râu 21,0 2,56 18,0 2,00 15,0 1,67 12/4 Tung phấn, thụ tinh 19,0 2,11 15,0 1,67 13,0 1,44
19/4 Chín sữa 17,0 1,89 13,0 1,44 11,0 1,22
26/4 Chín sáp 15,0 1,67 12,0 1,33 8,0 0,89
Ghi chú: - TLB (%): Tỷ lệ bệnh (%) - CSB (%): Chỉ số bệnh (%)
Hình 4.3. Diễn biến bệnh đốm lá nhỏ (Bipolaris maydis) hại ngô nếp HN88 ở các chế độ luân canhkhác nhau vụ xuân hè 2016 được trồng tại xã Đông La Qua bảng 4.3 cho chúng tôi nhận xét: bệnh đốm lá nhỏ ngô (Bipolaris maydis) phát sinh sớm ngay từ đầu vụ cho đến cuối vụ, ở các chế độ luân canh khác nhau có ảnh hưởng đến diễn biến của bệnh là khác nhau. Đối với công thức luân canh ngô – lúa – cà chua thì bệnh phát sinh, gây hại lớn nhất TLB là 22,0%, CSB là 3,33 %; ở các chế độ luân canh lúa xuân – lúa mùa – ngô đông có TLB, CSB thấp hơn.
Vì vậy việc áp dụng biện pháp luân canh phù hợp cũng là cách tốt để giảm thiểu nguồn bệnh đốm lá nhỏ ngô (Bipolaris maydis) tích lũy, phát sinh, phát triển lây lan và gây hại.
4.2.3. Tình hình phát sinh, phát triển gây hại của bệnh đốm lá nhỏ ngô trên một số giống ngô khác nhau tại xã Đông La, huyện Hoài Đức
Điều tra diễn biến bệnh đốm lá nhỏ (Bipolaris maydis) hại ngô trên các giống ngô khác nhau vụ xuân hè tại Đông La ta được bảng sau.
Bảng 4.4. Diễn biến bệnh đốm lá nhỏ (Bipolaris maydis) hại ngô trên các giống khác nhau vụ xuân hè 2016 tại xã Đông La Ngày
điều tra Giai đoạn
HN88 ADI602 NK4300
TLB (%)
CSB (%)
TLB (%)
CSB (%)
TLB (%)
CSB (%)
01/3 Cây con - - - - - -
08/3 3-4 lá 5,0 0,56 3,0 0,33 2,0 0,22
15/3 5-6 lá 12,0 1,78 10,0 1,56 8,0 0,89
22/3 7-8 lá 20,0 2,89 18,0 3,11 15,0 2,33
29/3 Xoáy nõn 23,0 3,44 21,0 2,33 18,0 3,11
05/4 Trỗ cờ, phun râu 22,0 2,67 19,0 2,11 16,0 1,78
12/4 Tung phấn, thụ tinh 20,0 2,22 17,0 1,89 13,0 1,44
19/4 Chín sữa 19,0 2,11 15,0 1,67 11,0 1,22
26/4 Chín sáp 17,0 1,89 13,0 1,44 9,0 1,00
Ghi chú: - TLB (%): Tỷ lệ bệnh (%) - CSB (%): Chỉ số bệnh (%)
Hình 4.4. Diễn biến bệnh đốm lá nhỏ (Bipolaris maydis) hại ngô trên các giống khác nhau vụ xuân hè 2016 được trồng tại xã Đông La
Qua bảng 4.4 cho thấy: Ở các giống ngô khác nhau bệnh đốm lá nhỏ ngô (Bipolaris maydis) phát sinh, gây hại là khác nhau. Bệnh đốm lá nhỏ ngô phát sinh gây hại trên giống ngô HN88 là cao nhất, bệnh suất hiện sớm khi ngô có 3 - 4 lá, bệnh tăng dần khi ngô có 5 - 6 lá đến chín sữa, chín sáp tỷ lệ bệnh là 23 % chỉ số bệnh là 3.44 %; ở các giống ngô ADI602 và giống NK4300 có tỷ lệ bệnh thấp hơn.
Do đó khi gieo trồng ngô để hạn chế bệnh đốm lá nhỏ ngô (Bipolaris maydis) gây hại, chúng ta nên sử dụng giống có khả năng kháng bệnh để hạn chế bệnh gây hại trên diện rộng.
4.2.4. Ảnh hưởng của lượng bón phân urê khác nhau đến tình hình bệnh đốm lá nhỏ hại ngô vụ xuân hè 2016 tại Đông La
Điều tra diễn biến bệnh đốm lá nhỏ ngô (Bipolaris maydis) hại ngô nếp HN88 ở các chế độ phân bón khác nhau vụ xuân hè được trồng tại xã Đông La ta được bảng như sau:
Bảng 4.5. Diễn biến bệnh đốm lá nhỏ (Bipolaris maydis) hại ngô nếp HN88 ở chế độ phân bón khác nhau vụ xuân hè 2016 tại xã Đông La
Ngày điều
tra
Giai đoạn
14 kg URE/sào 10 kg URE/sào 6 kg URE/sào TLB
(%)
CSB (%)
TLB (%)
CSB (%)
TLB (%)
CSB (%)
01/3 Cây con - - - - - -
08/3 3-4 lá 5,0 0,56 3,0 0,33 2,0 0,22
15/3 5-6 lá 13,0 2,11 10,0 1,33 9,0 1,00
22/3 7-8 lá 22,0 3,11 19,0 3,00 17,0 2,33
29/3 Xoáy nõn 24,0 3,56 20,0 2,44 22,0 2,67
05/4 Trỗ cờ, phun râu 23,0 3,00 17,0 1,89 19,0 2,11 12/4 Tung phấn, thụ tinh 21,0 2,33 15,0 1,67 16,0 1,78
19/4 Chín sữa 19,0 2,11 12,0 1,33 14,0 1,56
26/4 Chín sáp 18,0 2,00 10,0 1,11 13,0 1,44
Ghi chú: - TLB (%): Tỷ lệ bệnh (%) - CSB (%): Chỉ số bệnh (%)
Hình 4.5. Diễn biến bệnh đốm lá nhỏ (Bipolaris maydis) hại ngô nếp HN88 ở chế độ phân bón khác nhau vụ xuân hè 2016 tại xã Đông La
Qua bảng 4.5 cho thấy: ở chế độ bón phân khác nhau bệnh đốm lá nhỏ ngô (Bipolaris maydis) phát sinh, gây hại là khác nhau. Bệnh đốm lá nhỏ ngô phát sinh gây hại ở chế độ bón phân 14 kg ure/sào là cao nhất tỷ lệ bệnh là 24,0% chỉ số bệnh là 3,56 %; ở chế độ bón phân 6 kg ure/ sào có tỷ lệ bệnh là 22,0 %, chỉ số bệnh là 2,67 %, thấp nhất ở chế độ bón phân 10 kg ure/sào với tỷ lệ bệnh là 20,0% và chỉ số bệnh là 2,44%.
Do đó khi gieo trồng ngô để hạn chế bệnh đốm lá nhỏ ngô (Bipolaris maydis) gây hại, chúng ta nên có chế độ phân bón hợp lý, không bón quá nhiều hay quá ít phân đạm.
4.2.5. Ảnh hưởng của trồng xen đến tình hình bệnh đốm lá nhỏ hại ngô vụ xuân hè 2016 tại Đông La
Điều tra diễn biến bệnh đốm lá nhỏ ngô (Bipolaris maydis) hại ngô tẻ NK4300 ở ruộng trồng xen với các cây trồng khác nhau vụ xuân hè được trồng tại xã Đông La ta được bảng như sau:
Bảng 4.6. Diễn biến bệnh đốm lá nhỏ (Bipolaris maydis) hại ngô NK4300 vụ xuân hè được trồng xen tại xã Đông La
Ngày điều
tra
Giai đoạn
Ngô - đậu tương Ngô - mướp Ngô TLB
(%)
CSB (%)
TLB (%)
CSB (%)
TLB (%)
CSB (%)
01/3 Cây con - - - - - -
08/3 3-4 lá 3,0 0,33 5,0 0,56 3,0 0,33
15/3 5-6 lá 9,0 1,00 11,0 1,44 7,0 0,78
22/3 7-8 lá 17,0 2,56 21,0 2,78 15,0 1,89
29/3 Xoáy nõn 19,0 2,78 23,0 3,44 17,0 2,56
05/4 Trỗ cờ, phun râu 18,0 2,00 22,0 2,89 15,0 1,67
12/4 Tung phấn, thụ tinh 16,0 1,78 20,0 2,22 13,0 1,44
19/4 Chín sữa 15,0 1,67 18,0 2,00 12,0 1,33
26/4 Chín sáp 14,0 1,56 16,0 1,78 11,0 1,22
Ghi chú: - TLB (%): Tỷ lệ bệnh (%) - CSB (%): Chỉ số bệnh (%)
Hình 4.6. Diễn biến bệnh đốm lá nhỏ (Bipolaris maydis) hại ngô NK4300 trồng xen
Qua bảng 4.6 chúng tôi nhận thấy: Khi trồng xen cây ngô với cây trồng khác thì tỷ lệ bệnh đốm lá nhỏ ngô (Bipolaris maydis) phát sinh, gây hại là khác nhau. Cụ thể bệnh đốm lá nhỏ ngô phát sinh gây hại ở ruộng trồng xen mướp cao nhất với tỷ lệ bệnh là 23,0 % chỉ số bệnh là 3,44%; trồng xen với đậu tương có tỷ lệ bệnh là 19,0%, chỉ số bệnh là 2,78%, thấp nhất ở ruộng không trồng xen với tỷ lệ bệnh là 17,0% và chỉ số bệnh là 2,56%.
4.2.6. Ảnh hưởng của thời vụ đến tình hình bệnh đốm lá nhỏ hại ngô vụ xuân hè 2016 tại Đông La
Điều tra diễn biến bệnh đốm lá nhỏ ngô (Bipolaris maydis) ở các thời vụ gieo trồng khác nhau tại xã Đông La ta được bảng như sau:
Bảng 4.7. Diễn biến bệnh đốm lá nhỏ ngô (Bipolaris maydis) ở các thời vụ gieo trồng khác nhau tại xã Đông La
Giai đoạn
Vụ xuân Vụ hè thu Vụ đông
TLB (%)
CSB (%)
TLB (%)
CSB (%)
TLB (%)
CSB (%)
Cây con - - - - - -
3-4 lá 4,0 0,44 3,0 0,33 2,0 0,22
5-6 lá 13,0 2,11 11,0 1,44 9,0 1,22
7-8 lá 21,0 3,22 18,0 2,89 14,0 2,00
Xoáy nõn 24,0 3,56 20,0 3,33 19,0 3,00
Trỗ cờ, phun râu 22,0 2,67 19,0 2,11 16,0 1,78
Tung phấn, thụ tinh 20,0 2,22 17,0 1,89 13,0 1,44
Chín sữa 19,0 2,11 15,0 1,67 11,0 1,22
Chín sáp 17,0 1,89 14,0 1,56 9,0 1,00
Ghi chú: - TLB (%): Tỷ lệ bệnh (%) - CSB (%): Chỉ số bệnh (%)
Qua bảng 4.7 cho thấy: Khi trồng ngô ở các thời vụ khác nhau thì tỷ lệ bệnh đốm lá nhỏ ngô (Bipolaris maydis) phát sinh, gây hại là khác nhau. Cụ thể bệnh đốm lá nhỏ ngô phát sinh gây hại ở vụ xuân là cao nhất với tỷ lệ bệnh là 24,0% chỉ số bệnh là 3,56 %; thấp hơn là vụ hè thu có tỷ lệ bệnh là 20,0%, chỉ số bệnh là 3,33 %, vụ đông với tỷ lệ bệnh là 19,0 % và chỉ số bệnh là 3,00%.
Hình 4.7. Diễn biến bệnh đốm lá nhỏ ngô (Bipolaris maydis) ở các thời vụ gieo trồng tại xã Đông La
4.2.7. Ảnh hưởng của thời vụ đến tình hình bệnh đốm lá nhỏ hại ngô vụ xuân hè 2016 tại Đông La
Điều tra diễn biến bệnh đốm lá nhỏ ngô (Bipolaris maydis) vụ xuân hè ở các mật độ trồng khác nhau được ghi ở bảng 4.8.
Bảng 4.8: Diễn biến bệnh đốm lá nhỏ ngô (Bipolaris maydis) ở mật độ gieo trồng khác nhau vụ xuân hè 2016.
Ngày điều
tra
Giai đoạn
4.500 cây/sào 3.600 cây/sào 3.000 cây/sào TLB
(%)
CSB (%)
TLB (%)
CSB (%)
TLB (%)
CSB (%)
01/3 Cây con - - - - - -
08/3 3-4 lá 3,0 0,33 3,0 0,33 4,0 0,44
15/3 5-6 lá 10,0 0,78 8,0 1,33 7,0 1,00
22/3 7-8 lá 17,0 1,33 15,0 2,33 13,0 2,11
29/3 Xoáy nõn 23,0 3,56 20,0 3,33 18,0 2,89
05/4 Trỗ cờ, phun râu 22,0 2,67 19,0 2,33 16,0 1,78 12/4 Tung phấn, thụ tinh 21,0 2,33 17,0 1,89 14,0 1,56
19/4 Chín sữa 18,0 2,00 15,0 1,67 11,0 1,22
26/4 Chín sáp 17,0 1,89 13,0 1,44 10,0 1,11
Ghi chú: - TLB (%): Tỷ lệ bệnh (%) - CSB (%): Chỉ số bệnh (%).
Ở các mật độ trồng 4.500 cây/sào (40 x 20 cm), 3.600 cây/sào (50 x 20 cm) và mật độ 3.000 cây/sào (60 x 20 cm) ảnh hưởng tới sự phát sinh, phát triển của bệnh đốm lá nhỏ. Mật độ trồng 4.500 cây/sào bệnh đốm lá nhỏ phát sinh, phát triển mạnh và đạt cao nhất ở giai đoạn xoáy nõn với TLB là 23,0% số lá. Bệnh gây hại với tỷ lệ bệnh thấp hơn ở mật độ 3.600 cây/sào và 3.000 cây/sào.
Hình 4.8. Diễn biến bệnh đốm lá nhỏ hại ngô HN88 ở các mật độ trồng khác nhau.