Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, nuôi cấy và gây bệnh nhân tạo của nấm B. maydis

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đốm lá nhỏ (bipolaris maydis) hại ngô vụ xuân hè tại huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 56 - 63)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, nuôi cấy và gây bệnh nhân tạo của nấm B. maydis

4.3.1. Đặc điểm hình thái, sinh học của nấm B. maydis

Phân lập mẫu lá bệnh đốm lá nhỏ có triệu chứng điển hình thu được từ xã Đông La, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội trên các môi trường WA và PSA ta thu được nấm thuần. Tản nấm có màu xanh đen trên môi trường PSA, bề mặt tản nấm có đám sợi nấm màu trắng nhô lên trên.

Bệnh đốm lá nhỏ do nấm Bipolaris maydis gây ra. Bào tử phân sinh có hình thoi hơi cong, đa bào, có 6 - 9 ngăn, màu vàng nâu nhạt, kích thước bào tử dao động do phụ thuộc vào yếu tố dinh dưỡng trên các môi trường nuôi cấy.

Bảng 4.9. Kích thước trung bình bào tử nấm B. maydis trên môi trường nhân tạo Nguồn

bào tử

Kớch thước (àm)

Chiều dài Chiều rộng

Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình

PSA 125,0 105,0 114,7 21,0 15,0 18,6

PCA 120,0 100,0 109,9 20,2 14,5 17,27

PGA 121,0 102,0 112,6 20,5 14,5 17,8

Chúng tôi tiến hành đo kích thước bào tử bằng vật kính 10 với 30 bào tử cho thấy kớch thước của bào tử dao động từ 100 - 125 x 14,5 - 21 àm.

Đối với nguồn bào tử được nuôi cấy trên môi trường giàu dinh dưỡng PSA cho kớch thước bào tử lớn nhất là 125,0 x 21,0 àm (trung bỡnh 114,7 x 18,6 àm).

Nguồn bào tử được nuôi cấy trên môi trường PGA cho kích thước bào tử lớn nhất đạt 121,0 x 20,5 àm.

Nguồn bào tử được nuôi cấy trên môi trường PCA chỉ cho kích thước lớn nhất là 120,0 x 20,2 àm.

Khả năng nảy mầm của bào tử nấm ảnh hưởng đến khả năng xâm nhiễm của nấm vào cây ký chủ, bào tử nảy mầm tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 25 - 30oC và có giọt nước. Để nghiên cứu khả năng nảy mầm của bào tử nấm Bipolaris maydis đã phân lập được chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm tính khả năng nảy mầm của bào tử. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Khả năng nảy mầm của bào tử nấm Bipolaris maydis.

Thời gian theo dõi Số bào tử nảy mầm Tỷ lệ nảy mầm (%)

0,25 h 0 0

0,5 h 3,61 12,03

1,0 h 10,84 36,14

1,5 h 19,16 63,86

2,0 h 29,63 98,78

2,5 h 30,00 100,00

Bào tử của nấm Bipolaris maydis nảy mầm ở 2 đầu. Tỷ lệ nảy mầm của bào tử tăng dần theo thời gian theo dõi. Sau 0,5 h thì bào tử bắt đầu nảy mầm với 3,61 bào tử tương ứng với 12,03%. Bào tử đạt nảy mầm 100% sau 2h30.

A B

C

Hình 4.9. Bào tử và sợi nấm B. maydis

A - Bào tử, sợi nấm B. maydis. B - Đo kích thước bào tử B. maydis.

C - Bào tử B. maydis nảy mầm.

4.3.2. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của nấm B. maydis Chúng tôi tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự hình thành và phát triển của nấm gây bệnh, môi trường sử dụng là PSA, PGA, PCA, WA. Đo đường kính tản nấm và quan sát nấm trong 2, 3, 4, 5 ngày sau cấy được kết quả như sau:

Bảng 4.11. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến nấm Bipolaris maydis Môi trường Đường kính tản nấm sau khi cấy (mm)

2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày

PSA 28,2a 40,1a 54,3a 62,1a

PCA 19,5c 25,4c 32,0c 39,6c

WA 18,2d 22,6d 30,2d 35,4d

PGA 24,3b 34,3b 41,3b 49,5b

LSD5% 0,28 0,37 0,26 0,28

CV% 0,26 0,81 0,42 0,3

Các chữ cái khác nhau (a, b,c …) đứng sau các chữ số chỉ sự khác nhau ở mức tin cậy 95% theo phép thử Duncan.

Hình 4.10. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến nấm Bipolaris maydis Qua thí nghiệm trên cho thấy: đường kính nấm tăng dần theo thời gian từ sau cấy 5 ngày theo dõi. Trong các môi trường nuôi cấy khác nhau thì ảnh hưởng cũng khác nhau đến nấm gây bệnh. Sau 2, 3, 4, 5 ngày theo dõi thì môi trường PSA nấm phát triển tốt nhất với đường kính 62,1 mm, tiếp theo là trên môi trường PGA là 49,5. Màu sắc tản nấm trên các môi trường khác nhau cũng khác nhau, trên WA nấm chủ yếu phát triển sợi nấm thưa có màu nâu đen, môi trường PCA, PSA, PGA tản nấm màu xanh đen. Sự khác biệt giữa các môi trường trên thể hiện mật độ bào tử nấm ở các môi trường khác nhau là khác nhau, ở môi trường giàu dinh dưỡng như PSA, PGA, PCA thì mật độ bào tử là cao nhất và tản nấm trên môi trường này có màu đậm và mật độ bào tử thấp nhất ở môi trường WA.

A B C D

Hình 4.11. Tản nấm trên 4 môi trường

A: Môi trường PSA. C: Môi trường PCA B: Môi trường PGA D: Môi trường WA

4.3.3. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát trình của nấm B. maydis ở các mức nhiệt độ khác nhau

Chúng tôi tiến hành thí nghiệm so sánh sự phát sinh, phát triển của nấm ở các mức nhiệt độ khác nhau (10, 20, 30, 40°C) sau 3, 5, 7 ngày. Quan sát và đo đường kính tản nấm (mm), số liệu được trình bày ở bảng 4.12.

Bảng 4.12. Ảnh hưởng của nhiệt độ khác nhau đến sự phát sinh, phát triển của nấm Bipolaris maydis

Ngày Đường kính tản nấm sau khi cấy (mm)

3 ngày 5 ngày 7 ngày

10°C - 6,3c 8,3c

20°C 22,67a 27,3b 37b

30°C 32,0b 58,3a 77,3a

40°C 0 0 0

LSD5% 0,12 0,19 0,11

CV% 0,42 0,77 0,12

Các chữ cái khác nhau (a, b,c …) đứng sau các chữ số chỉ sự khác nhau ở mức tin cậy 95% theo phép thử Duncan.

Hình 4.12. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát sinh, phát triển của nấm Bipolaris maydis

Qua kết quả thí nghiệm cho thấy: Ở các mức nhiệt độ khác nhau thì nấm sinh phát sinh, phát triển là khác nhau. Nấm phát triển thuận lợi nhất ở nhiệt độ 30°C với đường kính tản nấm 77,3 mm. Ở mức nhiệt độ 10°C, nấm mọc chậm. Ở nhiệt độ 40°C nấm không mọc.

Hình 4.13. Tản nấm ở các mức nhiệt độ khác nhau trên môi trường PSA 4.3.4. Ảnh hưởng của pH đến sự phát sinh, phát triển của nấm B. maydis trên môi trường PSA

Chúng tôi tiến hành thí nghiệm so sánh sự phát sinh, phát triển của nấm ở các mức pH 5, 6, 7, 8, Quan sát và đo đường kính tản nấm (mm) trên các mức pH khác nhau sau 5 ngày theo dõi ta được bảng số liệu sau:

Bảng 4.13 Ảnh hưởng của pH khác nhau đến sự phát sinh, phát triển của nấm Bipolaris maydis trên môi trường PSA

PH Đường kính tản nấm sau cấy (mm)

2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày

5 10,3c 21,3d 27,2d 30,1d

6 18,1b 28,4b 39,0b 46,2b

7 20,2a 33,2a 43,1a 51,3a

8 16,1c 25,3c 33,4c 41,1c

LSD5% 0,23 0,24 0,19 0,21

CV% 1,0 0,1 0,09 0,54

Các chữ cái khác nhau (a, b,c …) đứng sau các chữ số chỉ sự khác nhau ở mức tin cậy 95% theo phép thử Duncan.

Qua kết quả thí nghiệm chúng tôi thấy: ở các mức pH khác nhau thì nấm sinh phát sinh, phát triển là khác nhau. Đường kính tản nấm tăng dần cho đến 5 ngày theo dõi. Nấm phát triển thuận lợi nhất ở pH 7 với đường kính tản nấm 51,3 mm, tiếp theo là ở mức pH 6 là 46,2 mm và nấm sinh phát triển chậm ở pH 8 với đường kính tản nấm tương ứng là 41,1 mm và thấp nhất pH 5 với đường kính tản nấm tương ứng là 30,1 mm, sau 5 ngày nuôi cấy.

Như vậy nấm B. maydis phát triển thuận lợi ở mức pH6 - 7, thuận lợi nhất là ở mức pH 6,5 - 7.

Hình 4.14. Ảnh hưởng của pH đến sự phát sinh, phát triển của nấm B. maydis trên môi trường PSA

4.3.5. Nghiên cứu khả năng gây bệnh của nấm B. maydis trên ngô trong nhà lưới Chúng tôi tiến hành thí nghiệm lây bệnh với các phương pháp lây khác nhau trên giống ngô HN88. Theo dõi thí nghiệm ở 5, 10, 15, 20 ngày sau lây và thu được kết quả như sau:

Bảng 4.14. Khả năng gây bệnh của nấm B. maydis trên giống HN88 ở các phương pháp lây khác nhau

ST T

Công thức

Số lá lây

Số lá phát bệnh sau lây Tỷ lệ phát bệnh sau lây (%) 5

ngày 10 ngày

15 ngày

20 ngày

5 ngày

10 ngày

15 ngày

20 ngày 1

Lây bằng bào tử

30 2,33 8,00 12,00 17,33 7,78 26,67 40,00 57,78

2 Lây bằng sợi nấm

30 5,67 13,33 20,67 25,67 18,89 44,44 68,89 85,56

3 Lây bằng lá nhiễm bệnh

30 6,33 14,33 21,33 26,67 21,11 47,78 71,11 88,89

Khả năng nhiễm bệnh phụ thuộc vào phương pháp lây bệnh. Qua bảng 4.14 cho thấy, phương pháp lây bệnh bằng lá nhiễm bệnh và bằng sợi nấm cho tỷ lệ phát bệnh nhanh và cao nhất. Cụ thể:

Lây bệnh bằng nguồn bệnh từ lá cây nhiễm bệnh sau 5 ngày lây, tỷ lệ phát bệnh đạt 21,11%. Sau 20 ngày lây, tỷ lệ phát bệnh đạt 88,89%.

Lây bệnh bằng sợi nấm sau 5 ngày lây, tỷ lệ phát bệnh đạt 18,89%. Sau 20 ngày lây, tỷ lệ phát bệnh đạt 85,56%.

Lây bệnh bằng bào tử sau 5 ngày lây, tỷ lệ phát bệnh đạt 7,78%. Sau 20 ngày lây, tỷ lệ phát bệnh đạt 57,78%.

4.3.6. Khả năng kháng nhiễm bệnh của một số giống ngô trồng trong nhà lưới Bảng 4.15. Khả năng nhiễm bệnh đốm lá nhỏ (B. maydis)

trên các giống ngô khác nhau

Giống Số lá lây

Số lá nhiễm bệnh Tỷ lệ

nhiễm (%)

Mức độ nhiễm Cấp1 Cấp 3 Cấp 5 Cấp 7 Cấp 9

HN88 30 20 3 - - - 76,67 5

LVN4 30 18 2 - - - 66,67 4

LVN5885 30 - - - - - - 0

LVN255 30 2 - - - - 6,67 1

Ghi chú: Điểm 0 - 5: Không nhiễm - Nhiễm nặng nhất

Từ bảng 4.15 cho thấy sau khi lây bệnh: Giống HN88 có tỷ lệ nhiễm đạt 76,67 %, mức độ nhiễm điểm 5. Giống LVN4 có tỷ lệ nhiễm đạt 66,67 %, mức độ nhiễm điểm 4. Giống LVN5885 không biểu hiện triệu chứng bệnh đốm lá nhỏ ngô sau lây bệnh. Giống LVN255 xuất hiện triệu chứngbệnh đốm lá nhỏ ngô với tỷ lệ nhiễm bệnh đạt 6,67 %, mức độ nhiễm điểm 1.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đốm lá nhỏ (bipolaris maydis) hại ngô vụ xuân hè tại huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)